Soạn bài Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ văn 7
Soạn bài Cảm xúc mùa thu (thu hứng) của Đỗ Phủ văn 7. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Đỗ Phủ (712 -770) – Là một nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường – Ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc – Ông chỉ có một mong muốn là có một chức quan nho nhỏ để giúp vua ...
Soạn bài Cảm xúc mùa thu (thu hứng) của Đỗ Phủ văn 7. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Đỗ Phủ (712 -770) – Là một nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường – Ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc – Ông chỉ có một mong muốn là có một chức quan nho nhỏ để giúp vua giúp nước thế nhưng lại không được – Cuộc đời ông bị điêu đứng vì loạn lạc – Ông sáng tác thơ ca và để lại được ...
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Đỗ Phủ (712 -770)
– Là một nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường
– Ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc
– Ông chỉ có một mong muốn là có một chức quan nho nhỏ để giúp vua giúp nước thế nhưng lại không được
– Cuộc đời ông bị điêu đứng vì loạn lạc
– Ông sáng tác thơ ca và để lại được nhiều tác phẩm có giá trị
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: cảm xúc mùa thu là bài thơ thu hứng thứ nhất trong chùm thơ thu hứng của ông. Bài thơ được sáng tác vào năm 766 khi ấy ông đang đưa gia đình chạy loạn sang Quỳ Châu
b. Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật
c. Bố cục: 2 phần
– Phần 1: 4 câu đầu: thiên nhiên cảnh vật mùa thu ở Quỳ Châu
– Phần 2: 4 câu sau: tình cảm của nhà thơ trước mùa thu Qùy Châu
II. Phân tích
1. Thiên nhiên cảnh vật mùa thu ở Quỳ Châu
– “lác đác” thể hiện sự thưa thớt
– “hạt móc sa” -> hạt mưa, hạt sương
-> Điểm nhìn đầu tiên trong bức tranh mùa thu ở Qùy Châu của nhà thơ là rừng phong lác đác những hạt mưa hay những hạt sương thu se se lạnh
– Ngàn non như được chìm đắm mang sư hiu hắt trong không khí của mùa thu vừa đến
-> Hình ảnh gợi lên sự tiêu điều hoang sơ, núi Vu Kẽm Vu đều mang một không khí hiu hắt
– Hình ảnh sóng chuyển động cuộn lên tới tận lưng trời -> sự chuyển động từ thấp đến cao khiến cho lòng sông càng trở nên thăm thẳm
– Hình ảnh mây đùn như sà xuống mặt đất -> chuyển động từ cao xuống thấp
-> Tất cả những hình ảnh và chuyển động đó tạo nên một bức tranh thiên nhiên mùa thu động tinh tế, bi tráng
-> Như vậy bốn câu thơ thể hiện được bức tranh thiên nhiên được nhìn từ nhiều điểm nhìn khác nhau, từ xa đến gần từ trên xuống dưới từ dưới lên trên. Nhà thơ đã như căng hết mọi giác quan để cảm nhận được một mùa thu tinh tế đến như thế
– Nhưng hình ảnh cúc tuôn lệ -> thể hiện tâm trạng buồn bã của nhà thơ.
– Hình ảnh con thuyền cô đơn gợi lên sự trôi nổi lưu lạc của gia đình nhà thơ, lưu lạc nhưng vẫn gắn chặt với tình cảm quê nhà
– Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước thể hiện được hình ảnh nhộn nhịp những con người may áo mới, hay là giặt áo để chuẩn bị cho mùa đông
– Những tiếng chày vang như đuổi hết những ác tà, đời sống nhân dân như no đủ.
-> Bốn câu thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tả cảnh mùa thu nhưng nhà thơ lại thể hiện tâm trạng nhớ quê nhà của mình, con thuyền kia đưa gia đình ông đi xa để tìm cơ hội trở về quê nhà.