San hô cành đầu nhụy
Tên tiếng anh: Hood coral Tên khoa học: Stylophora pistillata Tên gọi khác: Phân loại ...
Tập đoàn dạng bụi cây hình bán cầu, phân nhánh lưỡng phân. Đỉnh cành to thô, đôi khi nảy ra một cái mấu như mầm cành. Cành phình ra ở nhiều chỗ. Lỗ miệng có cấu trúc biến đổi trong cùng một tập đoàn, miệng ở đầu cành có đáy sâu, đường kính 1 - 1,5mm, xương thành mỏng, 6 vách ngăn mỏng và mịn; miệng ở phía dưới có đường kính tương tự nhưng đáy nông, xương thành và vách dày, có xương lõi, trên vách ngăn và lõi có hạt; miệng ở gần gốc rất nông và cấu trúc xương thành và vách dày. Đại đa số lỗ miệng đều bị che bởi một thể xương hình vòm. Mẫu sống có màu hồng, nâu, vàng, kem và xanh; đỉnh cành thường có màu nhạt hơn.
Trong nước: Trên các rạn san hô Tây vịnh Bắc Bộ (Cát Bà, Long Châu, Cô Tô, Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ), ven bờ miền Trung đến Đông Nam Bộ, các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Thế giới: Phân bố rộng trong vùng nước ấm Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương.
Sống ở vùng nước trong vừa đến rất trong, có sóng vừa hoặc ít sóng, độ sâu 0 - 40m.
Là loài nhạy cảm bị chết hàng loạt khi môi trường thay đổi, đặc biệt do nước đục và độ muối thấp.
Vùng phân bố bị thu hẹp liên tục do ô nhiễm môi trường ven bờ.
Không khai thác làm mỹ nghệ; bảo vệ rừng trên đảo và rừng đầu nguồn; không khai thác cá trên rạn bằng chất độc, chất nổ; không kéo lưới cào gần chân rạn san hô. Cần đầu tư nghiên cứu sinh học làm cơ sở đề xuất việc khai thác hợp lý, phát triển bền vững nguồn lợi.