Rainer Maria Rilke (1875–1926) tên đầy đủ là René Karl Wilhelm Johann Josef Maria Rilke, là nhà thơ Áo gốc Bohemia viết bằng tiếng Đức, một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỉ XX.
Rainer Maria Rilke sinh ở Prague, Bohemia (thời đó là Áo-Hung, nay là cộng hoà Czech) trong một gia đình công chức. Tuổi thơ sống ở Prague, sau đó ở Munchen (Munich), Berlin, Paris, Thuỵ Sĩ. Học văn học, lịch sử nghệ thuật, triết học ở Đại học Prague, Đại học Munchen, Đại học Berlin. Những tập thơ đầu tiên Leben und Lieder (Cuộc đời và những bài ca, 1894); Traumgekrönt (Những giấc mộng đăng quang, 1897),... là sự thể hiện những đề tài của chủ nghĩa suy đồi cuối thế kỉ XIX.
Sau hai chuyến đi sang Nga (năm 1897 và 1900) Rilke gặp Leo Tolstoy và chịu sự ảnh hưởng của văn học Nga, chuyển sang khuynh hướng nhân đạo trong sáng tác. Năm 1901 cưới Clara Westhoff và sinh con gái trong năm này, sau đó chuyển sang sống ở Pháp.
Thế chiến I xảy ra, Rilke tham gia quân đội một thời gian, sau đó sống ở Munchen, năm 1919 sang Thuỵ Sĩ. Năm 1921 sống ở Muzot, hoàn thành Duineser Elegien (Những khúc bi ca Duineser) viết dở từ năm 1912 và viết Die Sonette an Orpheus (Sonnet gửi Orpheus).
Từ năm 1923 vì lý do sức khoẻ phải sống ở khu điều dưỡng Territet bên hồ Geneva. Các bác sĩ không chẩn đoán đúng bệnh tình, chỉ trước khi chết không lâu mới xác định ra đó là bệnh máu trắng. Hậu quả là Rilke qua đời ngày 29 tháng 12 năm 1926. Nhà thơ tự chọn cho mình câu thơ khắc trên bia mộ: “Rose, oh reiner Widerspruch, Lust, Niemandes Schlaf zu sein unter soviel Lidern” (Hoa hồng, ôi vẻ hai mặt trắng trong, đỏng đảnh, Làm một giấc mộng không của ai dưới gánh nặng của bao đời).
Rilke sáng tác từ khi còn rất trẻ và thi tập đầu tay của ông Leben und Lieder: Bilder und Tagebuchblatter (Cuộc sống và những bài ca: Những hình ảnh và những trang nhật ký) được xuất bản năm 1894. Sự nghiệp sáng tác của ông có thể chia làm bốn giai đoạn:
- Thời kỳ hình thành (1897-1902) với những tập thơ tình đầu tay mang phong cách lãng mạn của thế kỷ XIX như Traumgekrönt (Mơ mộng, 1897), Dir zur Feier (Dâng hiến, 1897-1898), Advent (Mùa vọng, 1898)... Giai đoạn này ông gặp nữ văn sĩ – thi sĩ – nhà tâm lý học người Nga Lou Andreas-Salomé, người có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp và cuộc đời của ông đến tận cuối đời; ông đã cùng bà đi sang Nga hai lần vào năm 1899 và 1900, nơi đã khơi gợi thi hứng để ông sáng tác thi tập Das Stunden-Buch (Kinh Nhật tụng, 1899-1903) mà ông dành tặng Salomé.
- Thời kỳ hiện thực (1902-1910), phần lớn thời gian này ông sống tại Paris và từng làm thư ký cho hoạ sĩ – nhà điêu khắc nổi tiếng Auguste Rodins, người mà ông đã học được cách quan sát bằng năng lực tri giác và biến những quan sát đó thành nghệ thuật; trong thời gian ở Paris Rilke đã phát triển một phong cách mới li khai khỏi thơ trữ tình truyền thống của Đức được gọi là Ding-Gedicht (thơ vật thể). Các thi tập mang phong cách tượng trưng như Das Buch der Bilder (Kinh Hình tượng, 1899-1906), Neue Gedichte (Những vần thơ mới, 1902-1908), cuốn tiểu thuyết mang phong cách hiện sinh Die Aufzeichnungen des Malte Laurids Brigge (Ghi chép của Malte Laurids Brigge) và trường ca Requiem-Gedichte (Thơ Cầu hồn) của ông đã được hoàn thành trong thời kỳ này.
- Thời kỳ thứ ba (1910-1919) là thời kỳ đánh dấu một khoảng ngừng lặng trong sự nghiệp văn học của ông. Sau khi xuất bản cuốn tiểu thuyết Ghi chép của Malte Laurids Brigge, ông bị ám ảnh vì chiến tranh đến độ hầu như không thể sáng tác được gì.
- Thời kỳ cuối cùng và cũng cũng là thời kỳ sáng tác cao độ nhất của ông (1919-1926), tâm trạng ám ảnh vì chiến tranh kết thúc vào năm 1922 khi ông hoàn thành bản Duineser Elegien (Bi ca Duino) mà ông bắt tay vào viết từ năm 1912. Ngay sau đó ông cho ra đời Die Sonette an Orpheus (Sonnet dành tặng Orpheus). Hai tác phẩm này là đỉnh cao trong sự nghiệp của ông. Đây cũng là thời gian ông sáng tác nhiều bài thơ mang đậm nét trừu tượng và triết lý như Vorfrühling (Chớm xuân), Mausoleum (Lăng mộ), Vergänglichkeit (Thoảng qua)...
Rilke chịu ảnh hưởng của hai triết gia là Schopenhauer và Nietzsche; nhiều tác phẩm của ông mang tính triết lý về cái đẹp, nỗi thống khổ, cuộc sống và cái chết. Ngoài thi ca và tiểu thuyết, ông còn viết tiểu luận, truyện ngắn và dịch một số tác phẩm từ tiếng Nga và tiếng Pháp. Ông cũng sáng tác bằng tiếng Pháp.
Rilke khiến nhiều thế hệ say mê bằng những vần thơ đầy cảm xúc, bằng thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, âm điệu và luôn day dứt của mình. Ông thường sử dụng những cú pháp mới mẻ, sáng tạo, và biến ngôn từ thành bất tử. Rilke, như lời phát biểu của nhà văn và nhà phê bình kịch người Áo Robert Musil đọc tại lễ tưởng niệm ông, là “nhà thơ vĩ đại nhất từ thời Trung cổ mà người Đức từng có...”, và “...ông không làm gì khác ngoài việc làm cho nền thi ca Đức lần đầu tiên trở nên hoàn hảo...”
Thơ:
- Leben und Lieder (Cuộc đời và những bài ca, 1894)
- Traumgekrönt (Những giấc mộng đăng quang, 1897)
- Advent (1898)
- Erste Gedichte (Những bài thơ đầu tiên, 1903)
- Mir zur Feier (Cho tôi trong ngày lễ, 1909)
- Buch der Bilder (Quyển sách những hình tượng, 1902)
- Stundenbuch (Nhà nguyện, 1905)
- Neue Gedichte (Những bài thơ mới, 1907-08)
- Duineser Elegien (Những khúc bi ca Duineser, 1912/1922)
- Die Sonette an Orpheus (Sonnet gửi Orpheus, 1923)
- Das Marien-Leben (Cuộc đời của trinh nữ Marie, 1912)
- Die Weise von Liebe und Tod des Kornets Christoph Rilke (Bài ca về tình yêu và cái chết của Kornets Christoph Rilke, 1906)
Văn xuôi:
- Die Aufzeichnungen des Malte Laurids Brigge (Những ghi chép Malte Laurids Brigge, 1910)
Rainer Maria Rilke (1875–1926) tên đầy đủ là René Karl Wilhelm Johann Josef Maria Rilke, là nhà thơ Áo gốc Bohemia viết bằng tiếng Đức, một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỉ XX.
Rainer Maria Rilke sinh ở Prague, Bohemia (thời đó là Áo-Hung, nay là cộng hoà Czech) trong một gia đình công chức. Tuổi thơ sống ở Prague, sau đó ở Munchen (Munich), Berlin, Paris, Thuỵ Sĩ. Học văn học, lịch sử nghệ thuật, triết học ở Đại học Prague, Đại học Munchen, Đại học Berlin. Những tập thơ đầu tiên Leben und Lieder (Cuộc đời và những bài ca, 1894); Traumgekrönt (Những giấc mộng đăng quang, 1897),... là sự thể hiện những đề tài của chủ nghĩa suy đồi cuối thế kỉ XIX.
Sau hai chuyến đi sang Nga (năm 1897 và 1900) Rilke gặp Leo Tolstoy và chịu sự ảnh hưởng của văn học Nga, chuyển sang khuynh hướng n…