31/05/2017, 12:47

Soạn bài bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng qua nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao.

Bi kịch của Hộ cũng là bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ nói chung. Nỗi đau của họ xuất phát từ mâu thuẫn không thể điểu hoà giữa khát vọng và khả năng thực hiện; giữa những phẩm chất cao đẹp với sự tha hoá tầm thường, đau xót. Đó là tấn bi kịch tinh thần dai dẳng, thầm lặng và ...

Bi kịch của Hộ cũng là bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ nói chung. Nỗi đau của họ xuất phát từ mâu thuẫn không thể điểu hoà giữa khát vọng và khả năng thực hiện; giữa những phẩm chất cao đẹp với sự tha hoá tầm thường, đau xót. Đó là tấn bi kịch tinh thần dai dẳng, thầm lặng và đau đớn khi những lí tưởng, những hoài bão đẹp đẽ của những con người có lương tri lần lượt bị huỷ hoại, bị chà đạp khi đối diện với gánh nặng áo cơm.

Bài viết cần nêu được các ý sau:

1.   Mở bài

      Đời thừa là truyện ngắn tiêu biểu cho mảng sáng tác về để tài trí thức nghèo của Nam Cao trước năm 1945. Truyện tập trung đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của Hộ - người trí thức nghèo khao khát sống cuộc sống có ý nghĩa, ôm ấp một "hoài bão lớn" về sự nghiệp văn chương có ích cho xã hội nhưng rút cục chỉ vì gánh nặng cơm áogia đình mà phải sống cuộc sống vô nghĩa, vô ích, một "đời thừa". Chẳng những thế, trong tâm trạng bế tắc, đau khổ, con người có tấm lòng vô cùng nhân hậu và coi tình thương là trên hết ấy đã nhiều lần có thái độ phũ phàng, thô bạo với vợ con, vi phạm vào lẽ sống tình thương của chính mình. Qua nhân vật nhà văn Hộ, Nam Cao đã phát biểu trực tiếp nhiều ý kiến tiến bộ, sâu sắc, thể hiện quan điểm nghệ thuật nhân đạo của ông.

2.   Thân bài

a)   Bi kịch tinh thần của Hộ nói gọn lại là nỗi đau khôngđược sống cho ra sống (không được sống cho xứng đáng là nhà văn, sống cho xứng đáng là con người); nghĩa là đau đớn vì đang sống thừa, đang chết mòn. Có thể xem đó là hai nỗi đau nối tiếp nhau.

-     Bi kịch của Hộ trong vai trò một nhà văn (bi kịch văn chương): Đây là bi kịch của một người trí thức có ý thức sâu sắc về sự sống, muốn được khẳng định và nâng cao ý nghĩa đời sống của mình bằng một sự nghiệp văn chương có giá trị, được mọi người thừa nhận nhưng Hộ đã bị gánh nặng áo cơm hằngngày đè bẹp, phải chấp nhận một cuộc sống vô ích, vô nghĩa, phải chịu kiếp "đời thừa".

+ Hộ có những phẩm chất đẹp đẽ của một nhà văn chân chính:

•     Hộ có niềm đam mê mãnh liệt đối với văn chương.

•     Không chỉ "mê" văn, Hộ còn có hoài bão cao đẹp, coi văn chương là lẽ sống, là lí tưởng của cuộc đời.

•     Hộ là một nhà văn có lương tâm nghề nghiệp.

+ Tuy nhiên, thực tế đời sống đã lần lượt huỷ hoại những phẩm chất cao quý ấy của nhà văn Hộ. Tất cả nhữngphẩm chất đẹp đẽ của một nhà văn chân chính, những lí tưởng và khát vọng cao cả của Hộ lần lượt đổ vỡ tan tành, bị huỷ hoại đau đớn khi anh phải đối diện với thực tế đời sống.

•     Với riêng mình, khi còn là một chàng trai độc thân, Hộ đã từng "khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất". Hộ không mảy may bận tâm đến "đói rét" và "cực khổ". Với Hộ, lúc ấy nghệ thuật là tất cả. Hộ hoàn toàn thanh thản trong một cuộc sống eo hẹp bởi cách viết thận trọng của mình.

•     Từ khi có "một gia đình phải chăm lo", Hộ đã hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền, hiểu những đau khổ của một người đàn ông khi thấy "vợ con mình đói rách". Hộ phải ra sức kiếm tiền nuôi vợ con với một cách duy nhất là viết văn. Và vì thế anh phải viết nhanh, viết nhiều, viết ẩu; phải lấy văn chương làm phương tiện kiếm tiền cũng có nghĩa là anh đã đi ngược lại hoàn toàn với lí tưởng sống của mình.

Thực chất bi kịch của Hộ là không thể không viết văn nhưng lại phải viết thứ văn chương không có tư tưởng, không có sáng tạo, nghĩa là anh phải từ bỏ hoài bão của một nhà văn chân chính để làm một người thợ viết tầm thường. Đó là bi kịch của một người

tự ý thức sâu sắc là mình đang đánh mất chính mình, đang dần bị tha hoá mà không có cách nào thoát ra được sự chi phốinghiệt ngã của đời sống áo cơm.

Bi kịch đó càng sâu sắc hơn khi trước sau Hộ vẫn là người có lương tri, vẫn suy nghĩ về "sống và viết", vẫn luôn phải quằn quại đau đớn trong tấn bi kịch "đời thừa".

-     Bi kịch của Hộ trong vai trò một người chồng, người cha (bi kịch tình thương):

+ Hộ là người nhân hậu, coi trọng tình thương (thể hiện qua những việc Hộ làm cho Từ và gia đình Từ, làm cho vợ và con).

+ Hộ không vượt qua được nỗi đau đớn và đã chà đạp, huỷ hoại lẽ sống tình thương của mình: Hộ luôn u uất, buồn bã. Hộ tìm đến rượu để giải sầu, gặp bạn bè để nói chuyện văn chương, gợi ra những chương trình mà ngay trong lúc nói, Hộ đã biết là chẳng bao giờ có thể thực hiện được. Khi say, Hộ mắng chửi vợ, thậm chí còn đánh, đuổi Từ ra khỏi nhà. Hộ đã đem đến cho những người anh yêu thương bao nhiêu đau khổ nặng nề, dai dẳng.

+ Khi tỉnh rượu, Hộ thấy mình đánh mất lương tri và không gì có thể biện hộ hoặc tha thứ cho bản thân. Hộ khóc và coi mình là một thằng khốn nạn.

Cứ như thế, cuộc đời Hộ chìm trong những bế tắc, luẩn quẩn của bi kịch và tới khi truyện kết thúc, vẫn chưa có gì đảm bảo là anh sẽ thoát ra được.

Mâu thuẫn không thể giải quyết được, cứ trở đi trở lại giằng xé nội tâm nhân vật Hộ chủ yếu là mâu thuẫn giữa một bên là khát vọng sống cho thật có ý nghĩa, thật vẻ vang và một bên là trách nhiệm châm lo chu đáo cho cuộc sống gia đình; một bên là cái hay, cái đẹp, một bên là tình thương; một bên là lí tưởng, một bên là hiện thực.

Thực ra giữa lí tướng xã hội và trách nhiệm gia đình vẫn thường nảy sinh mâu thuẫn. Bi kịch của Hộ là ở chỗ không thể bỏ cái này để chọn cái kia; không thể tiến hành đồng thời đã đành mà cũng không thể chọn cái nào làm trước, cái nào làm sau. Hộ không thể giải quyết được mâu thuẫn này bởi nó tiềm ẩn ngay trong bản thân đời sống xã hội đương thời, trong đó nhà văn nghèo không thể có cơ hội để thực hiện lí tưởng, hoài bão của mình khi đang phải vật lộn với sự nghèo túng.

b) 

c)   Phản ánh những bi kịch tinh thần dai dẳng, thầm lặng và đau đớn của người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ, Nam Cao thể hiện khả nâng thấu hiểu hiện thực và bộc lộ tư tưởnơ nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.

3.   Kết bài

Qua nhân vật Hộ, truyện Đời thừa vừa phơi bày cuộc sống cơ cực, bế tắc của con người trong xã hội Việt Nam trước Cách ưiạng tháng Tám năm 1945 vừa ca tụng"lòng thương, tình bác ái, sự công bình". Có thể nói, con người trong tác phẩm của Nam Cao dù vật vã, đau đớn nhưng vẫn luôn kiên trì lẽ sống tình thương và giữ vững lương tri.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net

van vinh thang

0 chủ đề

23876 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0