Soạn bài: Khe chim kêu trang 163 SGK Ngữ văn 10
Soạn bài: Khe chim kêu trang 163 SGK Ngữ văn 10 Bài thơ là tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ trong đêm yên tĩnh. Về nghệ thuật: Khả năng quan sát, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, tạo ra sự đối lập giữa động và tĩnh. ...
Soạn bài: Khe chim kêu trang 163 SGK Ngữ văn 10
Bài thơ là tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ trong đêm yên tĩnh. Về nghệ thuật: Khả năng quan sát, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, tạo ra sự đối lập giữa động và tĩnh.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Vương Duy (701 - 761) thọ 60 tuổi. Tự là Ma Cật người đất Kì - Thái Nguyên nay thuộc tỉnh Sơn Tây - Trung Quốc. Đỗ.tiến sĩ năm 21 tuổi, là nhà thơ, hoạ sĩ nổi tiếng đời Đường, Vương Duy suốt đời làm quan song trong một thời gian dài lại sông như một ẩn sĩ. “Mỗi lần bãi triều về là đốt hương ngồi một mình đọc kinh, niệm Phật”.
- Vương Duy để lại hơn 400 bài thơ và nhiều tác phẩm hội hoạ. Đại bộ phận thơ ông là điền viên, sơn thuỷ (miêu tả ruộng vườn núi sông), cảnh sắc thiên nhiên đa dạng thể hiện sự thanh nhàn, yêu tĩnh. Sự thanh nhàn biểu hiện ở cảnh vật có khi là màu sắc thanh tịch vô vi của đạo Phật.
Bài thơ là tâm hồn nhạy cảm, tinh tê của nhà thơ trong đêm yên tĩnh. Về nghệ thuật: Khả năng quan sát, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, tạo ra sự đối lập giữa động và tĩnh.
HƯỚNG DẪN HỌC THÊM
Câu 1. Cây quê cành lá sum sê nhưng hoa rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận đươc hoa quế rơi. Chi tiết ấy nói lên điêu gỉ vê cảnh vât đêm xuân và tâm hồn thi sĩ?
- Cây quế cành lá sum sê nhưng hoa quế rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi. Điều ấy chứng tỏ đêm xuân rất thanh tĩnh, cảm nhận của nhà thơ rất tinh tế. Ông sông trong một tâm trạng thật thanh nhàn. Nhà thơ lắng nghe được tiếng rơi rất nhỏ ấy:
“Người nhàn hoa quế nhẹ rơi
Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh”
(Người nhàn hoa quế rụng.
Đêm xuân núi vắng teo)
Câu 2. Mối quan hệ giữa “động” và “tĩnh”, “hình” và “âm” được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Mối quan hệ giữa động và tĩnh, hình và âm được thể hiện:
+Giữa người và cảnh (người nhàn/hoa quế rụng)
+Giữa đêm trăng thanh tĩnh và tiếng chim kêu Mối quan hệ này biểu hiện cảm xúc vừa tinh tế vừa sôi động trong mối quan hệ hoà cảm giữa thiên nhiên và con ngưòi. Nhà thơ lắng nghe được những gì nhỏ bé xao động xunh quanh mình. Trăng sáng giữa đêm xuân. Núi rừng cũng bừng lên vẻ đẹp tiếng chim kêu làm cho bức tranh có hồn, sự sống vẫy gọi.
Câu 3. Thử dùng một câu để tóm tắt bài thơ?
- HS có thể suy nghĩ và tóm tắt theo cách cảm riêng của mình.
Ví dụ “Đêm xuân trăng sáng, hoa quế rụng, tiếng chim kêu, người nhàn nhã”