Soạn bài Bố của Xi-mông (trích) SBT Ngữ Văn 9 tập 2
Giải câu 1, 2, 3 trang 89, 90 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. Đoạn trích Bố của Xi-mông gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử trước nỗi đau hoặc lầm lỡ của người khác ? ...
Giải câu 1, 2, 3 trang 89, 90 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. Đoạn trích Bố của Xi-mông gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử trước nỗi đau hoặc lầm lỡ của người khác ?
1. Căn cứ vào những dẫn chứng cụ thể, hãy phát biểu nhận xét của mình về các nhân vật trong văn bản Bố của Xi-mông.
Trả lời:
Bài tập nhằm giúp em ôn tập nội dung bài học trên cơ sở nắm vững từng nhân vật. Chỉ cần làm văn miệng và ghi những ý chính vào sổ tay.
Để làm bài tập này, trước hết, em phải đọc kĩ văn bản, liệt kê các nhân vật (có tên hoặc không có tên, cá nhân hay nhóm), rồi sắp xếp để phát biểu về nhân vật nào trước, nhân vật nào sau cho hợp lí.
Bài tập yêu cầu HS nêu lên được những phẩm chất tốt hoặc những điều đáng chê trách trong cách xử thế của các nhân vật, chứ không đòi hỏi phải nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.
Tất nhiên, khi nhận xét những ưu điểm và nhược điểm của mỗi nhân vật, em phải căn cứ vào các bằng chứng cụ thể có trong văn bản.
2. Cảm hứng sáng tạo của tác giả Mô-pa-xăng hướng chủ yếu vào nhân vật nào trong truyện Bố của Xi-mông nếu ta căn cứ vào nhan đề của truyện ? Hãy cho biết khi đọc văn bản, nhân vật đó hay là một nhân vật nào khác để lại ấn tượng sâu sắc cho bản thân mình và nêu rõ lí do.
Trả lời:
Bài tập nhằm giúp em hiểu sâu hơn tác phẩm và cũng chỉ yêu cầu suy nghĩ, làm văn miệng và ghi chép các ý vào sổ tay.
3. Đoạn trích Bố của Xi-mông gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử trước nỗi đau hoặc lầm lỡ của người khác ?
Trả lời:
Qua cảnh ngộ và tâm trạng của bé Xi-mông, chị Blăng-sốt, cách ứng xử của bác Phi-líp, nêu suy nghĩ của mình về cách nhìn, thái độ đối với nỗi đau khổ, sự lầm lỡ của người khác (không xa lánh, kì thị mà cần gần gũi, thông cảm, giúp đỡ họ nếu có thể,...).
Sachbaitap.com