11/05/2018, 15:08

Sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một là, nhằm duy trì và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước Việt Nam, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành của tất cả các khâu trong hệ thống chính trị; đấu tranh chống quan liêu, tham những, tiêu cực, lãng phí, làm sạch bộ máy Đảng và Nhà nước. Chúng ta phát triển đi lên từ chế ...

Một là, nhằm duy trì và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước Việt Nam, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành của tất cả các khâu trong hệ thống chính trị; đấu tranh chống quan liêu, tham những, tiêu cực, lãng phí, làm sạch bộ máy Đảng và Nhà nước.

Chúng ta phát triển đi lên từ chế độ phong kiến ít nhiều còn ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến,bộ máy nhà nước cũng vậy. Tệ tham ô, lãng phí, quan liêu là cái xấu của xã hội cũ để lại, nó như một cái ung nhọt còn sót lại trên cơ thể (theo Hồ Chủ tịch). Vì vậy xây dựng nhà nước pháp quyền với mục đích đề cao việc tuân thủ pháp luật, ngay cả cơ quan nhà nước, để hạn chế những dư âm mà xã hội cũ để lại. Thực tiễn đã chứng minh, từ lúc chúng ta mở cửa và xây dựng nhà nước pháp quyền với hiến pháp 1992 thì tham ô, lãng phí, quan liêu tuy vẫn còn phổ biến nhưng đã ngày càng giảm so với trước rất nhiều.

Hai là, thúc đẩy mạnh mẽ cải cách kinh tế – xã hội, xây dựng nền kinh tế thị trường, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

Tính tất yếu khách quan của nguyên nhân này xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế thị trường, kinh tế thị trường mà ở đó pháp luật không bảo về người làm kinh tế hay pháp luật không công bằng thì không thể phát triển được. Hơn nữa, nhu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách Nhà nước, cải cách pháp luật, đảm bảo cho Nhà nước không ngừng vững mạnh, có hiệu lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế. Nói rõ hơn là chỉ có pháp luật và nhà nước pháp quyền mới tạo ra hành lang pháp lý an toàn (vừa bảo về mình vừa bảo vệ đối tác) để xây dựng giao lưu kinh tế.

Ba là, sau nhiều năm đấu tranh chống ngoại xâm, quyền tự do, dân chủ, quyền con người không lúc nào như hiện nay cần được đề cao. Mà muốn đảm bảo tự do, dân chủ và nhân quyền thì không có con đường nào khác là phải xây dựng nhà nước pháp quyền. Đặc trưng của nhà nước pháp quyền đã chứng minh điều này

Tóm lại, tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm xây dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Chúng ta ý thức sâu sắc rằng, để xây dựng được một chế độ xã hội có tính mục tiêu như vậy thì công cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường và một Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

0