So sánh Luận cương lĩnh chính trị tháng 2 – 1930 với Luận cương lĩnh chính trị tháng 10 – 1930?
1. Sự thống nhất: Luận cương lĩnh chính trị tháng 2 – 1930 và Luận cương lĩnh chính trị tháng 10 – 1930 cơ bản có sự thống nhất với nhau về nhiều nội dung quan trọng, cụ thể như là: – Thống nhất về và phương hướng chiến lược: CMVN trải qua 2 giai đoạn CM: giai đoạn đầu phải tiến hành CMTS ...
1. Sự thống nhất:
Luận cương lĩnh chính trị tháng 2 – 1930 và Luận cương lĩnh chính trị tháng 10 – 1930 cơ bản có sự thống nhất với nhau về nhiều nội dung quan trọng, cụ thể như là:
– Thống nhất về và phương hướng chiến lược: CMVN trải qua 2 giai đoạn CM: giai đoạn đầu phải tiến hành CMTS dân quyền, sau đó tiến lên CMXHCN để xây dựng CNXH và CNCS ở VN, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.
– Thống nhất về nhiệm vụ chiến lược: Cả 2 văn kiện đều đi sâu nghiên cứu về CMTS dân quyền và đều cho rằng cuộc CM này có 2 nhiệm vụ là đánh đổ đế quốc để giành độc lập dân tộc và đánh đổ phong kiến để đem lại dân chủ cho nhân dân (thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”); như vậy CMTSDQ để giải quyết 2 vấn đề là vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
– Thống nhất về lực lượng cách mạng: Nhìn chung cả 2 văn kiện đều cho rằng lực lượng cách mạng chủ yếu dựa vào công nhân và nông dân, nghĩa là dựa vào 2 giai cấp cơ bản nhất của xã hội VN.
– Thống nhất về phương pháp cách mạng: Cả 2 văn kiện đều chỉ ra rằng phương pháp cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng con đường đấu tranh cách mạng chứ không thể thực hiện từng phần theo kiểu cải cách dân chủ, đấu tranh theo kiểu cải lương.
– Thống nhất về quan hệ của CMVN với cách mạng thế giới: Khi nhận định về mới quan hệ giữa CMVN với CMTG, cả 2 văn kiện đều cho rằng CMVN là một bộ phận của CMTG, cho nên CMVN phải đặt trong dòng chảy chung của CMTG để kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.
2. Sự khác nhau:
Giữa Luận cương chính trị tháng 2 – 1930 và Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 có sự khác nhau là:
– Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 không đưa nhiệm vụ giải quyết vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà đưa vấn đề giai cấp lên làm nhiệm vụ chủ yếu, do chưa nhìn thấy mâu thuẫn cơ bản chủ yếu của xã hội thuộc địa đó là mâu thuẫn dân tộc rất gay gắt.
– Luận cương chính trị tháng 2 – 1930 đã hạn chế lực lượng cách mạng trong công nhân và nông dân mà không mở rộng ra khối đại đoàn kết toàn dân tộc, do sự nhìn nhận vấn đề giai cấp là chủ yếu nên xác định lực lượng cách mạng là công nhân và nông dân, không nhìn thấy được sức mạnh của những giai tầng yêu nước khác. Từ đó, Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 đã không đề ra một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai.
3. Nguyên nhân:
– Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 chưa tìm ra và chưa nắm vững đặc điểm của xã hội thuộc địa nửa phong kiến VN, một xã hội mà mâu thuẫn dân tộc bao trùm cả mâu thuẫn giai cấp.
– Nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong cách mạng thuộc địa, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của khuynh hướng “tả” của Quốc tế Cộng sản và một số đảng viên cộng sản trong thời gian đó. Cho nên, BCH trung ương của Hội nghị tháng 10 – 1930 đã bác bỏ những quan điểm mới, sự sáng tạo, sự độc lập tự chủ của Nguyễn Ái Quốc nêu trong Luận cương chính trị tháng 2 – 1930, Hội nghị này đã ra một án nghị quyết thủ tiên Luận cương chính trị tháng 2 – 1930 mang đậm dấu ấn tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.