02/06/2017, 13:35

Soạn bài Những câu hát châm biếm lớp 7

Soạn bài Những câu hát châm biếm lớp 7. I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1: Bài 1 “giới thiệu” về “ chú tôi” là người hay nhiều thứ: nghiện rượu, nghiện chè, nghiện cả ngủ trưa. Không chỉ vậy chú còn là một người có hoài bão, có ước mà nhưng lại mơ để…không phải đi làm, để ...

Soạn bài Những câu hát châm biếm lớp 7. I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1: Bài 1 “giới thiệu” về “ chú tôi” là người hay nhiều thứ: nghiện rượu, nghiện chè, nghiện cả ngủ trưa. Không chỉ vậy chú còn là một người có hoài bão, có ước mà nhưng lại mơ để…không phải đi làm, để ngủ cho đã mắt. Vậy bài ca này muốn châm biếm những hạng người lười biếng, chỉ ăn chơi sa đọa mà mong sung sướng, không làm mà muốn được hưởng trong xã hội. Câu 2: Bài 2 nhại ...

.
I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Bài 1 “giới thiệu” về “ chú tôi” là người hay nhiều thứ: nghiện rượu, nghiện chè, nghiện cả ngủ trưa. Không chỉ vậy chú còn là một người có hoài bão, có ước mà nhưng lại mơ để…không phải đi làm, để ngủ cho đã mắt. Vậy bài ca này muốn châm biếm những hạng người lười biếng, chỉ ăn chơi sa đọa mà mong sung sướng, không làm mà muốn được hưởng trong xã hội.

Câu 2: Bài 2 nhại lời nói của thầy bói với người đi xem bói. Bài ca dao đã lật tẩy được bản chất của những bọn “nói dựa” lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp và kiếm lời.Những lời của thầy bói nói những điều hiển nhiên trong xã hội mà ai cũng có thể tự biết. Ngoài ra bài ca dao cũng châm biếm đả kích hiện tượng mê tín dị đoan của những người trong xã hội, do quá tin vào những gì không có thật, xa đà quá mà mê muội, làm theo tất cả những gì thầy bói nói không quản mất nhiều tiền nong, công sức.

Những bài ca dao có nội dung tương tự:
– Số thầy là số lôi thôi
Quanh năm lận đận, cạy nồi vét xoong.
Số thầy là số long đong
Quanh năm thầy chỉ đón non đoán già
Ốm đau chạy thuốc chạy thang
Đừng nghe thầy bói mua vàng cúng ma.
– Thầy bói nói dựa.
Chưa học đui, đã đòi bói ra sự thật.
No ăn thì đắt bói, đói ăn thì đắt khoai.
Nghe thầy bói đói rã họng.
-Thừa tiền thì đem mà cho,
Đừng có xem bói đem lo cho mình .
– Tiền buộc giải yếm bo bo,
Đưa cho thày bói thêm lo vào mình.
– Ốm đau chạy bữa thuốc thang,
Đừng đi xem bói mua vàng cúng ma.
– Thầy bói, thầy số, thầy đồng,
Nghe ba thầy ấy cái lông không còn.
– Miệng bà đồng lồng chim khướu.
– Hòn đất mà biết nói năng,
Thì thầy địa lí cái răng không còn.
-Bà già đi chợ cầu Bông
Hỏi thăm thầy bói lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng !
Lợi thi có lợi nhưng răng không còn
–  Tử vi xem bói cho người
số thầy thì để cho ruồi nó bâu
– chập chập cheng chen cheng
con gà sống thiến để riêng cho thầy
– hòn đất mà biết nói năng
thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn
– thầy cúng ngồi cạnh giường thờ ,
mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa

Câu 3: Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho một loại người: con cò tượng trưng cho người nông dân lam lũ, cà cuống tượng trưng cho những kẻ có quyền lực, chính trị. Còn chào mào thì tượng trưng cho đám lính, chim chích tượng trưng cho họ mõ dưới chế độ phong kiến ngày xưa.
Bài ca dao này tác giả dân gian đã mượn những loài vật ấy để phế phán, châm biếm hủ tục ma chay.

Câu 4:

– Trong bài 4, chân dung “ cậu cai” được miêu tả một cách đặc biệt “ cậu cai nón dấu lông gà. Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai” , miêu tả ngoại hình nhận diện đó là cậu cai, nhưng đồng thời cách thể hiện khoe khoang: nón dấu lông gà ( dấu hiệu quyền lực ), ngón tay đeo nhẫn ( dấu hiệu giàu sang). Một cách thể hiện mang ý nghĩa châm biếm , mỉa mai một câu cai khi áo thì phải đi mượn, quần phải đi thuê. Cách gây cười ở đây thật tự nhiên, điệu cười thể hiện được sự khinh bỉ của nhân dân với nhân vật cậu cai này.
– Cách sử dụng từ ngữ xưng hô là “cậu” một từ có tính nịnh bợ, tính chất châm biếm.
– Sự biếm họa chân dung của cậu cai ngầm nói lên sự nhố nhăng không giống người bình thường,có quyền có địa vị mà không ra người có quyền có địa vị.
– Sử dụng thành công nghệ thuật phóng đại khiến nhân vật cậu cai đó thêm nực cười hơn.

II. Luyện tập

1. Để nhận xét sự giống nhau của bốn bài ca dao, em đồng ý với ý kiến : c) Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.

2. Những câu hát châm biếm nói trên có điểm giống truyện cười dân gian:
– Đều tạo được những tiếng cười sảng khoái cho người đọc
– Đều sử dụng những hình thức gây cười.
– Đều cùng hướng đến châm biếm những hạng người đáng chê cười, những hạng người có bản chất xấu xa, tính cách không ra gì.

0