Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt SBT Ngữ Văn 9 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 100 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. ...
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 100 SBT Ngữ Văn 9 tập 2.
1. Bài tập 2, trang 155, SGK.
Trả lời:
Bài tập này yêu cầu tìm thành phần biệt lập và giải thích ý nghĩa của nó đối với câu chứa nó.
Các thành phần biệt lập trong hai câu đều thể hiện sự đánh giá của người nói (người viết) đối với ý kiến hoặc sự việc nói trong câu.
2. Bài tập 3, trang 156, SGK.
Trả lời:
Em hãy cho biết những câu chứa từ ngữ in đậm trong đoạn trích liên kết với câu nào và xác định phép liên kết thể hiện bằng các từ ngữ in đậm đó.
Những phép liên kết được sử dụng trong hai đoạn trích là lặp từ ngữ, thế và nối
- Trong điểm (a) có ba trường hợp lặp từ ngữ, trong đó có một trường hợp lặp nhiều lần, một trường hợp dùng phép thế (thế cho cả câu).
- Trong điểm (b) có trường hợp thuộc phép nối.
3. Bài tập 4, trang 156, SGK.
Trả lời:
Tìm phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn trích.
Trong đoạn trích có một từ xuất hiện ở ba câu. Em cần tìm xem đó là từ nào.
Cần xem từ “đây” ở câu thứ hai chỉ địa điểm nào.
4. Bài tập 6, trang 156 - 157, SGK.
Trả lời:
Bài tập này yêu cầu trả lời câu hỏi dựa vào truyện cười cho sẵn.
Câu có chứa hàm ý nằm ở lời giải thích của người thợ may : “Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại. “.
Câu này có hai tầng hàm ý, tầng sau sâu sắc hơn tầng trước.
Để tìm ra hàm ý thứ nhất, em cần hiểu : Ông quan ấy đứng như thế nào khi tiếp quan trên mà vạt áo trước phải may ngắn đi dăm tấc (khoảng 32 cm) và đứng như thế nào khi tiếp dân đen mà vạt áo sau phải may ngắn lại ?
Để tìm ra hàm ý thứ hai, em cần suy từ hai tư thế đứng của ông quan xem ông ấy là người như thế nào.
Cuối cùng, để biết ông quan hiểu hàm ý của người thợ may đến đâu, em cần dựa vào câu nói của quan ở cuối truyện.
Sachbaitap.com