Soạn bài Luyện nói : Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm SBT Ngữ Văn 8 tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 74 SBT Ngữ Văn 8 tập 1. Hãy đóng vai bà mẹ để kể lại câu chuyện trong đoạn văn trên cho cả lớp nghe (khi kể có thể kết hợp với các động tác, cử chỉ, nét mặt,... để miêu tả và thể hiện tình cảm). ...
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 74 SBT Ngữ Văn 8 tập 1. Hãy đóng vai bà mẹ để kể lại câu chuyện trong đoạn văn trên cho cả lớp nghe (khi kể có thể kết hợp với các động tác, cử chỉ, nét mặt,... để miêu tả và thể hiện tình cảm).
1. Lấy ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở một vài tác phẩm hay trích đoạn văn tự sự đã học.
2. Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cỗi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, lảm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi ắp đùi mẹ tôi, đầu nga vào cánh tay mẹ tôi tói thấy những cảm giác ấm áp đã bao lầu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đỏ thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lỏng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.
(Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)
Câu hỏi :
a) Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Người kể ở đây là ai ?
b) Yếu tố biểu cảm và miêu tả được thể hiện trong đoạn văn ở những chỗ nào ?
Trả lời:
a) Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể ở đây là đứa con tên là Hồng. Tất cả lời kể, sự quan sát (điểm nhìn), những cảm nghĩ đều theo con mắt của chú bé.
b) Yếu tố miêu tả được thể hiện trong đoạn văn ở những chỗ chú bé quan sát người mẹ "mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá... Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.".
Yếu tố biểu cảm được thể hiện ở những chỗ tác giả phát biểu suy nghĩ, cảm tưởng khi ngồi bên mẹ, chẳng hạn "tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng."
3. Hãy đóng vai bà mẹ để kể lại câu chuyện trong đoạn văn trên cho cả lớp nghe (khi kể có thể kết hợp với các động tác, cử chỉ, nét mặt,... để miêu tả và thể hiện tình cảm).
Trả lời:
Nếu đóng vai bà mẹ để kể lại câu chuyện thì vẫn là kể theo ngôi thứ nhất, nhưng cách xưng hô, lời văn và sự quan sát phải thay đổi cho phù hợp (không còn là sự quan sát, suy nghĩ và cảm xúc của đứa con nữa). Chẳng hạn câu đầu phải thay đổi như sau : "Tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho đứa con bé bỏng của tồi rồi xốc nách kéo nó lên xe...".
4. Nếu được chứng kiến cảnh hai mẹ con gặp nhau trong đoạn văn trên thì em sẽ kể lại câu chuyện ấy cho cả lớp nghe như thế nào ?
Trả lời:
Nếu đóng vai người chứng kiến cuộc gặp gỡ của hai mẹ con trong đoạn văn trên thì có thể kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Nếu theo ngôi thứ nhất người kể vẫn xưng "tôi", nhưng người mẹ và đứa con trở thành đối tượng miêu tả. Chẳng hạn câu đầu sẽ là : "Tôi thấy người mẹ lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho đứa con bé bỏng của bà rồi xốc nách kéo nó lên xe...". Nếu là ngôi thứ ba thì người kể không xuất hiện, người mẹ và đứa con vẫn là đối tượng miêu tả. Chẳng hạn câu đầu sẽ là : "Người mẹ lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho đứa con bé bỏng, rồi xốc nách kéo nó lên xe...".
Sachbaitap.com