Dựa vào đâu để Đảng ta thực hiện công nghiệp hóa thời kỳ Đổi mới
Đường lối công nghiệp hóa được Đảng xác định là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cho nên Đảng ta luôn luôn tập trung trí tuệ của Đảng phát triển đường lối này. – Đường lối công nghiệp hóa đất nước đã được hình thành từ Đại hội III (tháng 9-1960) của Đảng. Hội nghị ...
Đường lối công nghiệp hóa được Đảng xác định là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cho nên Đảng ta luôn luôn tập trung trí tuệ của Đảng phát triển đường lối này.
– Đường lối công nghiệp hóa đất nước đã được hình thành từ Đại hội III (tháng 9-1960) của Đảng. Hội nghị TW lần thứ 7 (khóa III) nêu phương hướng chỉ đạo xây dựng và phát triển công nghiệp là: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương. Chiến lược “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng…” tiếp tục được khẳng định lại sau 16 năm tại Đại hội IV của Đảng (1976).
Tuy nhiên, do trên thực tế chúng ta chưa có đủ điều kiện để thực hiện (nguồn viện trợ từ nước ngoài đột ngột giảm, cách thức quản lý nền kinh tế nặng tính quan liêu, bao cấp, nhiều công trình nhà nước xây dựng dở dang vì thiếu vốn, công nghiệp trung ương giảm, nhiều mục tiêu không đạt được…) nên đây vẫn là sự biểu hiện của tư tưởng nóng vội trong việc xác định bước đi, và sai lầm trong việc lựa chọn ưu tiên giữa công nghiệp và nông nghiệp. Kết quả là thời kỳ 1976 – 1980 nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, suy thoái, cơ cấu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng.
– Dựa trên thực tiễn đất nước sau Đại hội III, Đại hội VI của Đảng là đất nước lâm vào khủng hoảng trì truệ, thực tiễn đó đòi hỏi Đảng phải đổi mới tư duy về công nghiệp hóa. Vì vậy, Đảng đã tập trung trí tuệ nghiên cứu nhiệm vụ trung tâm là phát triển công nghiệp hóa. Đường lối công nghiệp hóa bắt đầu đổi mới từ Đại hội lần thứ V của Đảng (3-1982), Đảng ta đã xác định: Thứ nhất, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là chặng đường dài với nhiều chặng đường, công nghiệp hóa phải được thực hiện qua nhiều giai đoạn; Thứ hai, Đảng ta xác định đất nước ta đang trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.
Từ đó, Đảng đưa ra nhiệm vụ của nước ta trong chặng đường đầu tiên này là: Thứ nhất, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân; Thứ hai, tích lũy vốn để phục vụ công nghiệp hóa trong chặng đường tiếp theo. Đảng đưa ra phương hướng công nghiệp hóa thời kỳ này là phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đại hội V coi đó là nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt. Đây là bước điều chỉnh rất đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhờ vậy, nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ này đã có sự tăng trưởng khá hơn so với thời kỳ 5 năm trước đó.
Tuy nhiên, trên thực tế chính sách này vẫn không có mấy thay đổi so với trước. Mặc dù nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu nhưng Đại hội vẫn xác định “Xây dựng cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp hiện đại, lấy hệ thống công nghiệp nặng tương đối phát triển làm nòng cốt”. Sự điều chỉnh không dứt khoát đó đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam không tiến xa được bao nhiêu, trái lại còn gặp nhiều khó khăn và khuyết điểm mới, tình hình kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân sau 5 năm không những không ổn định được mà còn lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
– Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, từ việc chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, Đại hội VI đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên là phải thực sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, phải thực hiện cho bằng được 3 chương trình lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ; phải thực hiện hai mục tiêu đặt ra trong Đại hội V. Sự điều chỉnh về đường lối công nghiệp hóa của Đảng đã thực sự đi vào đời sống nhân dân, làm cho đất nước phát triển nhanh chóng.
– Tiếp theo, Đại hội VII (năm 1991) Đảng ta tiếp tục có những nhận thức mới, ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Đại hội đã tập trung xây dựng Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội cho nên đường lối công nghiệp hóa không được nghiên cứu chi tiết tại Đại hội VII.
– Đại hội Đảng VIII (năm 1996) đã ra hàng loạt quyết định mới: Thứ nhất, Đại hội VIII xem xét lại chặng đường công nghiệp hóa đầu tiên, Đảng kết luận là nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành chặng đường đầu tiên của thời kỳ công nghiệp hóa đầu tiên, nhìn lại đất nước sau 10 năm đổi mới đã nhận định: nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội. Thứ hai, Đại hội quyết định cho phép nước ta chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để nhằm vào mục tiêu năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.
– Đại hội IX (năm 2001) và Đại hội X (năm 2006) Đảng ta tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới trong tư duy về công nghiệp hóa.