Cá sủ vàng
Tên tiếng anh: Bronze croaker Tên khoa học: Otolithoides biauritus Tên gọi khác: Cá sủ kép vây vàng, Cá Đường, Cá thủ vây vàng, Cá sủ giấy ...
Gai vây lưng (tổng cộng): 9 - 10; Tia vây lưng (tổng cộng): 27-32; Gai vây hậu môn : 2; Tia mềm hậu môn : 6 - 7.
Là loài cá lớn nhất trong họ cá Đù, mõm nhọn, miệng rộng, hàm dưới đạt tới quá phía sau mắt. Răng khoẻ ở cả hai hàm, không có răng nanh. Bóng hơi hình củ cà rốt với một đôi nhánh phụ chạy từ phía sau lên phía trước. Vây đuôi nhọn.
Đường bên chạy đến tận cùng của vây đuôi. Phần đầu và lưng màu xanh xám, hông màu vàng, vàng da cam, nhạt hơn ở bụng. Đường bên màu vàng. Các vây lẻ và vây bụng màu nâu vàng đến vàng da cam nhạt, vây ngực màu nâu có chấm đen ở gốc.
Loài cá này phân bố ở Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Sri Lanka và Trung Quốc.
Tại Việt Nam: phân bố khá rộng trong khu vực cửa sông ở một số vùng trên lãnh thổ Việt Nam như vùng cửa sông châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
Thành phần thức ăn là các động vật không xương sống ở tầng đáy và các loài cá con. Sống ở tầng đáy. Giai đoạn cá con thường được nuôi trong các bể nuôi cá cảnh, nhưng rất khó nuôi dưỡng. Sống ở vùng nước gần bờ. Chiều dài lớn nhất 160cm, trung bình 100cm, nặng trên 120 kg.
Loài cá này sống ở biển, đến mùa sinh sản ( tháng 1 - 4 và 9 - 10 âm lịch) sẽ vào các vùng cửa sông nước lợ bắt cặp và sinh sản. Cá con sẽ bơi ngược dòng lên đất liền sống và sau 1 - 2 năm sẽ dần tìm ra biển (khi đã đạt trọng lượng > 10kg).
Vì nhiều lý do khác nhau mà loài cá này không còn sản lượng khai thác và gần như tuyệt chủng.
Đã có trong Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đề nghị đưa vào Luât Thuỷ sản. Biện pháp kỹ thuật: Đề xuất các khu vực cấm và hạn chế đánh bắt.