Rau om là gì ?
Nội dung bài viết gồm: Có tên khoa học là Limnophila aromatica (Lamk.) Merr, thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae. Mọi người thường gọi rau om với tên gọi khác như lá ngổ om, rau ngổ, mò om, ngổ điếc, ngổ thơm, rau ôm, ngổ hương, phắp hom pôm (tiếng Lào), ma am (Campuchia). Về ...
Nội dung bài viết gồm:
Có tên khoa học là Limnophila aromatica (Lamk.) Merr, thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae. Mọi người thường gọi rau om với tên gọi khác như lá ngổ om, rau ngổ, mò om, ngổ điếc, ngổ thơm, rau ôm, ngổ hương, phắp hom pôm (tiếng Lào), ma am (Campuchia).
Về đặc điểm
Rau om là loại cỏ mọc bò, chiều dài từ 20 – 30cm, thân giòn, có mùi thơm. Lá cây nhẵn, mọc đối nhau, không có cuống và hơi ôm vào thân, mép lá có răng cưa. Có khi lá mọc thành 3 cụm lá, hoc mọc độc hoặc hợp thành 2-3 dạng xim, không có cuống. Quả có nang nhẵn, bướu và nếp nhân dọc theo quả, ngắn hơn lá đài. Hạt hình trụ và có vân mạng, màu đen nhạt.
Đài hoa hình chuông, chia 5 răng dài từ 4-5mm, tràng đài gấp đôi đài, hoa màu tím nhạt. Rau om có mùi rất thơm.
Về phân bố, thu hái và chế biến
Rau om mọc hoang và trồng khắp các địa phương ở nước ta. Ở miền Nam phân loại thành rau om xanh và rau om tím, trong đó loại tìm dùng làm thuốc nhưng loại này khá hiếm nên rau om xanh vẫn là loại phổ biến hơn cả.
Rau om phân bố ở các nước Bắc Úc, châu Á như Lào, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Người ta thu hái toàn bộ cây rau om, rửa sạch để dùng tươi hoặc phơi khô dùng làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong rau om có chứa các tinh dầu, tanin, cumarin, acid hữu cơ, đường khử và flavonoid.
Công dụng dược lý
Rau om có vị cay, hơi chát, có tính mát, hơi độc, có tác dụng lợi tiểu, chống có thắt, giãn cơ, chỉ khái, thanh nhiệt, tiêu thũng.
Tác dụng dãn cơ như làm dãn mạch, tăng lượng nước tiểu, lực thân giúp tống sỏi thận ra ngoài.
Tác dụng của rau om
1. Trị cảm lạnh: Lấy 15-30g rau om sắc lấy nước uống ngày 3 lần
2. Chữa bệnh sỏi thận: Rau om tươi giã nhỏ, lấy nước pha với một chút muối, ngày uống 2 lần sáng – tối, uống liên tục trong vòng 5 ngày.
3. Rắn độc cắn: Lấy 25g xuyên tâm liên, 15g rau om, giã nát cùng với rượu nếp, vắt nước uống còn phần bà dùng để đắp lên vết thương. Hoặc lấy 30g rau ngổ khô, sao vàng sắc lấy nước uống 4-5 lần.
4. Viêm tấy, đau nhức: Dùng một nắm rau om tươi rửa sạch, giã rồi đắp vào nơi bị viêm tấy sẽ giảm tình trạng đau nhức và nhiễm trùng hiệu quả
5. Chữa ho, số mũ: Dùng 15-30g rau ngổ om tươi rửa sạch, sắc lấy nước uống trong ngày, uống liên tục 3-5 ngày cho đến khi thấy thuyên giảm
6. Trị đầy hơi, khó tiêu: 20g mộc hương nam và 20g rau ngổ thơm, rửa sạch sắc với 1 lít nước, còn lại 1/4 nước thì ngừng đun, uống 2 lần trong ngày cho hết sẽ dễ đi cầu và giảm tình trạng đầy hơi, ợ nóng.
7. Nhiễm trùng herpes: Ép lá ôm tươi hoặc nấu nước để rửa vị trí nhiễm trùng đó
8. Lợi tiểu, chữa đau thắt bụng: Ngày dùng 10-16g rau om khô sắc uống hoặc uống dạng viên hoàn luyện bằng bột khô tán nhuyễn
9. Đái rắt, viêm tiết niệu, đau tức bàng quang: Lấy rau ngổ non khoảng 40-60g giã nát chế thêm 250ml nước, thêm vài hạt muối để uống.
10. Sát trùng vết thương, chống nôn mửa: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 50ml nước rau om tươi xay, uống sau bữa ăn. Sử dụng liên tự từ 1 đến 4 tuần.
11. Trị sỏi mật: Lấy 100g rau ngổ tươi, giã nát lấy nước, thêm vào hỗn hợp 1 muỗng mật ong, uống mỗi ngày vào buổi sáng khi đói. Duy trì khoảng 10-15 ngày liên tục.
12. Đi tiểu ra máu: Cỏ tháp bút 10g, rau ngổ 10g, rễ cỏ tranh 10g, phơi khô, sao vàng rồi sắc uống ngày 2 lần
13. Chữa bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ: Lấy 50g bạc hà và 100g rau om phơi khô, sao vàng hạ thổ 1 lần, sắc với 100ml nước uống liên tục 1 tháng, sau khi ăn tối xong
14. Giải độc cơ thể: Ngoài tác dụng thanh nhiệt, rau om có khả năng giải độc giúp cơ thể thư giãn, tinh thần sảng khoái. Lấy 100g rau ngổ thơm phơi khô, sao vàng hạ thổ 3 lần và 100g lá bạc hà tươi sắc với 100ml nước, để hỗn hợp sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp. Mỗi sáng lúc đói uống 1 lần, uống 5 ngày thì nghỉ 5 ngày và duy trì trong vòng 30 ngày giúp giải độc gan, tiêu mỡ hiệu quả
15. Phòng chống một số bệnh ung thư: Hoạt chất nevadensin trong rau ôm có hoạt tính sinh học cao, có khả năng kháng lại các tế bào ung thư, kháng viêm, tiêu u nhọt…
Cách làm: 100g rau mồng tơi non, 100g rau ngổ tươi giã nát, vắt lấy nước rồi thêm vào 5 muỗng canh dấm (dấm ăn làm từ chuối hoặc dấm táo) uống vào 12h trưa mỗi ngày.
16. Trị ban đỏ: 10g măng sậy, 10g đọt tre mỡ, 20g dây vác tía và 20g rau om tươi, rửa sạch sắc uống ngày 2 lần.
17. Chữa chứng đái dầm: 20g mùi tàu, 20g cỏ mần trầu, 20g rau om, 10g cỏ sữa lá nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước cho còn 1/4 rồi uống sau bữa tối, dùng 1 tuần liên tục sẽ giảm hẳn chứng đái dầm
18. Hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt: Lấy 50g lá cây hoàn ngọc còn non với 100g rau om tươi, rửa sạch, giã nát lấy nước. Thêm vào hỗn hợp 1 giọt mật gấu nguyên chất, dùng vào lúc 12h đếm và sử dụng liên tục trong vòng 2 tháng.
Với bài thuốc này cần người bệnh cần kiêng hải sản, các loại quả họ cam quýt, mãng cầu, lựu, quả hồng chín.
Lưu ý khi dùng rau om
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm và tác dụng của cây rau om Caythuocdangian.com sưu tầm và chia sẻ đến quý bạn đọc. Chúng ta cần lưu ý tìm hiểu kĩ trước khi áp dụng theo các hướng dẫn trên đây, bởi tác dụng của bài thuốc phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.