18/06/2018, 16:09

Quyền kiểm soát Kinh tế và Chủ nghĩa Độc tài Toàn trị

Friedrich August von Hayek* Trích từ Sách Con đường Dẫn đến Tình trạng Nô dịch “Quyền kiểm soát sự sản sinh của cải là quyền kiểm soát của chính đời sống con người.” – Hilaire Belloc Hầu hết những nhà hoạch định vốn là những người đã nghiêm túc suy xét ...

41GCOF9UyZL._SS500_

Friedrich August von Hayek*

Trích từ Sách Con đường Dẫn đến Tình trạng Nô dịch

“Quyền kiểm soát sự sản sinh của cải là quyền kiểm soát của chính đời sống con người.” – Hilaire Belloc

Hầu hết những nhà hoạch định vốn là những người đã nghiêm túc suy xét những khía cạnh thực tiển những công việc của họ, có chút nghi ngờ rằng một nền kinh tế định hướng phải được tiếp tục tiến hành theo những đường lối độc tài nhiều hay ít. Mà qua đó một hệ thống phức tạp của những hoạt động liên hệ bên trong, nếu nó buộc phải định hướng chút ít nào đó một cách ý thức đạo, phải được đinh hướng bởi một ban nhân viên duy nhất gồm những chuyên gia, và qua đó trách nhiệm tối hậu và quyền lực phải nằm trong tay của một vị chỉ huy trưởng, mà những hành động của ông ta không được kiềm chế bởi thủ tục dân chủ, thì quá rõ ràng là một kết quả của những ý tưởng cơ bản của việc hoạch định tập trung không thể không chỉ huy sự tán thành khá chung chung. Điều an ủi mà những nhà hoạch định của chúng ta đưa ra cho chúng ta là việc định hướng độc tài nầy sẽ áp dụng “chỉ” đối với những vấn đề kinh tế. Một trong những nhà hoạch định Mỹ nổi bật nhất, Ngài Stuart Chase, bảo đảm chúng ta rằng, thí dụ, trong một xã hội có kế hoạch“nền dân chủ chính trị có thể vẫn còn nếu nó tự hạn chế trong phạm vi tất cả vấn đề ngoại trừ kinh tế”.

Những bảo đảm như thế thường được kèm theo bởi việc đề nghị rằng bằng cách bỏ quyền tự do trong những gì là, hoặc phải là, những khía cạnh ít quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta sẽ có được sự tự do to lớn hơn trong việc theo đuổi những giá trị cao hơn. Trên cái cớ nầy, những người vốn ghê tởm ý tưởng của một chế độ độc tài chính trị, thường la hét đòi hỏi một nhà độc tài trong lãnh vực kinh tế.

Những lập luận được sử dụng kêu gọi những bản năng tốt nhất của chúng ta và thường thu hút những tâm trí cao quý nhất. Nếu việc hoạch định thực sự làm cho chúng ta khỏi phải mang những nỗi lo lắng ít quan trọng hơn và nó cũng làm cho dễ dàng hơn để trả lại sự tồn tại của chúng ta một nỗi lo về cách sinh hoạt giản dị và suy nghĩ cao xa, ai sẽ ước muốn làm giảm giá trị một lý tưởng như thế ? Nếu những hoạt động kinh tế của chúng ta thực sự chỉ quan tâm phần thấp hơn hoặc thậm chí những mặt bẩn thỉu hơn của cuộc sống, dĩ nhiên chúng ta phải cố gắng bằng mọi cách để tìm ra một cách giải tỏa chính mình khỏi nỗi lo lắng quá mức vì những mục đích vật chất, và, bỏ lại chúng cho sự chăm sóc bởi một phần nào đó của guồng máy vị lợi, giải thoát tâm trí của chúng ta cho những điều cao hơn của cuộc sống.

Thật không may là sự bảo đảm mà người ta rút ra từ niềm tin nầy mà qua đó quyền lực vốn được thực hiện trên đời sống kinh tế, chỉ là một quyền lực trên những vấn đề có tầm quan trọng thứ cấp, và quyền lực mà làm cho họ xem nhẹ mối đe dọa cho quyền tự do về những theo đuổi kinh tế của chúng ta, thì hoàn toàn không được bảo đảm. Phần lớn chính là hậu quả của niềm tin sai lầm rằng có những mục đích hoàn toàn về kinh tế tách biệt từ những mục đích khác của cuộc sống. Tuy thế, ngoài trường hợp bệnh lý của người keo kiệt, không có điều nào như thế. Những mục đích tối hậu của các hoạt động của những người có lý lẽ không bao giờ là kinh tế. Nói một cách chính xác, không có “động lực kinh tế” nào ngoại trừ chỉ là những yếu tố kinh tế đặt điều kiện trên sự cố gắng hết sức của chúng ta cho những mục đích khác. Điều mà trong ngôn ngữ bình thường được gọi sai lầm là “động lực kinh tế”, có nghĩa chỉ đơn thuần là sự khao khát cho một cơ hội chung chung, một sự khao khát cho quyền lực hầu đạt được những mục đích cuối cùng không định rõ.1 Nếu chúng ta cố gắng để có, đó là bởi vì nó cho chúng ta một sự lựa chọn rộng rãi nhất trong việc hưởng thụ những thành quả của những nỗ lực của chúng ta.

Bởi vì trong xã hội hiện đại, nó thông qua việc giới hạn những thu nhập tiền bạc của chúng ta mà chúng ta bị khiến cho cảm thấy những hạn chế mà sự nghèo nàn tương đối của chúng ta vẫn áp đặt trên chúng ta, nhiều người đã cuối cùng thù ghét tiền bạc như là một biểu tượng của những hạn chế nầy. Nhưng điều nầy hẳn là lầm lẫn môi trường với nguyên nhân mà qua đó một sức mạnh tự làm cho cảm thấy. Sẽ đúng hơn nhiều khi nói rằng tiền bạc là một trong những công cụ vĩ đại nhất của sự tự do từng được phát minh bởi con người. Chính là tiền bạc mà trong xã hội đang tồn tại mở ra một phạm vi lựa chọn đáng kinh ngạc cho người nghèo, một phạm vi lớn hơn phạm vi mà cách đây không nhiều thế hệ đã mở ra cho những người giàu có. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn điều rất quan trọng của dịch vụ tiền bạc nầy nếu chúng ta suy xét là nó thực sự có thể có ý nghĩa gì, như rất nhiều những nhà xã hội chủ nghĩa đề ra một cách đặc trưng, nếu “động lực tiền tài” phần lớn được thay thế bởi “những thúc đẩy phi kinh tế.” Nếu tất cả những phần thưởng, thay vì được trao ra bằng tiền, được trao ra theo hình thức của những phân biệt công cộng hoặc những đặc ân, những vị trí của quyền lực trên những người khác, hoặc nơi ở tốt hơn hoặc thức ăn ngon hơn, những cơ hội được du lịch, hoặc giáo dục, điều nầy sẽ chỉ đơn thuần có nghĩa là người nhận sẽ không còn được cho phép chọn lựa, và là, bất cứ ai sắp xếp phần thưởng, định đoạt không chỉ là kích thước của nó mà còn là hình thức riêng biệt mà nó sẽ được thụ hưởng.

Một khi chúng ta nhận ra rằng không có động lực kinh tế riêng biệt nào và rằng phần lợi về kinh tế hoặc phần mất mát về kinh tế chỉ đơn thuần là phần lợi hoặc mất mát ở nơi mà nó vẫn nằm trong quyền lực của chúng ta để quyết định phần nào trong số những nhu cầu hoặc mong muốn của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng, điều đó cũng dễ dàng nhìn thấy hơn cái nhân quan trọng của sự thật trong một niềm tin chung chung mà những vấn đề kinh tế chỉ gây ảnh hưởng đến những mục đích ít quan trọng của cuộc sống, và để hiểu được sự khinh miệt trong điều mà những suy xét “chỉ đơn thuần” về kinh tế thường được bám lấy. Trong ý nghĩa, điều nầy được chứng minh là hoàn toàn đúng trong một nền kinh tế thị trường –nhưng chỉ trong một nền kinh tế tự do như thế. Miễn là chúng ta có thể tự do định đoạt trên thu nhập của chúng ta và tất cả những của cải của chúng ta, sự mất mát về kinh tế sẽ luôn luôn lấy đi của chúng ta chỉ là về những gì mà chúng ta xem là điều ít quan trọng nhất của những mong muốn mà chúng ta có khả năng đáp ứng.

Sự mất mát “chỉ đơn thuần là” về kinh tế vì thế là một mất mát mà qua ảnh hưởng của nó chúng ta vẫn có thể rơi vào những nhu cầu ít quan trọng hơn của chúng ta, trong khi mà chúng ta nói rằng giá trị của một cái gì đó chúng ta đã mất, thì lớn hơn nhiều so với giá trị kinh tế của nó, hoặc rằng nó không thể thậm chí được ước tính trong những phần về kinh tế, điều nầy có nghĩa là chúng ta phải gánh chịu sự mất mát ở nơi mà nó rơi xuống. Và tương tự với cái lợi về kinh tế. Những thay đổi kinh tế, nói cách khác, thường ảnh hưởng chỉ là phần ngoài, phần “ngoại biên” của những nhu cầu của chúng ta. Có nhiều điều vốn quan trọng hơn bất cứ điều gì mà những cái lợi hoặc mất mát về kinh tế gần như gây ảnh hưởng, mà qua đó đối với chúng ta đang đứng cao trên những tiện nghi và thậm chí trên phần nhiều những thứ cần thiết của cuộc sống vốn bị ảnh hưởng bởi những thăng trầm kinh tế. So với chúng, “cái lợi bẩn thỉu”, câu hỏi là liệu chúng ta có tồi tệ hơn hoặc sung túc hơn một chút về kinh tế, dường như ít quan trọng. Điều nầy khiến cho nhiều người tin rằng bất cứ điều gì, giống như việc hoạch định kinh tế, vốn chỉ ảnh hưởng đến những lợi ích kinh tế của chúng ta, không thể nghiêm trọng đụng chạm vào những giá trị cơ bản hơn của cuộc sống.

Tuy nhiên, đây là một kết luận sai lầm. Những giá trị kinh tế thì rõ ràng ít quan trọng hơn đối với chúng ta so với nhiều điều bởi vì trong những vấn đề kinh tế, chúng ta được tự do quyết định điều gì đối với chúng ta là quan trọng hơn, và điều gì ít quan trọng hơn. Hoặc, như chúng ta có thể nói, bởi vì trong xã hội hiện nay chính là chúng ta vốn là những người phải giải quyết những nan đề kinh tế của cuộc sống chúng ta. Bị kiểm soát trong những theo đuổi kinh tế của chúng ta có nghĩa là luôn luôn bị điều khiển trừ khi chúng ta tuyên bố mục đích cụ thể của mình. Hoặc, vì khi chúng ta tuyên bố mục đích cụ thể của mình, chúng ta cũng sẽ phải làm sao cho nó được chấp nhận, chúng ta sẽ thực sự bị kiểm soát trong mọi thứ.

Vì vậy, một câu hỏi được nêu ra qua việc hoạch định kinh tế thì không chỉ đơn thuần là liệu chúng ta sẽ có khả năng đáp ứng điều gì mà chúng ta xem là những nhu cầu quan trọng ít nhiều theo cách mà chúng ta ưu thích hơn. Đó là liệu có phải sẽ chính là chúng ta vốn là những người quyết định điều gì là quan trọng hơn, và điều gì là ít quan trọng hơn đối với chúng ta, hoặc liệu có phải điều nầy sẽ được quyết định bởi nhà hoạch định. Việc hoạch định kinh tế sẽ không chỉ đơn thuần gây ảnh hưởng đối với những nhu cầu ngoài phạm vi trong số đó của chúng ta mà chúng ta thường nghĩ đến khi chúng ta tỏ vẻ khinh bỉ nói về chỉ đơn thuần là nền kinh tế. Điều đó, trong thực tiển, sẽ có nghĩa là chúng ta như những cá nhân sẽ không còn được cho phép quyết định về điều gì mà chúng ta xem như là ngoài phạm vi.

Nhà chức trách điều hành tất cả các hoạt động về kinh tế sẽ kiểm soát không chỉ đơn thuần là một phần đời sống của chúng ta vốn có liên quan với những thứ thấp hơn; nó sẽ kiểm soát việc phân bổ những phương tiện hạn chế cho tất cả những mục đích của chúng ta. Và bất cứ ai kiểm soát tất cả các hoạt động kinh tế, sẽ kiểm soát những phương tiện cho tất cả những mục đích của chúng ta, và vì vậy phải quyết định những mục đích nào sẽ được đáp ứng và những mục đích nào không. Điều nầy thực sự là điểm then chốt của vấn đề. Việc kiểm soát kinh tế không chỉ đơn thuần là sự kiểm soát về một phần đời sống con người vốn có thể được tách khỏi phần còn lại; chính là sự kiểm soát về những phương tiện cho tất cả những mục đích của chúng ta. Và bất cứ ai có quyền kiểm soát độc nhất những phương tiện, cũng phải xác định những mục đích nào sẽ được phục vụ, những giá trị nào sẽ được đánh giá cao hơn và thấp hơn, tóm lại, là những gì mà người ta sẽ tin tưởng và cố gắng hết mình. Việc hoạch hoạch tập trung có nghĩa là những nan đề kinh tế phải được giải quyết bởi cộng đồng thay vì bởi cá nhân; nhưng điều nầy kéo theo là nó cũng phải là một cộng đồng, hoặc đúng hơn là những đại diện của nó, vốn là những người phải quyết định điều tương đối quan trọng của các nhu cầu khác nhau.

Cái gọi là quyền tự do về kinh tế mà những nhà hoạch định hứa hẹn chúng ta, có nghĩa chính xác là chúng ta sẽ được nhẹ đi sự cần thiết của việc giải quyết những nan đề kinh tế của chúng ta và là những lựa chọn cay đắng mà điều nầy thường dính dáng, sẽ được làm cho chúng ta. Vì trong hoàn cảnh hiện đại, đối với gần như mọi thứ chúng ta phụ thuộc vào những phương tiện mà những người đồng bào của chúng ta cung cấp, việc hoạch định kinh tế sẽ lôi cuốn việc định hướng gần như toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Khó mà có một diện mạo của nó, từ những nhu cầu chính yếu của chúng ta đến những mối quan hệ với gia đình và bạn bè của chúng ta, từ điều bình thường của công việc chúng ta đến việc sử dụng sự thời gian rảnh rỗi của chúng ta, mà trên đó nhà hoạch định sẽ không tiến hành “sự kiểm soát có ý thức” của mính.2

Quyền lực của nhà hoạch định trên những cuộc sống riêng tư của chúng ta sẽ không kém hoàn toàn nếu ông ta chọn là không thực hiện nó bằng việc kiểm soát trực tiếp sự tiêu thụ của chúng ta. Mặc dù một xã hội có kế hoạch có thể đến một số mức độ nào đó sẽ dùng đến việc phân phối lương thực, đồ dùng và những phương cách tương tự, quyền lực của nhà hoạch định trên những cuộc sống riêng tư của chúng ta không phụ thuộc vào điều nầy, và sẽ khó mà kém hiệu quả nếu người tiêu thụ trên danh nghĩa xem như được tự do tiêu xài thu nhập của mình như anh ta muốn. Nguồn quyền lực nầy trên tất cả sự tiêu dùng mà trong một xã hội có kế hoạch nhà cầm quyền sẽ có được, sẽ là quyền kiểm soát của họ trên sản xuất.
Quyền tự do của chúng ta về sự lựa chọn trong một xã hội cạnh tranh được dựa trên sự kiện thực tế là, nếu một người từ chối đáp ứng những ước muốn của chúng ta, chúng ta có thể quay sang người khác. Nhưng nếu chúng ta đối mặt với một nhà độc quyền thương mại, chúng ta phải nhờ vào lòng thương xót của ông ta. Và người có thẩm quyền điều hành toàn bộ hệ thống kinh tế sẽ là một nhà độc quyền thương mại mạnh mẽ nhất như có thể hình dung được. Trong khi chúng ta có lẽ không cần lo ngại rằng một người có thẩm quyền như thế sẽ khai thác quyền lực nầy theo cách mà một nhà độc quyền thương mại tư nhân sẽ làm như thế, trong khi mục đích của nó có thể được cho là sẽ không phải là việc moi ra phần lợi tài chính tối đa, nó sẽ có quyền lực hoàn toàn để quyết định điều gì chúng ta được ban cho và trên những điều khoản gì. Nó sẽ không chỉ quyết định những mặt hàng và dịch vụ gì phải có, và trong những số lượng bao nhiêu; nó sẽ có khả năng điều hành sự phân phối của mình giữa các khu vực và các nhóm và có thể, nếu muốn, phân biệt đối xử giữa những con người đến bất kỳ mức độ nào mà nó thích. Nếu chúng ta nhớ lý do tại sao việc hoạch định được ủng hộ bởi hầu hết người dân, có phải chăng có thể có nhiều nghi ngờ rằng quyền lực nầy sẽ được sử dụng cho những mục đích của điều mà người có thẩm quyền chấp thuận và ngăn cản những theo đuổi mục đích mà nó không chấp thuận ?

Quyền lực được ban cho bởi việc kiểm soát sản xuất và những giá cả thì gần như vô hạn. Trong một xã hội cạnh tranh, những giá cả mà chúng ta phải trả cho một thứ, một mức giá mà chúng ta có thể có được một thứ cho một thứ khác, phụ thuộc vào những số lượng của những thứ khác mà, bằng cách chọn một thứ, chúng ta lấy đi từ những thành viên khác của xã hội. Giá cả nầy không được định rõ bởi ý muốn có ý thức của bất cứ ai. Và nếu một cách để đạt được những mục đích của chúng ta chứng minh quá đắt đối với chúng ta, chúng ta có quyền thử những cách khác. Những chướng ngại trên đường đi của chúng ta không phải là vì một người nào đó không chấp nhận những mục đích của chúng ta, mà vì một sự kiện thực tế là những phương tiện giống nhau cũng đang cần ở nơi khác. Trong một nền kinh tế định hướng, nơi mà chính quyền theo dỏi những mục đích được theo đuổi, điều chắc chắn rằng nó sẽ sử dụng những quyền lực của nó để trợ giúp một vài mục đích và để ngăn chận sự nhận biết những mục đích khác. Không phải là quan điểm của riêng chúng ta, mà là của một người nào khác, về điều gì mà chúng ta phải thích hoặc không thích, sẽ định đoạt điều gì mà chúng ta sẽ nhận được. Và kể từ khi chính quyền có thể có quyền lực để cản trở bất kỳ những nỗ lực nào tránh né sự hướng dẫn của nó, nó gần như có thể kiểm soát những gì chúng ta tiêu thụ một cách hiệu quả như thể nó trực tiếp bảo chúng ta tiêu xài phần thu nhập của chúng ta như thế nào.

Không phải chỉ trong khả năng của chúng ta như là những người tiêu dùng, tuy nhiên, và không phải thậm chí chủ yếu là trong khả năng đó, ý muốn chính quyền sẽ uốn nắn và “hướng dẫn” cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó sẽ làm như thế thậm chí hơn nữa trong vị trí của chúng ta như là những người sản xuất. Hai khía cạnh nầy của cuộc sống chúng ta không thể bị tách rời; và như đối với hầu hết chúng ta, thời gian mà chúng ta dành cho công việc của mình, là một phần lớn của toàn bộ cuộc sống chúng ta, và như công việc của chúng ta cũng thường thường định đoạt nơi nào và trong số những người nào chúng ta sống, một số quyền tự do nào đó trong việc lựa chọn công việc của chúng ta, có lẽ, thậm chí quan trọng hơn cho hạnh phúc của chúng ta so với quyền tự do tiêu xài phần thu nhập của chúng ta trong suốt những giờ rảnh rỗi.

Không có một nghi ngờ nào, đó là điều sự thật mà ngay cả trong điều tuyệt vời nhất trên mọi thứ, quyền tự do nầy sẽ rất hạn chế. Một số ít người từng có rất nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp. Nhưng điều quan trọng là chúng ta có sự lựa chọn nào đó, là chúng ta không hoàn toàn bị ràng buộc vào một công việc riêng biệt vốn đã được chọn lựa cho chúng ta, hoặc chúng ta có thể đã chọn lựa trong quá khứ, và là nếu một vị trí trở nên hoàn toàn không thể chịu đựng nổi, hoặc nếu chúng ta có ý muốn một vị trí khác, hầu như luôn luôn có một lối thoát cho người có khả năng, một sự hy sinh nào đó với cái giá mà anh ta có thể đạt được mục đích của mình. Không có gì tạo ra những điều kiện không thể chịu đựng hơn nữa so với sự hiểu biết mà không một nỗ lực nào của chúng ta có thể thay đổi chúng; và thậm chí khi chúng ta sẽ không bao giờ có sức mạnh của tâm trí để thực hiện sự hy sinh cần thiết, sự hiểu biết mà chúng ta có thể thoát khỏi nếu chúng ta chỉ cần cố gắng đủ, một cách khác hơn là tạo nên nhiều vị trí không thể chịu đựng nổi, không thể chịu đựng được.

Điều nầy không phải nói rằng trong lãnh vực nầy tất cả dành cho người giỏi nhất trong thế giới hiện nay của chúng ta, hoặc đã từng là như thế trong quá khứ tự do nhất, và rằng không thể làm gì nhiều để cải thiện những cơ hội lựa chọn mở ra cho người dân. Ở đây như nơi nào khác, nhà nước có thể làm rất nhiều để giúp sự lan rộng của kiến thức và thông tin và trợ giúp sự di động. Nhưng vấn đề là loại hành động của nhà nước vốn thực sự sẽ làm gia tăng cơ hội, thì gần như chính xác là điều đối ngược của “việc hoạch định” mà hiện nay thường được biện minh và thực hành. Hầu hết những nhà hoạch định, đó là sự thật, hứa hẹn rằng trong một thế giới mới có kế hoạch, sự lựa chọn tự do về nghề nghiệp sẽ được bảo tồn rất mực thước hoặc thậm chí được gia tăng. Nhưng ở đó, họ hứa hẹn nhiều hơn họ có thể hoàn tất. Nếu họ muốn lên kế hoạch, họ phải kiểm soát ngỏ vào trong những chuyên ngành và nghề nghiệp khác nhau, hoặc những điều khoản về tiền thù lao, hoặc cả hai. Trong hầu hết tất cả những trường hợp được biết đến của việc hoạch định, việc thành lập những quyền kiểm soát và những hạn chế như thế là trong số những biện pháp đầu tiên được thực hiện. Nếu quyền kiểm soát như thế được thực hành và thực hiện một cách phổ quát bởi một nhà cầm quyền duy nhất lên kế hoạch, người ta cần một ít tưởng tượng để nhìn thấy điều gì sẽ xảy đến cho “sự lựa chọn tự do về nghề nghiệp” được hứa hẹn. “Quyền tự do lựa chọn” sẽ là điều viễn tưởng hoàn toàn, một lời hứa đơn thuần để không thực hành việc nhận rõ điều khác biệt nào nơi mà theo lẽ tự nhiên của trường hợp, việc nhận rõ điều khác biệt phải được thực hành, và nơi mà tất cả trường hợp mà người ta có thể hy vọng sẽ được thực hành mà qua đó sự lựa chọn sẽ được thực hiện trên điều gì mà chính quyền tin là lý lẽ khách quan.

Sẽ có một ít khác biệt nếu nhà cầm quyền lên kế hoạch tự hạn chế trong phạm vi tu chỉnh những điều khoản về việc làm và cố gắng điều hòa những con số bằng cách điều chỉnh những điều khoản nầy. Bằng cách quy định mức thù lao, nó sẽ ngăn cản không kém hiệu quả những nhóm người bước vào nhiều chuyên ngành hơn so với bằng cách, đặc biệt là, loại họ ra. Một cô gái khá bình thường vốn là người rất muốn trở thành một nữ viên bán hàng, một cậu bé yếu đuối vốn là người đã đặt hết tâm huyết của mình vào một công việc nơi mà sự yếu đuối đã tạo điều bất lợi cho cậu ta, cũng như trong những trường hợp chung chung, những người kém khả năng hoặc kém thích hợp quá rõ ràng không nhất thiết phải bị loại ra trong một xã hội cạnh tranh, nếu họ coi trọng vị trí một cách thích đáng, thường là họ sẽ có thể có một khởi đầu bằng việc hy sinh tài chính và sau đó sẽ làm tốt qua những khả năng mà lúc đầu không rất rõ ràng. Nhưng khi chính quyền tu chỉnh mức thù lao cho toàn bộ thể loại và sự tuyển chọn trong số những người trong danh sách được thực hiện bởi cuộc trắc nghiệm có mục đích, sức mạnh của lòng ham muốn của họ cho công việc sẽ được tính vào rất ít. Một người mà trình độ chuyên môn của anh ta không thuộc một loại tiêu chuẩn, hoặc tính chất của anh ta không thuộc loại thông thường, sẽ không còn có thể đi đến những dàn xếp đặc biệt với người chủ mà những cách sử dụng tùy nghi của ông ta sẽ phù hợp với những nhu cầu đặc biệt của mình: một người vốn thích những giờ giấc bất thường hơn hoặc thậm chí là sự tồn tại được đến đâu hay đến đó với một thu nhập nhỏ nhoi và có lẽ là không chắc chắn đối với một công việc thường làm sẽ không còn có sự lựa chọn nào khác. Những điều kiện sẽ không có điều ngoại lệ mà ở một mức độ nào đó chúng không tránh khỏi nằm trong một tổ chức to lớn –hoặc khá tồi tệ hơn, bởi vì sẽ không có chuyện thoát khỏi nào có thể xảy ra. Chúng ta sẽ không còn được tự do là thị trường hợp lý hay hiệu quả chỉ khi nào và nơi mà chúng ta nghĩ rằng điều đó xứng đáng trong một lúc, tất cả chúng ta sẽ phải phù hợp với những tiêu chuẩn mà chính quyền lên kế hoạch phải tu chỉnh nhằm mục đích đơn giản hóa công việc của nó. Để làm cho công việc to lớn nầy có thể quản lý được, nó sẽ phải giảm đi sự đa dạng của những năng lực và khuynh hướng con người đến một vài thể loại của những nhóm nhỏ riêng biệt, dễ dàng hoán đổi và cố tình bỏ qua những khác biệt nhỏ nhặt cá nhân.

Mặc dù mục đích của việc hoạch định được công khai tuyên bố sẽ là điều mà người ta sẽ không còn là một phương tiện đơn thuần, thật ra –vì nó sẽ không thể nào tính vào trong kế hoạch những cái thích và không thích cá nhân — một cá nhân hơn bao giờ hết sẽ trở thành một phương tiện đơn thuần, được sử dụng bởi chính quyền trong việc phục vụ những thứ trừu tượng chẳng hạn như “phúc lợi xã hội” hoặc “điều tốt của cộng đồng”.

Mà qua đó trong một xã hội cạnh tranh, hầu hết mọi thứ có thể có một mức giá mặc dù nó thường là một cái giá cao ác nghiệt mà chúng ta phải trả, là một sự kiện thực tế mà tầm quan trọng của điều mà khó có thể được đánh giá quá mức. Một sự lựa chọn thay thế khác, tuy nhiên, không phải là sự tự do hoàn toàn lựa chọn, nhưng là những mệnh lệnh và cấm đoán vốn phải được tuân theo và, trong phương sách cuối cùng, là sự ủng hộ những người có quyền lực.

Đó là điều rất quan trọng về sự lầm lẫn thường xảy ra nhiều trên tất cả những chủ đề nầy mà nó lẽ ra đã trở thành một nguyên nhân cho sự sỉ nhục mà trong một xã hội cạnh tranh gần như mọi thứ có thể có một mức giá. Nếu những người vốn phản đối chống lại những giá trị cao hơn của cuộc sống đang được mang vào trong “mối quan hệ tiền bạc” mà qua đó chúng ta sẽ không được phép hy sinh những nhu cầu ít cần thiết hơn của chúng ta nhằm mục đích bảo tồn những giá trị cao hơn, và qua đó sự lựa chọn sẽ được thực hiện cho chúng ta, sự đòi hỏi nầy phải được xem như là những chứng thực khá khác thường và hiếm hoi đối với sự tôn trọng to lớn phẩm cách của cá nhân. Mà qua đó sự sống và sức khỏe, vẻ đẹp và đức hạnh, danh dự và sự an tâm, thường có thể được bảo tồn chi ở mức tổn phí vật chất đáng kể, và qua đó một người nào đó phải làm một sự lựa chọn, thì không thể phủ nhận như là điều mà tất cả chúng ta đôi khi không được chuẩn bị để thực hiện những hy sinh vật chất cần thiết hầu bảo vệ những giá trị cao hơn đó đối với tất cả sự tổn hại. Chỉ lấy một thí dụ: chúng ta có thể, dĩ nhiên, làm giảm những thương vong do những tai nạn xe hơi đến con số không nếu chúng ta sẵn sàng chịu đựng cái giá phải trả –nếu không có cách nào khác– bằng cách hủy bỏ những chiếc xe có động cơ. Và điều nầy cũng đúng trong hàng ngàn những trường hợp khác mà trong đó chúng ta không ngừng mạo hiểm cuộc sống và sức khỏe và tất cả những giá trị tốt đẹp của tinh thần, của chính mình và những đồng bào của mình, đến điều gì đó xa hơn mà đồng thời chúng ta khinh khỉnh mô tả như là sự tiện nghi về vật chất của chúng ta.

Nó cũng không thể khác vì tất cả những mục đích của chúng ta ganh đua cho những phương tiện giống nhau; và chúng ta không thể cố gắng hết mình cho bất cứ điều gì ngoại trừ những giá trị tuyệt đối nầy nếu chúng không phải vì có nguy cơ bị tiêu diệt.

Mà qua đó những người dân sẽ ước muốn được nhẹ bớt sự lựa chọn cay đắng mà những sự kiện thực tiển thường áp đặt lên họ, là điều không đáng ngạc nhiên. Nhưng một ít người muốn được nhẹ bớt qua sự lựa chọn được thực hiện cho họ bởi những những người khác. Những người dân chỉ ước muốn rằng sự lựa chọn sẽ không là điều cần thiết gì cả. Và họ chỉ quá sẵn sàng để tin rằng sự lựa chọn thì không thực sự cần thiết, rằng nó được áp đặt lên họ một cách đơn thuần do một hệ thống kinh tế riêng biệt mà chúng ta đang sống dưới nó. Điều mà họ phẫn nộ nằm trong sự thật là có một nan đề kinh tế.
Trong niềm tin ước mơ của họ mà qua đó thực sự không còn có nan đề kinh tế, những người dân đã được xác nhận bởi cuộc nói chuyện vô trách nhiệm về vấn đề “tiềm năng phong phú” –mà qua đó, nếu điều đó là một sự kiện thực tế, thật ra sẽ có nghĩa là không có một nan đề kinh tế nào vốn làm một sự lựa chọn không thể tránh được. Nhưng mặc dù cạm bẫy nầy đã từng phục vụ việc tuyên truyền của xã hội chủ nghĩa dưới những cái tên khác nhau miễn là chủ nghĩa xã hội còn tồn tại, nó vẫn là điều không đúng sự thật sờ thấy được như nó đã là khi lần đầu tiên nó được sử dụng hơn một trăm năm trước đây. Trong tất cả thời kỳ nầy, không phải có một ai trong số nhiều người vốn đã từng sử dụng nó, đã tạo ra một kế hoạch khả thi về việc làm cách nào sự sản xuất có thể được tăng lên để bãi bỏ, ngay cả ở Tây Âu, cái gì mà chúng ta xem là nghèo khó –không nói về thế giới như một khối. Đọc giả có thể nhận ra điều mà bất cứ ai nói về vấn đề “tiềm năng phong phú” thì hoặc là không trung thực hoặc là không biết anh ta đang nói về cái gì.3 Tuy thế, chính là sự hy vọng sai lầm nầy phần nhiều như bất cứ điều gì vốn chở chúng ta dọc theo con đường đi đến việc hoạch định.

Trong khi phong trào quần chúng vẫn bị lợi dụng bởi niềm tin sai lầm nầy, lời tuyên bố rằng một nền kinh tế có kế hoạch sẽ tạo ra một kết quả đáng kể lớn hơn so với hệ thống cạnh tranh, đang dần dần bị bỏ rơi bởi hầu hết những người nghiên cứu về nan đề nầy. Ngay cả một số nhiều những nhà kinh tế với quan điểm xã hội chủ nghĩa vốn là những người đã từng nghiêm túc nghiên cứu các nan đề của việc hoạch định tập trung, hiện nay cảm thấy hài lòng để hy vọng rằng một xã hội có kế hoạch sẽ ngang tầm hiệu quả của một hệ thống cạnh tranh; họ ủng hộ việc hoạch định không còn là vì năng suất vượt trội của nó, nhưng bởi vì nó sẽ cho phép chúng ta bảo đảm việc phân phối của cải công bằng hơn và hợp tình hợp lý hơn. Điều nầy, quả thật, là lập luận duy nhất cho việc hoạch định vốn có thể được đẩy mạnh một cách nghiêm túc. Không thể chối cãi rằng nếu chúng ta muốn bảo đảm việc phân phối của cải vốn phù hợp với tiêu chuẩn được định rõ trước nào đó, nếu chúng ta muốn quyết định một cách có ý thức ai là người sẽ có cái gì, chúng ta phải hoạch định cả một hệ thống kinh tế. Nhưng câu hỏi còn lại là liệu cái giá mà chúng ta sẽ phải trả cho việc thực hiện lý tưởng của người nào đó về sự công bằng, thì không bị ràng buộc phải là bất mãn nhiều hơn và cưỡng bức nhiều hơn so với điều từng bị gây ra bởi cách chơi tự do phần nhiều bị lạm dụng của những lực lượng kinh tế.

Chúng ta sẽ nghiêm túc tự lừa dối chính mình nếu vì những sự hiểu biết rõ ràng nầy, chúng ta tìm cách an ủi trong việc suy xét mà qua đó chuyện làm theo việc hoạch định tập trung sẽ có ý nghĩa đơn thuần, sau một bùa mê trong một thời gian ngắn của nền kinh tế tự do, là sự quay trở lại những giềng mối và quy định vốn đã từng chi phối hoạt động kinh tế qua hầu hết những thời kỳ, và qua đó, vì vậy, những hành vi xâm phạm tự do cá nhân không cần phải lớn hơn chúng đã là trước thời kỳ laissez-faire (i.e. không can thiệp)(pc 02). Đây là một ảo tưởng nguy hiểm. Ngay cả trong suốt những giai đoạn lịch sử Âu châu khi mà việc tổ chức thành đoàn nhóm của đời sống kinh tế đã đi xa nhất, rốt cuộc là hơn một ít so với việc tạo ra một khuôn khổ chung chung và nửa vĩnh viễn của những quy định trong phạm vi mà cá nhân bảo tồn một khoảng không gian tự do rộng lớn. Công cụ kiểm soát hiện có khi ấy lẽ ra đã không thích hợp để áp đặt nhiều hơn những chiều hướng rất chung chung. Và thậm chí khi sự kiểm soát hoàn thiện nhất, nó mở rộng chỉ đến những hoạt động đó của một người mà qua đó anh ta tham gia vào bộ phận lao động của xã hội. Trong khoảng không gian rộng lớn hơn nhiều mà trong đó khi ấy anh ta vẫn sống trên những sản phẩm của riêng mình mà anh ta được tự do hành động như anh ta chọn.

Tình hình bây giờ hoàn toàn khác biệt. Trong suốt thời kỳ tự do, bộ phận lao động tiên tiến đã tạo ra một tình huống nơi mà gần như mọi người trong các hoạt động của chúng ta là một phần của tiến trình xã hội. Đây là sự phát triển mà chúng ta không thể đảo ngược kể từ khi chỉ bởi vì điều đó mà chúng ta có thể duy trì số quần chúng được gia tăng rộng lớn ở bất cứ điều gì giống như những tiêu chuẩn hiện nay. Nhưng, trong hậu sự, sự thay thế của việc hoạch định tập trung cho sự cạnh tranh sẽ đòi hỏi sự định hướng tập trung của một phần đời sống của chúng ta lớn hơn nhiều so với phần đã từng được cố gắng thử trước đây. Điều đó không thể dừng lại ở cái gì mà chúng ta xem là những hoạt động kinh tế của chúng ta, bởi vì chúng ta hiện nay trong hầu hết mỗi phần đời sống của chúng ta phụ thuộc vào những hoạt động kinh tế của một người khác nào đó.4

Niềm đam mê cho “sự hài lòng tập thể về những nhu cầu của chúng ta”, với điều mà những nhà xã hội chủ nghĩa của chúng ta đã rất kỷ chuẩn bị con đường cho chủ nghĩa độc tài toàn trị, và muốn chúng ta nhận lấy những niềm vui của mình cũng như những điều cần thiết của mình vào một thời điểm được chỉ định và trong một hình thức được quy định, dĩ nhiên, là có chủ ý một phần nào như là một phương tiện giáo dục chính trị. Nhưng nó cũng là kết quả của những nhu cầu cấp bách của việc hoạch định vốn thiết yếu bao gồm trong việc tước khỏi chúng ta sự lựa chọn, nhằm mục đích ban cho chúng ta bất cứ điều gì phù hợp nhất với một kế hoạch, và qua đó vào một thời điểm được định rõ bởi kế hoạch.

Người ta thường nói rằng quyền tự do chính trị là vô nghĩa nếu không có quyền tự do kinh tế. Điều nầy đủ đúng, nhưng trong một ý nghĩa gần như đối nghịch với điều mà trong đó một nhóm chữ được sử dụng bởi những nhà hoạch định của chúng ta. Quyền tự do kinh tế vốn là điều kiện tiên quyết của bất kỳ quyền tự do nào khác, không thể là quyền tự do từ sự quan tâm về kinh tế mà những nhà xã hội chủ nghĩa hứa hẹn với chúng ta và vốn có thể có được chỉ bằng cách làm nhẹ bớt cùng một lúc điều cần thiết và quyền hạn của sự lựa chọn cho một cá nhân; nó phải là quyền tự do về hoạt động kinh tế của chúng ta, với quyền lựa chọn, vốn cũng không tránh khỏi mang theo sự rủi ro và trách nhiệm của quyền đó.

Chú thích :

1 Xem thêm L. Robbins, “The Economic Causes of War” (“Những nguyên nhân Kinh tế của Chiến tranh”), năm 1939, Phần Phụ lục.

2 Sự mở rộng quyền kiểm soát trên tất cả đời sống mà việc kiểm soát kinh tế ban cho, thì không nơi nào được minh họa tốt hơn trong lãnh vực những dịch vụ trao đổi ngoại tệ. Nhìn thoáng qua lần đầu tiên, không có gì sẽ có vẻ gây ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư ít hơn sự kiềm soát của nhà nước về những giao dịch trong việc trao đổi ngoại tệ, và hầu hết mọi người sẽ xem sự mở đầu của nó bằng sự thờ ơ hoàn toàn. Tuy kinh nghiệm của hầu hết các nước lục địa đã từng dạy những người biết suy nghĩ nên xem bước nầy như là một bước tiến quyết định trên con đường đến chủ nghĩa toàn trị và sự đàn áp tự do cá nhân. Thật ra, chính là sự nhượng bộ hoàn toàn của cá nhân cho chế độ độc tài của nhà nước, một sự triệt hạ cuối cùng tất cả những phương tiện trốn thoát –không chỉ đơn thuần đối với những người giàu có, mà còn đối với mọi người. Một khi cá nhân không còn tự do đi lại, không còn tự do mua những cuốn sách hoặc tạp chí nước ngoài, một khi tất cả các phương tiện tiếp xúc nước ngoài có thể bị hạn chế cho những người trong số mà quan điểm chính thức chấp thuận họ hoặc mà đối với họ, điều đó được xem là cần thiết, một sự kiểm soát hiệu quả về quan điểm thì to lớn hơn nhiều so với điều đó từng được tiến hành bởi bất kỳ trong số những chính quyền theo chủ nghĩa tuyệt đối của thế kỷ mười bảy và mười tám.

3 Để biện minh cho những lời mạnh mẽ nầy, những lời kết luận sau đây có thể được trích dẫn ở nơi mà Ngài Colin Clark, một trong những người nổi tiếng nhất trong số những nhà thống kê kinh tế trẻ tuổi hơn, và một người có những quan điểm tiến bộ không có gì phải nghi ngờ và một cái nhìn khoa học nghiêm chỉnh, đã đến trong tác phẩm của mình là “Conditions of Ecomonic Progress” (“Những điều kiện của sự Tiến triển Kinh tế”) (1940, pp. 3–4) :

“Những nhóm chữ thường được lặp lại về sự nghèo khó ở giữa cái rất nhiều, và những nan đề về việc sản xuất sau khi đã được giải quyết rồi nếu chỉ như chúng ta hiểu được nan đề về việc phân phối, hóa ra là điều không trung thực nhất trong số tất cả những lời sáo rỗng hiện đại… việc sử dụng dưới mức năng lực sản xuất là một câu hỏi có tầm quan trọng đáng kể chỉ ở Hoa Kỳ, mặc dù cũng trong những năm nào đó, nó đã từng là câu hỏi có tầm quan trọng nào đó ở Đại Anh Quốc, Đức và Pháp, nhưng đối với hầu hết thế giới, đó là điều bổ sung hoàn toàn cho một sự kiện thực tế quan trọng hơn mà qua đó, với những nguồn lực sản xuất được tận dụng hết mức, họ có thể sản xuất quá ít. Thời kỳ sung túc sẽ vẫn là một khoảng thời gian dài chờ đợi đang đến… Nếu nạn thất nghiệp có thể ngăn ngừa được bị loại bỏ trong suốt chu kỳ biến đổi, điều nầy sẽ có nghĩa là sự cải thiện rõ rệt theo tiêu chuẩn sinh sống của dân cư Hoa Kỳ, nhưng từ quan điểm của thế giới như là một khối, nó sẽ chỉ tạo nên một sự đóng góp nhỏ nhoi đối với những nan đề lớn hơn nhiều về việc nâng lên mức thu nhập thực tế của phần lớn dân số thế giới đến bất cứ điều gì giống như một tiêu chuẩn văn minh”.

4 Không phải ngẫu nhiên mà trong những quốc gia độc tài toàn trị, có thể là Nga hoặc Đức hoặc Ý, câu hỏi về việc làm cách nào sắp xếp thời gian nhàn hạ của người dân lẽ ra đã trở thành một nan đề của việc hoạch định. Những người Đức thậm chí đã từng sáng tạo ra cho nan đề nầy một cái tên khủng khiếp và tự mâu thuẫn là Freizeitgestaltung (theo nghĩa đen: sự uốn nắn việc sử dụng được tạo nên bằng thời gian rảnh rỗi của người dân) như thể nó vẫn là “thời gian rảnh rỗi” khi nó phải được trải qua theo được quy định của nhà cầm quyền.

Phụ Chú : -pc 02_ Laissez-faire (không can thiệp) : là một môi trường kinh tế mà trong đó những giao dịch giữa các bên tư nhân không bị bó buộc bởi những hạn chế, những thuế quan (thuế xuất nhập), và những khoản trợ cấp của chính phủ, chỉ có những quy định đủ để bảo vệ quyền sở hữu tài sản. Nhóm chữ laissez-faire là tiếng Pháp và theo nghĩa đen có nghĩa là “hãy để cho [họ] làm”, nhưng nó ngụ ý rộng rãi là “để mặc nó”, “hãy để cho họ làm như họ muốn,” hoặc “đừng đụng chạm đến.”

* Tác giả Friedrich August von Hayek (1899–1992):

Friedrich August von Hayek được sinh ra ở Đế quốc Áo-Hung hoặc chế độ Lưỡng Quân chủ, là người Áo, sau nầy trở thành công dân Anh Quốc. Ông ta là nhà kinh tế học, và triết học được biết đến nhiều nhất cho việc bảo vệ chủ nghĩa tự do cổ điển và từng chia phần Giải thưởng Kỷ niệm Nobel về Khoa học Kinh tế với Karl Gunnar Myrdal (là nhà kinh tế, xã hội, và chính trị người Thụy Điển).

Trong năm 2011, bài viết của ông ta “The Use of Knowledge in Society” (“Cách dùng Kiến thức trong Xã hội“) vốn được công bố lần đầu tiên trong ấn bản tháng 9/1945 của tạp chí The American Economic Review (Duyệt xét lại Kinh tế Mỹ), được tuyển chọn là một trong 20 bài viết hay nhất được ấn bản bởi tạp chí The American Economic Review trong suốt 100 năm đầu tiên của nó.

Nguồn bài đăng

0