Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) SBT Ngữ Văn 9 tập 2
Giải câu hỏi trang 94 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. Biến đổi câu: bài tập 1, 2, 3 trang 149, SGK. ...
Giải câu hỏi trang 94 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. Biến đổi câu: bài tập 1, 2, 3 trang 149, SGK.
C - THÀNH PHẦN CÂU
I - THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ THÀNH PHẦN PHỤ
1. Bài tập 1, trang 145, SGK.
Hãy kể tên thành phần chính, thành phần phụ của câu ; nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần.
Trả lời:
a) Thành phần chính và các dấu hiệu để nhận biết :
- Vị ngữ là thành phần chính (thành phần bắt buộc) của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì ?, Làm sao ?, Như thế nào ? hoặc Là gì ?.
Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
- Chủ ngữ là thành phần chính (thành phần bắt buộc) của câu nêu tên sư vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái,... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai ?, Con gì ? hoặc Cái gì ?.
Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.
b) Thành phần phụ và các dấu hiệu để nhận biết :
- Trạng ngữ là thành phần phụ (thành phần không bắt buộc) được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức,... diễn ra sự việc nêu trong câu.
Về hình thức :
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với.
2. Bài tập 2, trang 145, SGK.
Hãy phân tích thành phần của các câu sau đây :
Trả lời:
Phân tích thành phần câu.
Câu (a) chỉ có hai thành phần chính là chủ ngữ, vị ngữ.
Câu (b) có thêm trạng ngữ.
Câu (c) có thêm khởi ngữ.
II - THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
1. Bài tâp 1, trang 145, SGK.
Hãy kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập của câu.
Trả lời:
Các thành phần biệt lập và dấu hiệu của chúng :
- Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
- Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,...).
- Thành phần gọi - đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
- Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Dấu hiệu để nhận biết các thành phần biệt lập chính là vai trò của chúng đối với nội dung của câu : chúng không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Cũng vì vậy, chúng được gọi chung là thành phần biệt lập.
2. Bài tập 2, trang 145 -146, SGK.
Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây là thành phần gì của câu.
Trả lời:
Xác định các thành phần biệt lập trong câu.
Hầu như mỗi câu đã dẫn chỉ có một thành phần biệt lập : thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú. Riêng câu dẫn ở (d) có hai thành phần biệt lập.
D - CÁC KlỂU CÂU
I - CÂU ĐƠN
1. Bài tập 1, trang 146 -147, SGK.
Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đơn sau đây :
Trả lời:
Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
Trừ câu (c) tương đối đơn giản, trong mỗi câu còn lại, vị ngữ đều gồm hai bộ phận ghép lại với nhau theo quan hệ đẳng lập. Ví dụ :
- (Tác phẩm) vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây...
- (Anh) thứ sáu và cũng tên Sáu.
Cũng có thể nói là mỗi câu như trên có hai vị ngữ.
Chủ ngữ biểu thị người, vật, sự vật,... có đặc điểm được nêu ở vị ngữ.
2. Bài tập 2, trang 147, SGK.
Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu đặc biệt ?
Trả lời:
Tìm những câu đặc biệt trong các đoạn trích.
Trong đoạn trích (a) có hai câu đặc biệt, đoạn trích (b) có một câu, còn đoạn trích (c) có tới năm câu diễn tả những hình ảnh liên tiếp hiện lên trong kí ức của tác giả.
II - CÂU GHÉP
1. Bài tập 1, trang 147 -148, SGK.
Hãy tìm câu ghép trong các đoạn trích sau đây :
Trả lời:
Mỗi đoạn trích đều có một câu ghép.
Câu ghép trong đoạn trích (a) gồm hai vế câu nối trực tiếp với nhau, không cần quan hệ từ. Tất cả các câu ghép còn lại đều sử dụng một quan hệ từ để nối các vế câu. Ví dụ : Ông lão vừa nói vừa chăm chăm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người bà con họ bên ngoại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng.
2. Bài tập 2, trang 148, SGK.
Chỉ ra các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép tìm được ở bài tập 1.
Trả lời:
Các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế của các câu ghép ở bài tập 1 là : quan hệ bổ sung, quan hệ nguyên nhân, quan hệ mục đích.
3. Bài tập 3, trang 148, SGK.
Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau đây là quan hệ gì ?
Trả lời:
Quan hệ về nghĩa giữa các vế của các câu ghép đã cho là : quan hệ bổ sung, quan hệ điều kiện - giả thiết, quan hệ tương phản.
4. Bài tập 4, trang 149, SGK.
Trả lời:
Tạo câu ghép có kiểu quan hệ mới trên cơ sở các câu đơn cho sẵn.
Từ các cặp câu đơn cho sẵn, muốn tạo ra câu ghép chỉ các kiểu quan hệ nguyên nhân, điều kiện, tương phản, nhượng bộ, em cần thực hiện các việc sau :
- Ghép hai câu đơn lại thành một câu ghép có hai vế câu. Khi ghép, em có thể thay đổi vị trí các vế câu.
- Tìm quan hệ từ thích hợp để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu.
Ví dụ : Quả bom nổ khá gần. Hầm của Nho không bị sập.
=> Hầm của Nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần.
III - BIẾN ĐỔI CÂU
1. Bài tập 1, trang 149, SGK.
Tìm câu rút gọn trong đoạn trích sau :
Trả lời:
Đoạn trích có hai câu rút gọn.
2. Bài tập 2, trang 149, SGK.
Trả lời:
Những câu vốn là một bộ phận của câu khác được tách ra đều không có câu tạo hoàn chỉnh. Muốn hiểu những câu như thế, phải đăt chúng trong ngữ cảnh nhất định.
Cần xem tác giả tách các bộ phận câu ra thành câu riêng là để nhấn mạnh nội dung nào.
3. Bài tập 3, trang 149, SGK.
Trả lời:
Tạo câu bị động từ các câu cho sẵn.
Ví dụ : Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.
IV - CÁC KlỂU CÂU ỨNG VỚI NHỮNG MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP KHÁC NHAU
1. Bài tập 1, trang 150, SGK.
Trong đoạn trích sau đây, những câu nào là câu nghi vấn ? Chúng có được dùng để hỏi không ?
Trả lời:
Cả hai câu nghi vấn trong đoạn trích đều được dùng để hỏi.
2. Bài tập 2, trang 150, SGK.
Trả lời:
Mỗi đoạn trích có hai câu cầu khiến được dùng để ra lệnh, yêu cầu hoặc mời.
Chú ý : “Cơm chín rồi !” là câu trần thuật được dùng để cầu khiến chứ không phải là câu cầu khiến.
3. Bài tập 3, trang 151, SGK.
Trả lời:
Muốn biết câu nghi vấn của anh Sáu được dùng để làm gì, em cần đọc câu văn trước đó của tác giả : “Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên : [...].”.
Sachbaitap.com