04/06/2018, 10:53

Giới thiệu cây óc chó

Nhắc đến cây óc chó chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết đến loại quả (hạt) của chúng. Tuy rất gần gũi xung quanh cuộc sống và được bán rộng rãi vào mỗi dịp tết hoặc các hội chợ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được rằng cây óc chó cũng được phát triển quy mô rộng rãi tại Việt Nam. Đặc ...

Nhắc đến cây óc chó chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết đến loại quả (hạt) của chúng. Tuy rất gần gũi xung quanh cuộc sống và được bán rộng rãi vào mỗi dịp tết hoặc các hội chợ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được rằng cây óc chó cũng được phát triển quy mô rộng rãi tại Việt Nam.

Đặc biệt chúng lại rất hữu ích trong việc điều trị một số bệnh như việc chữa các bệnh ngoài da, làm thuốc bổ thận tráng dương tăng cường sức khỏe, điều trị bệnh trĩ và rất nhiều các tác dụng sẽ được chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này.

Nội dung bài viết

Óc chó còn được gọi là phan la tư, cát tuế tử, hồ đào, hạnh đào, hoàng đào. Tên khoa học là Juglans regia L, thuộc dòng họ hồ đào Juglandaceae.

Cây óc chó mà ít người biết đến

Cây óc chõ cho chúng ta những vị thuốc sau:

  1. Hạt óc chó (Hồ đào nhân) là nhân sấy khô hay đã được phơi khô của quả đã chín cây.
  2. Lá óc chó ( Folium Juglandis) là loại lá đã được phơi khô.
  3. Thanh Long Y (Pericapium Juglandis) là vỏ quả óc chó phần thịt đã được phơi hoặc sấy khô.
  4. Phân tâm mộc (Diaphragma Juglandis Fructus) là phần màng chia cách các phần nhân của óc chó đã được phơi khô.

Mô tả cây óc chó

Óc chó (hồ đào) là loại cây lớn, chiều cao cây trưởng thành khoảng 20m, sống lâu năm, thân gỗ. Lá của cây là lá kép kiểu ông chim, thường có 7 đến 9 là trên một chét. Mép lá nguyên không có cuốn hình trứng, khi vò lại sẽ ngửi thấy một mùi hăng rất đặc biệt.

Cây óc chó

Hoa đơn tính, cùng gốc, cùng với lá bắc sớm rụng. Hoa cái mọc thưa, đơn độc, gồm khoảng 4 đến 5 vẩy, vòi nhụy ngắn, bầu hạ. Bầu 1 ngăn, có một tiểu noãn mọc ở giữa thẳng. Có 4 vách giả chia bầu thành các ngăn giả (4 ngăn). Hoa đực được mọc tụ thành hình đuôi sóc, chiều dọc xuống, hoa được mọc ở mỗi kẽ lá bắc, kèm theo hai lá bắc.

Nhị hoa 30 mm – 40 mm chỉ có nghị ngắn, trên đỉnh có bao phần 2 ngăn được quay vào phía trong. Quả hạch có vỏ cứng, đường kính quả chừng 3 đến 4 cm, nhân của quả ở phía trên, chia ra 4 thùy ở đoạn dưới. Quả có nhiều rãnh nhăn nheo, mùa hoa là mùa hè, mùa quả chín khoảng tháng 9 đến tháng 10.

Phân bố, thu hái và chế biến

Óc chó thực ra là loại cây mới được du nhập vào nước ta cách đây không lâu. Cây thường được trông vào một số tỉnh ở phía bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang Hà Giang, Lào Cai. Cây vẫn còn được trồng với số lượng hạn chế khoảng vài nghìn cây.

Cây cũng được mọc ở Nhật bản và các vùng của khu vực đông nam á và cả các nước ôn đới tại châu Âu. Cây Hồ Đào ( óc chó) có thể sống khá lâu, tuy nhiên để thu hoạch tốt và chất lượng là từ năm thứ 15 trở đi. Lá thường được thu hoạch vào mùa hạ, tốt nhất là vào khoảng tháng 6 và tháng 7. Nên chọn những lá khỏe, xanh tốt, sau khi hái phơi lá đến khô để sử dùng. Lưu ý không dùng các lá rụng hoặc lá vào mùa thu.



Thông thường người ta hay sử dụng các lá tươi để sử dụng làm thuốc được luôn. Như việc hái lá tươi, giã nát rồi sử dụng khi đó hoạt tính của chất còn nguyên vẹn. Lá khô bảo quản cận thận có vị đắng chát, mùi thơm màu lục.

Nếu dùng hạt óc chó thì khoảng đến tháng 9 tháng 10 để hái quả chín, sau đó sử dụng cách bóc vỏ ngoài rồi phơi khô hoặc phơi khô luôn tùy cách sử dụng. Hạch thì gồm vỏ cứng phơi khô và nhân vỏ, lấy hạch đập lấy nhân phơi khô gọi là hồ đà nhân và vách là phán tâm mộc.

Thành phần hóa học của cây óc chó

Óc chó có rất nhiều chất béo khoảng 40 đến 50%, ngoài ra còn có dầu óc chó, muốn lấy dầu cần phơi hạt khô càng lâu càng tốt ít khoảng 3 đến 4 tháng thì dầu sẽ tươi hơn và không bị đục.

Dầu óc chó gồm các thành phần 4% lino-lenic, 14-15 % axit oleic, 78 đến 83% axit linolic. Ngoài ra còn có các nhà nghiên cứu khác cho rằng khoảng 7% là axit oleic, 13% là axit linolenic và isolinolenic, 80% là axit linolic, 7% axit béo đặc gồm axit myristic và axit lauric.

quả óc chó

Ngoài ra óc có còn có các vitamin như E, C, B2 và A, gồm thêm các chất như sắt, canxi photphat, mangan, magie, 10,4% hydrat cacbon, 15,5 % protein.

Thành phần hóa họcThành phần hóa học

Thanh long y được chiết suất từ thành phần óc chó được bán rộng rãi trên thị trường châu Âu. Thành phần của chúng gồm peroxydaza, emunsin, axit ellagic, hydrojuglon, juglin, axit malic, axit xitric. Lá óc chó chứa axit elagie, axit galic, một tanin pyrogalic, 5% đường inozito.

Hydroxy -5 và juglon , naphtoquinon -1.4 hydrojuglon là chất do khử oxy của junglon mà tạo thành. Hydrojuglong có 2 dạng totome anpha Hydrojunglon ( triphenolic) và bê ta Hydrojunglon ( monophenolic và dixetonic). Khi già tỉ lệ Juglon giảm, do đó nên hái lá trước khi bị già.

Đun nóng các vi phẫu lá của óc chó thấy có chất juglon bay lên cho tinh thể màu vàng, dài khoảng chừng 300 micromet. Nước brom cũng cho tinh thể có kích thước như vây.

Juglon có tỷ lệ tan trong nước rất kém, gần như không tan, 2 chất hydro juglon cũng chỉ tan được 1 phần trong nước. Riêng beta – hydroxy juglon tan trong clorofoc, còn anpha thì chỉ tan trong cồn.

Anpha hydroxyjuglon ra ngoài trời sẽ oxy hóa để trở thanh juglon. Trong cùng 1 điều kiện thì beta hydrojuglon không bị ôxy hóa. Để beta hydrojuglon trở thành juglon thì cần phải biến beta thành anpha bằng cách đun chúng trong cồn clohydric. Có thể chế juglon ở dạng tinh thể màu cam để nó tan trong dung dịch kiềm cho ra một dung dịch màu tím.

Tác dụng của cây óc chó

Cây óc chó được sử dụng tốt trong cả Tây Y và Đông Y. Đối với Tây Y óc chó được cho là có khả năng sát trùng và các bệnh ngoài da. Sát trùng là do chất phenol, còn chữa bệnh ngoài da là do chất juglon. Tài liệu cổ cho rằng, chúng có vị ngọt, không độc, tính ôn, vào 2 kinh phế,  thận. Chúng có tác dụng bổ gan thận, bền lưng gối, chữa ho, đờm, tu dường, làm thuốc bổ, dưỡng da, tóc đen, lợi tiểu tiện và chống bệnh trĩ.

Tây Y còn dùng lá hồ đào làm thuốc bổ và lọc máu, sát trùng, làm sẽ da lành. Có thể dùng để làm thành nước pha trà: khoảng 20 gam trong một lít nước. Dùng để ngấm rồi uống hoặc sắc 50% để súc miệng, thụt âm đạo, chữa bệnh khí hư. Ngoài ra lá của chó đẻ được tác giả Reynaud cho rằng có thể sử dụng để hạ đường huyết.

Quả óc chó rất tốt cho bà bầu

Juglon được sử dụng để chữa một số bệnh như ngứa, eczema, vảy lến, chốc lở, dùng bằng cách pha nước clorofoc (100ml) trộn với vazolin với 0.5g juglon.

Hạt thường được sử dụng để ép dầu ăn, khô đầu thì cho các loại động vật như lợn, trâu bò ăn. Nên để khô dầu vừa phải để tránh mùi khó chịu khi bị khô dâu lâu. Nếu không sẽ sử dụng để bón ruộng.

Gỗ cây óc chó được dùng để làm súng (báng súng) người châu Âu hay làm và trong ngành mộc.

Đông y thì giúp bổ ký huyết, ổn phế, nhuận táo, nhuận tràng, ích mệnh môn, lợi tam tiểu, chưa hõ suyễn, hàng hư. Chúng thường được dùng với nhân và khoảng 10-20 gam với dạng thuốc là sắc hoặc thuốc viên.

Các vị thuốc được chiết suất từ cây óc chó và cách sử dụng

1. Chữa cho người già yếu ngủ, ho, thở khó, mệt mỏi

Cách dùng: Óc chó bỏ vỏ, sinh khương, hạnh nhân bỏ vỏ và cả đầu nhọn mỗi loại 40 gam, giã nát, dùng mật viên lại bằng viên thuốc. Tối trước khi đi ngủ ngậm 1 đến 2 viên, có thể dùng nước gừng để ngậm chung.

2. Chữa trẻ bị chốc đầu

Cách dùng: Hồ đào (óc chó) cả vỏ thiêu tồn tính, để nguội thêm 1 phần kinh phấn, tán nhỏ trộn đều, hòa với dầu thầu dầu bôi lên khu bị chốc ( cần rửa sạch vùng bị chốc bằng nước bạch đồng nữ hoặc nước trầu không).



4. Chữa khí hư

Cách dùng: Óc chó tươi sao vàng rồi sắc với nước, 1 lit nước cho khoảng 50gam lá tươi. Dùng để thụt vào âm hộ.

5. Ngăn ngừ bệnh tiều đường

Theo nghiên cứu khoa học thì người ăn hạt óc chó ít nhất khoảng 30 gam trên một tuần có tác dụng giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi bị ở giai đoạn 1 rồi thì cũng nên sử dụng, chúng làm chậm sự phát triển của bệnh đến 24%.

Cách dùng: ăn hạt óc chó khô hàng ngày khoảng 5 gam.

6. Ngăn ngừa sỏi túi mật

Với thí nghiệm với hơn 60 nghìn bệnh nhân có chế độ ăn quả óc chó và thời gian thực hiện nghiên cứu là hơn 10 năm. Đã cho thấy tác dụng của nó đối với căn bệnh này.

Cách dùng: ngày ăn từ 2-3 (ngày >6 quả) quả óc chó đều đặn kèm với bữa ăn. Liên tục trong 3 tháng bạn sẽ nhận được sự tích cực.

7. Giảm ung thư vũ, tuyến tụy, tiền liệt

Óc chó có thành phần chất Omega 3 đây là một chất hỗ trợ việc chống ung thư vú và làm giảm sự phát triển của khối u. Mỗi ngày ăn nên từ 6 đến 15 hạt.

8. Tăng sức khỏe của mẹ và thai nhi

Ăn óc chó trong thời gian mang thai có tác dụng rất tốt đối với mẹ và con. Chúng chứa các chất như folate, viboflanvin, thiamin, đây là các chất rất tốt đối với quá trình mang thai của người mẹ. Từ tháng thứ 6, thai nhi bắt đầu phát triển não bộ, nếu các bà mẹ ăn nhiều từ tháng thứ 5 thì rất tốt và góp phần phát triển trí não bé.

9. Nâng cao sức khỏe tim mạch

Óc chó có chứa axit amino đem tới tác động tốt cho mạch máu và những người bệnh tim. Chúng còn chứa axit anpha liolenic có tác dụng ngăn chặn hình thành cục máu đông giảm nguy cơ đột quỵ đến 50%

10. Trị bệnh táo bọn, nhuận tràng

Óc chó có hàm lượng chất xơ cao nên nó sẽ có tác dụng tốt và điều trị nhuận tràng. Việc ăn vài hạt trong ngày sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề này.

11. Cải thiện tình trạng mất ngủ

Melatonin là một chất được lão chúng ta tiết ra nhằm gây buồn ngủ. Khi càng già lượng Metatonin này được tiết ra ngày càng ít. Do đó người già có xu hường ít buồn ngủ, melatonin là một thành phần lớn có trong quả óc chó. Do vậy việc ăn vài hạt trước khi đi ngủ là một giải pháp hiệu quả mà không gây mệt mỏi.

12. Nâng cao khả năng tình dục

Ăn óc chó mỗi ngày tăng khả năng sức khỏe và tinh trùng của đàn ông. Với mỗi ngày khoảng 75 gam sẽ cải thiện được hình dạng, tốc độ  và sức sống của tinh trùng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách dùng cũng như những lưu ý về cây óc chó mà caythuocdangian.com muốn gửi gắm đến bạn đọc. Lưu ý cần đọc thật kĩ thông tin và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dùng theo những hướng dẫn bên trên.

0