Soạn bài thơ Việt Bắc lớp 12
(Soạn văn lớp 12) – Em hãy của nhà thơ Tố Hữu. (Bài soạn văn của học sinh Nguyễn Thị Hoa lớp 12). Đề bài: Soạn bài thơ Việt Bắc phần Tác giả HƯỚNG DẪN ĐỌC BÀI Câu 1. Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu : – Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai ...
(Soạn văn lớp 12) – Em hãy của nhà thơ Tố Hữu. (Bài soạn văn của học sinh Nguyễn Thị Hoa lớp 12).
Đề bài: Soạn bài thơ Việt Bắc phần Tác giả
HƯỚNG DẪN ĐỌC BÀI
Câu 1.
Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu :
– Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kinh Thành, quê ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
– Ông thân sinh Tố Hữu là một nhà nho nghèo, bà mẹ nhà thơ cũng là con một nhà nho,cả hai người đã truyền cho con tình yêu tha thiết với văn học dân gian.
– Năm 12 tuổi, Tố Hữu mồ côi mẹ, một năm sau lại xa gia đình vào học Trường Quốc học Huế.
– Bước vao tuổi thanh niên, Tố Hữu tham gia phong trào đấu tranh cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế.
– Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương.
Cuối tháng 4/1939, Tố HỮu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao thừa thiên, rồi lần lượt bị giam trong nhiều nhà tù ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
– Tháng 3/1942, Tố Hữu vượt ngục Đắc Lay (Kon Tum), tiếp tục hoạt động Cách mạng.
– Trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, Tố Hữu là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở Huế.
– Đến năm 1986 Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
– Năm 1996, ông được tặng GIải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Câu 2.
Những chặng đường thơ của Tố Hữu gắn liền với cuộc cách mạng Việt Nam :
– Đầu tiên là tập thơ Từ ấy (1937 – 1946), đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng. Tập thơ gồm 3 phần :
+ Máu lửa được sáng tác trong thời kì mặt trận Dân chủ, là tâm sự của người thanh niên đang băn khoăng đi kiếm lẽ yêu đời.
+ Xiêng Xích gồm những bài sáng tác trong các nhà lao lớn ở Trung bộ và Tây Nguyên. Đó là tâm tư của một người trẻ tuổi thiết tha yêu đời và khát khao tự do, là ý chí kiên cường của người chiến sĩ quyết tâm tiếp tục cuộc chiến đấu ngay trong nhà tù.
+ Giải phóng gồm những bài sáng tác từ khi Tố Hữu vượt ngục đến những ngỳ đầu giải phóng vĩ đại của toàn dân tộc. Nhà thơ nồng nhiệt ca ngợi thắng lợi của các mạng, nền độc lập, tự do Tổ quốc, khẳng định niềm tin tưởng vững chắc của nhân dân vào chế độ mới.
– Tập thơ thứ hai là tập Việt Bắc (1946 – 1954) là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến.
– Gió lộng (1955 – 1961) được Tố Hữu sáng tác trong giai đoạn cách mạng mới. Lúc này, đất nước bị chia cắt, Tố Hữu thể hiện tình cảm thiết tha sâu nặng với miền Nam ruột thịt.
– Hai tập thơ Ra trận (1962 – 1971), Máu và hoa (1972 – 1977) âm vang khi thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui toàn thắng.
– Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999) là hai tập thơ đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu. Tố Hữu tìm đến những chiêm nghiệp mang tính phổ quát về cuộc đời và con người.
Câu 3.
Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị vì :
– Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
– Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ, cái tôi nhân dang Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc.
– Nếu ở tập thơ Từ ấy Tố Hữu khẳng định lí tưởng dẹp nhất của mỗi người lúc đó là dũng cảm dấn thân vào con đường cách mạng giải phóng dân tộc thì từ tập Việt Bắc trở đi, nhà thơ nhấn mạnh mục đích cao cả của đời người là phấn đấu vì cuộc sống tươi đẹp của dân tộc.
– Thơ Tố Hữu mang tính chất tiêu bieur, phổ biến của con người cách mạng : đó là tình yêu lí tưởng, tình quân dân, tình cảm quốc tế vô sản, tình cảm kính yêu lãnh tụ.
Mỗi chặng đường thơ của Tố Hữu đều gắn liền với chặng đường của cách mạng Việt Nam. Trong thơ ông thể hiện niềm tin tưởng vào cách mạng và tình yêu quê hương, con người, đất nước.
Câu 4.
Tính dân tộc trong hình nghệ thuật thơ Tố Hữu được biểu hiện ở những điểm cơ bản :
– Về thể thơ, Tố Hữu có tiếp thu những tinh hoa của phong trào Thơ mới, của thơ ca thế giới cổ điển và hiện đại, nhưng ông đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc.
+ Những thể hơ lục bát : Khi con tu hú, Việt Bắc, Bầm ơi, Kính gửi cụ Nguyễn Du… mang sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển, dạt dào những aamhuowngr nghĩa tình của hồn thơ dân tộc.
+ Thơ thất ngôn : quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi !, Theo chân Bác… trang trọng nhưng không khuôn sáo, trái lại, hơi thơ rất liền mạch, tự nhiên, diễn tả được hiện thực đa dạng và nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau.
– Về ngôn ngữ, Tố Hữu không chú ý sáng tạo những nhóm từ mới, cách diễn đạt mới mà ông thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Nhà thơ sử dụng rất tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần thơ.