11/05/2018, 14:30

Soạn bài Chiều Xuân của Anh Thơ

(Soạn văn lớp 11) – Anh (Chị) hãy . (Bài soạn văn của học sinh giỏi lớp 11 bạn Nguyễn Thị Liên). Đề bài: Soạn bài Chiều xuân của Anh Thơ BÀI SOẠN TIỂU DẪN – Anh Thơ (1921 – 2005) tên khai sinh là Vương Kiểu Ân, sinh tại Hải Dương. – Xuất ...

(Soạn văn lớp 11) – Anh (Chị) hãy . (Bài soạn văn của học sinh giỏi lớp 11 bạn Nguyễn Thị Liên).

Đề bài: Soạn bài Chiều xuân của Anh Thơ

BÀI SOẠN

TIỂU DẪN

– Anh Thơ (1921 – 2005) tên khai sinh là Vương Kiểu Ân, sinh tại Hải Dương.

– Xuất thân trong gia đình công chức nhỏ.

– Anh Thơ đã tìm đến thơ ca như một con đường giải thoát khỏi cuộc đời tù túng, buồn tẻ và tự khẳng định giá trị người phụ nữ trong xã hội đương thời.

– Từ năm 1937, Anh Thơ đã có thơ đăng báo Đông phương, Tiểu thuyết thứ năm, Ngay nay, Phụ nữ.

– Nhà thơ được được tặng giải Khuyến khích của Tự lực văn đoàn năm 1939.

– Anh Thơ tham gia kháng chiến chống Pháp, từng là ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

– Anh Thơ có sở trường viết về cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp điệu sống nơi đồng quê miền Bắc nước ta.

 – Anh Thơ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2007).

– Tác phẩm chính: Bức tranh quê, Kể chuyện Vũ Lăng, Từ bến sông Thương, Tuyển tập Anh Thơ.

– Bài Chiều xuân được rút từ Bức tranh quê, tập thơ đầu tay của Anh Thơ.

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

Câu 1.

Bức tranh “Chiều xuân” qua ngòi bút của Anh Thơ:

Một buổi chiều xuân rất êm đềm và tĩnh lặng với cơn mưa bụi nhẹ nhàng trên bến vắng. Con đò được tác giả truyền hồn vào với trạng thái lười nằm mặc nước sông trôi. Hình ảnh con đò gợi lên một sự yên bình đến lạ. Trên bờ, quán tranh vắng vẻ bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. Chút rung động của không gian đủ làm cho tâm hồn người thi sĩ rung cảm.

– Cảnh vật bắt đầu thay đổi sắc thái với đê cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen, bướm rập rờn, trâu bò thong thả cúi ăn mưa. Những hoạt động của cảnh vật thiên nhiên đã tạo nên một bức tranh thật sinh động, dù hoạt động ấy diễn ra trong sự nhẹ nhàng, vắng lặng.

– Thêm vào đó là cánh đồng lúa xanh rờn và ướt lặng, lũ cò con, cô nàng yếm thắm, ruộng sắp ra hoa. Hình ảnh của con người xuất hiện ở cuối bài thơ như truyền thêm phần hồn cho tác phẩm. Thơ có cảnh nhưng chưa có hoa. Hoa sắp nở, giống như cô gái yếm đỏ kia sắp bước vào độ tuổi xuân phơi phới.

Tất cả những hình ảnh trên cho thấy mùa xuân rất đặc trưng nơi đồng quê miền Bắc. Tuy nhiên, do cảnh vật được miêu tả vào thời điểm buổi chiều nên có chút gợi buồn và vắng lặng.

soan-bai-chieu-xuan-cua-anh-thosoan-bai-chieu-xuan-cua-anh-tho

Câu 2.

Không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ:

Rất êm đềm, thanh bình và có phần vắng vẻ.

– Tác giả đã miêu tả chi tiết cảnh vật thiên nhiên trong buổi chiều xuân rất tỉ mỉ, chi tiết. Từ nhành cây, ngọn cỏ, hơi sương cho đến cánh đồng xa xa đều được Anh Thơ quan sát rất kỹ lưỡng. Điều đó chứng tỏ, nhà thơ đang thả hồn mình một cách trọn vẹn vào chiều xuân.

– Những từ ngữ nhân hóa, ẩn dụ khi miêu tả về cảnh vật thiên nhiên: mưa bụi êm êm, đò biếng lười, bến vắng, hoa tím rụng tơi bời… Tất cả những cảnh vật ấy đã mang trạng thái của con người, gợi lên sự vận động của con người cũng rất nhẹ nhàng và yên ả.

– Cuối bài thơ, hình ảnh con người mới xuất hiện qua một cô nàng áo yếm thắm. Cô ấy đang cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa. Hình ảnh rất đẹp và rất thực tế. Vừa nói lên cảnh vật thiên nhiên đang chuẩn bị chào xuân, vừa mang ý nghĩa về tuổi xuân của cô gái.

Câu 3.

Những từ láy trong bài thơ:

– Êm êm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc

Nét đặc sắc của những từ láy trên:

– Những từ láy được sử dụng liên tục, làm cho nhịp điệu bài thơ vừa nhẹ nhàng, chậm rãi và thong thả.

­– Việc sử dụng nhiều từ láy đã gợi lên một bức tranh đồng quê miền Bắc rất êm đềm, thanh bình và yên ả.

– Tuy nhiên, bức tranh ấy cũng mang chút buồn thương, vương vấn của tâm hồn nhà thơ.

0