Soạn bài Lẽ Ghét Thương lớp 11
(Soạn văn lớp 11) – Em hãy – Trích Truyện Lục Vân Tiên (Bài làm của học sinh Nguyễn Thị Minh Hoa) Đề bài : Soạn bài Lẽ ghét thương BÀI LÀM : I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Vài nét về tác giả và truyện Lục Vân Tiên * Tác ...
(Soạn văn lớp 11) – Em hãy – Trích Truyện Lục Vân Tiên (Bài làm của học sinh Nguyễn Thị Minh Hoa)
Đề bài: Soạn bài Lẽ ghét thương
BÀI LÀM:
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Vài nét về tác giả và truyện Lục Vân Tiên
* Tác gả (1822 – 1888): nhà thơ mù xứ Đồng Nai đã vượt qua những bất hạnh riêng để trở thành nhà giáo, thầy thuốc, nhà thơ kính yêu
trong lòng nhân dân Miền Nam. Ông là ngọn cờ đầu của văn học yêu nước Việt Nam thế kỉ XIX, là tấm gương yêu nước, thương dân, dùng ngòi bút để đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Ông như vì sao có ánh sáng khác thường, càng nhìn lâu càng thấy sáng (Phạm Văn Đồng).
* Giới thiệu vài nét về truyện thơ Nôm “Lục Vân Tiên”
+ Sáng tác khi Nguyễn Đình Chiểu bị mù cả hai mắt, về bốc thuốc chữa bệnh cho dân ở Gia Định.
+ Cốt truyện xoay quanh cuộc xung đột giữa cái thiện – cái ác.
+ Đề cao tinh thần nhân nghĩa truyền thống, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả và nhân dân về một xã hội tốt đẹp mà quan hệ con người với con người đều đằm thắm một tình cảm yêu thương nhân ái.
+ Tác phẩm thuộc loại truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian, được nhân dân Nam Bộ đón nhận nồng nhiệt và lưu truyền rộng rãi.
+ Ông Quán chỉ là nhân vật phụ. Nhưng đó là biểu tượng cho yêu, ghét phân minh trong sáng của quần chúng. Đoạn trích này là lời của ông Quán nói với bốn chàng Nho sinh Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm khi họ cùng uống rượu và làm thơ trong quán của ông trước khi vào trường thi.
+ Thuộc loại truyện Nôm bác học, nhưng mang nhiều tính chất dân gian. Tác phẩm ban đầu được các học trò của Nguyễn Đình Chiểu ghi chép và truyền đọc, sau đó lan rộng ra xã hội, biến thành một truyện kể, lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng, qua những hình thức sinh hoạt dân gian phổ biến ở Nam Kì như: kể thơ, nói thơ, hát thơ Vân Tiên.Truyện thơ Lục Vân Tiên lưu truyền rộng rãi trong nhân dân đến nỗi ở Nam Kì Lục tỉnh, không một người chài lưới hay lái đò nào không ngâm nga vài ba câu trong khi đưa đẩy mái chèo. Truyện thể hiện những quan niệm đạo đức truyền thống và khát vọng của nhân dân về lẽ công bằng trong khuôn khổ xã hội PK. Nhân vật chủ yếu được khắc họa qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ. Ngôn ngữ thơ bình dị, nôm na, mang tính dân dã đời thường. Đậm đà sắc thái Nam Bộ. Lần đầu tiên trong văn học dân tộc, người dân Niềm Nam thấy mình trong một tác phẩm văn chương, từ cuộc sống, lời ăn tiếng nói, đền tính tình, sở nguyện …-> Lí do chủ yếu để tác phẩm được phổ biến rộng rãi và có sức sống lâu bền trong lòng người.
2. Văn bản:
* Thể loại và bố cục:
– Thể loại: truyện thơ Nôm; thể thơ: lục bát, kết hợp kể chuyện và bộc lộ cảm xúc, tình cảm qua hành động lời nói của nhân vật.
– Đoạn trích chia làm hai phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “… lằng nhằng dối dân” Nội dung ghét vua chúa bạo ngược, vô đạo.
+ Phần 2: Còn lại: Thương những bậc hiền tài chịu số phận lận đận, chí lớn không thành, không được đời trọng dụng.
– Đoạn trích thể hiện rõ thái độ ghét thương của ông Quán. Đây cũng là quan điểm thái độ của nhân dân đối với vua chúa bạo ngược vô đạo, với những người hiền tài chịu số phận rủi ro.
II. ĐỌC – HIỂU
1. Nội dung ghét vua chúa bạo ngược, vô đạo
– Ông Quán có dáng dấp nhà nho ở ẩn, làu thông kinh sử, trải mọi việc đời nhưng tính tình lại bộc trực, yêu ghét phân minh rõ ràng. Như ông Tiều, ông Ngư sau này, ông Quán chỉ thích giúp người bất hạnh, ghét kẻ tiểu nhân.
– Ông Quán tiêu biểu cho trí tụê, tư tưởng và tình cảm của nhân dân miễn Nam và của chính nhà thơ. Ông Quán là một trong những hoá thân của cụ Đồ Chiểu. Câu "Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương" nói quan hệ giữa thương và ghét. Thương là gốc. Chình vì thương mà ghét.
– Ghét những việc tầm phào, vu vơ . Tuy là vu vơ- nhưng mức độ ghét: “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm”-> ghét đến mức khắc cốt ghi tâm. Đây là cái cớ để ông trình bày cụ thể hơn về lẽ ghét thương.Việc tầm phào là việc chẳng đâu vào đâu, chẳng có nghĩa lí gì, chẳng đáng nói. Ông Quán muốn chỉ cái việc đố kị nhỏ nhen của Bùi Kiệm, Trịnh Hâm khi thấy thơ của Vân Tiên và Tử Trực làm nhanh và hay lại ngờ rằng viết tùng cổ thi! Nhưng mơí chỉ việc tầm phào nhỏ nhặt ấy thì làm sao đến mức ông phải ghét tới mức ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm? Thì ra, đó chỉ là cái cớ để ông Quán trình bày quan niệm của mình về lẽ ghét thương.
+ Ghét các triều đại phong kiến: “Ghét đời Kiệt Trụ….” vua chúa ăn chơi hưởng lạc, đắm say tửu sắc, tàn bạo bất nhân, chính sự suy tàn….không nghĩ đến dân, đến nước.
( chú ý điệp từ “ghét đời” được kể ra liên tiếp -> ghét triều đại, ghét chế độ xã hội chứ không phải chỉ ghét những tên vua chúa- bạo chúa cụ thể)
Vua Kiệt là vua cuối cùng của thời nhà Hạ, hoang phí của cải, chơi bời trác táng, Sử sách Trung Quốc có chép lại: “Xây núi thịt, rừng thịt khô, đào ao đựng rượu, đi thuyền trong ao rượu, đào hầm làm Trường dạ cung (cung đêm dài) để nam nữ tạp giao trong đó”. Vua Kiệt còn cho lập đội nữ nhạc công gồm ba vạn người, âm nhạc vang xa ba cánh đồng. “ Vua Trụ cuối nhà Thương lấy thịt người nuôi thú dữ, moi tim trung thần Hỉ Can để xem bảy khiếu. Trụ cũng đào ao chứa rượu, treo thịt làm chén. Còn U Vương thời nhà Chu say mê Bao Tự. Bao Tự vốn là một cô gái bị bỏ rơi, người ta nhặt được, nuôi lớn rồi gả cho U Vương. Từ khi được lập làm chính cung thay Khương Hậu bị phế, Bao Tự vẫn u sầu, chẳng cười bao giờ. Thấy Bao Tự nói rằng tiếng xé lụa sàn sạt nghe cũng vui tai, U Vương bèn truyền cho quan coi kho mỗi ngày phải lấy một trăm tấm lụa rồi sai các cung nữ có sức khoẻ xé lụa để Bao Tự nghe. Tuy vậy, Bao Tự vẫn không cười. U Vương bèn cho đốt đài phong hoả, thúc trống lớn như để báo hiệu kinh đô bị uy hiếp. Các nước chư hầu thấy lửa cháy rực trời, tiếng trống ầm ầm như sấm, vội mang binh mã đến cứu. Đến nơi thì chỉ thấy U Vương cùng Bao Tự ngồi trên đài cao yến ẩm tưng bừng. Nhìn cảnh quân tướng các nơi tất tả kéo đến rồi lại chưng hửng rút về, Bao Tự vỗ tay cười thích thú. Tề Hoàn Công đã nếm hết các thứ sơn hào hải vị, ăn gì cũng không còn biết ngon, cuối cùng muốn ăn thịt trẻ con hấp, đầu bếp của vua là Dịch Nha bèn giết con nhỏ của mình đem hấp cho vua ăn.
– Đời sống của người dân dưới các triều đại phong kiến bạo tàn vô cùng khốn khổ: sa hầm sẩy hang, nhọc nhằn, bị lừa dối….
Tất cả các dẫn chứng đều được rút ra trong lịch sử cổ – trung đại trung Quốc. Điều này nói lên thói quen của các nhà nho hay lấy tấm gương Trung Quốc để liên hệ, so sánh trên nhiều phương diện. : Ông Quán (người bán hàng). Ngay cái tên cũng mang lập trường của nhân dân. Người ấy không là ai nhưng lại là tất cả. Người phát ngôn cho đạo lí, hành động của nhân dân, cũng như anh hề trong các vở chèo (sân khấu dân gian).
-> Quan niệm ghét của ông Quán rất cụ thể, rõ ràng. Ông ghét tất cả những kẻ nào xâm hại đến nhân dân.
– Nghệ thuật:
+ Đoạn thơ sử dụng nhiều điển cố trong sử sách Trung Quốc, nhưng dễ hiểu, thể hiện rõ bản chất của các triều đại. Đó là cơ sơ của lẽ ghét sâu sắc, ghét mãnh liệt đến độ tận cùng của cảm xúc.
+ Từ ngữ giàu cảm xúc: “ghét cay ghét đắng”, “Sa sầm sẩy hang”, “lằng nhằng dối dân”…
+ Điệp ngữ dồn dập: cụm từ “ghét đời” được lặp lại 8 lần ở 10 câu liền nhau
+ Tiểu đối: hình thức đối trong câu: vì chưng hay ghét/cũng là hay thương; sa sầm/sảy hang; sớm đầu/tối đánh.
+ Khẩu ngữ: tầm phào, lằng nhằng
-> Các tiểu đối làm cho câu thơ nhịp nhàng cân đối, mang vẻ đẹp cổ điển kết hợp với các điệp ngữ và những từ ngữ giàu cảm xúc, các khẩu ngữ thích hợp cho việc thể hiện thái độ ghét thương dứt khoát, mãnh liệt của tác giả.
2. Quan niệm thương của ông Quán
– Ông Quán thương:
+ Đức Thánh nhân (Khổng Tử): Khổng Tử nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc cổ xưa, đã bôn ba khắp chốn, luôn hi vọng có dịp thực hiện hoài bão cứu đời, nhưng đến đâu cũng không được tin dùng, mấy lần còn suýt bị hãm hại. Mãi đến đời nhà Hán, với sự đề xướng của Đổng Trọng Thư, học thuyết của Khổng Tử mới trở thành tư tưởng thống trị trong xã hội Trung Quốc suốt hàng nghìn năm.
+ Thầy Nhan Tử (học trò của Khổng Tử mất sớm)
+ Gia Cát Lượng (Gia Cát Lượng có tài kinh bang tế thế, túc trí đa mưu, hết lòng tận tuỵ nhưng vận hạn của nhà Hán đã hết rút cuộc sự nghiệp không thành.)
+ Đổng Tử (Đổng Trọng Thư) (Ông là người từng có công lớn trong việc xây dựng một vương triều thống nhất thời Hán Vũ Đế nhưng sau vì một lời khuyên trái tai bị nhà vua bắt giam, suýt chết, rồi bị cách hết chức vị phải về quê.)
+ Người Nguyên Lượng (Đào Tiềm – Đào Uyên Minh). (Đào Tiềm là người tưởng có thể thông qua con đường làm quan để thực hiện hoài bão “cứu giúp dân đen”, nhưng lại thấy không thể thoả hiệp với một vương triều thối nát, nên ở giữa tuổi tráng niên cũng đành từ bỏ công danh về nhà, tự cày lấy ruộng mà ăn.)
+ Hàn Dũ (Hàn Dũ, chỉ vì dám dâng biểu can vua vì quá sùng tín đạo Phật “dễ làm mê hoặc dân chúng” mà bị giáng chức và bị đày đi xa.)
+ Thầy Liêm Lạc. Chỉ thầy Chu Đôn Di và 2 học trò Trình Hạo, Trình Di, họ đều là các bậc đại Nho, yêu dân, yêu đạo, nhưng vì coi thường chữ lợi mà bị phái “Tân đảng” của Vương An Thạch xua đuổi khỏi triều đình.
– Họ đều là những bậc hiền tài nhưng phải chịu số phận lận đận, sinh ra không gặp thời nên không thực hiện được ước nguyện giúp dân, giúp đời.
– Như vậy, tình thương của ông Quán suy cho cùng là thương dân, thương đời. Cảnh ngộ của tác giả khi viết truyện “Lục Vân Tiên” ít nhiều cũng có nét giống những nhân vật lịch sử mà ông Quán đã dẫn trong đoạn trích. Là một nho sĩ, Nguyễn Đình Chiểu cũng từng mơ ước lập thân để “trả nợ nước non”, nhưng ngay từ thủa mới bước chân vào đời đã gặp bao nỗi bất hạnh cực kì đau đớn. Phải chăng trong niềm thương những người hiền tài kia cũng có một phần tác giả tự thương mình.
– Nghệ thuật
+ Từ ngữ giàu cảm xúc: phui pha, ngùi ngùi, chẳng may…
+ Điệp ngữ dồn dập: cụm từ “thương ông”, “thương thầy” lặp lại 9 lần ở 14 câu
+ Tiểu đối: chí thời có chí/ngôi thời không ngôi; sớm dâng lời biểu/tối đày đi xa…à Đoạn văn trở nên giàu sức truyền cảm
-> Cơ sở của lẽ ghét thương ấy chính là lòng yêu nước thương dân vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của thầy Đồ Chiểu. Là một nhà nho chân chính, thầy Đồ Chiểu đã đứng về phía nhân dân để lên án bọn cường quyền bạo ngược, để cảm thông, chia sẻ và thương xót thực sự với những nho sĩ có tài gặp những rủi ro không được đời trọng dụng. Rõ ràng thầy Đồ Chiểu đứng về phía nhân dân, đứng về phía đạo lí và chính nghĩa. Thầy Đồ Chiểu thực sự dùng thơ văn của mình là vũ khí chiến đấu cho đạo lí, bảo vệ chính nghĩa
– Hai câu:
“Xem qua kinh sử mấy lần
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”
Thể hiện quan điểm của thầy Đồ Chiểu. Kinh sử là sách kinh điển ở Trung Quốc. Nói có sách, mách có chứng đấy chứ có phải vu vơ đâu. Vì thế ghét và thương đều đúng đối tượng, ghét ai và thương ai? Nhà thơ đứng về phía nào để bộc lộ thái độ ghét thương thật quá rõ ràng. Thầy Đồ Chiểu đã dùng ngòi bút của mình để bảo vệ chính nghĩa và chiến đấu vì chính nghĩa. Những vua, chúa bạo ngược, vô đạo đọc đoạn thơ này không khỏi giật mình. Những bậc hiền tài tìm thấy sự đồng cảm có lẽ cũng rưng rưng.
– Nguyễn Đình Chiểu đứng hẳn về phía nhân dân bị áp bức mà lên án bọn vua chúa bạo ngược, bất nhân. Thương xót cho nhân dân phải chịu cảnh lầm than, khổ cực và số phận long đong của những nho sĩ hiền tài không gặp vận gặp thời. Tư tưởng lấy dân làm gốc thấm nhuần trong các điều thương, ghét.
– Tâm sự của Nguyễn Đình Chiểu:
+ Thương bậc hiền tài có phần thương mình.
+ Mượn tư liệu từ sử sách xa xưa để ít nhiều nói về tình hình xã hội Việt Nam dưới chế độ nhà Nguyễn: áp bức bóc lột nhân dân, đẩy nhân dân vào cuộc sống đói khổ cùng cực.