02/08/2018, 23:02

Soạn bài lớp 10: Khái quát lịch sử Tiếng Việt

Soạn bài môn Ngữ văn lớp 10 học kì II Soạn bài lớp 10: Khái quát lịch sử Tiếng Việt Soạn bài lớp 10: Khái quát lịch sử Tiếng Việt được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ ...

Soạn bài lớp 10: Khái quát lịch sử Tiếng Việt

Soạn bài lớp 10: Khái quát lịch sử Tiếng Việt được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 10 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ mới sắp tới đây của mình.

Soạn bài lớp 10: Hồi trống cổ thành

Soạn bài lớp 10: Luyện tập từ Hán Việt

Giáo án bài Khái quát lịch sử tiếng Việt

Soạn bài lớp 10: Truyện Kiều

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc, có nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Việt, là ngôn ngữ của dân tộc Việt, đóng vai trò một ngôn ngữ có tính phổ thông, dùng làm công cụ giao tiếp chung. Tiếng Việt giữ vị thế một ngôn ngữ quốc gia.

2. Tiếng Việt, có nguồn gốc rất cổ xưa. Cùng với dân tộc Việt, tiếng Việt có nguồn gốc bản địa rất đậm nét, xuất hiện và trưởng thành từ rất sớm trên lưu vực sông Hồng và sông Mã.

3. Tiếng Việt thuộc họ Nam Á. Trong họ Nam Á, tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường và mối quan hệ tương đối xa hơn đối với nhóm tiếng Môn – Khmer. Ngoài họ Nam Á, tiếng Việt cũng có mối quan hệ tiếp xúc lâu đời với các ngôn ngữ thuộc nhóm Tày – Thái và nhóm Mã Lai - Đa Đảo.

Tiếng Việt đã có quá trình phát triển riêng đầy sức sống, trong sự gắn bó với xã hội người Việt, với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ.

II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Hãy tìm hiểu về cư dân vùng anh (chị) đang sống:

  • Những cư dân đó thuộc những dân tộc nào?
  • Hàng ngày, cư dân vùng anh (chị) đang sống dùng ngôn ngữ nào để giao tiếp với nhau?

2. Trong đời sống xã hội Việt Nam ngày nay, tiếng Việt có vai trò gì?

Gợi ý:

  • Vai trò một ngôn ngữ có tính chất phổ thông, dùng làm công cụ giao tiếp chung;
  • Từ Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay, tiếng Việt giữ vai trò của một ngôn ngữ văn hoá phát triển toàn diện được dùng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội Việt Nam.

3. Trình bày về quan hệ họ hàng của tiếng Việt.

Gợi ý:

  • Thuộc họ Nam Á;
  • Trong họ Nam Á, có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường; xa hơn với nhóm tiếng Môn – Khmer;
  • Ngoài họ Nam Á, có quan hệ tiếp xúc với nhóm tiếng Tày – Thái, nhóm Mã Lai - Đa Đảo.

Tiếng Việt đã có quá trình phát triển riêng đầy sức sống, trong sự gắn bó với xã hội người Việt, với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ.

0