Quy trình kiểm tra sửa chữa hệ thống
+ Kiểm tra má vít. - Dùng căn lá đo khe hở giữa cam và đầu cụm má vít Khe hở đầu cụm má vít – cam : 0.45 mm. - Nếu khe hở đo được không nằm trong giới hạn quy định phải điều chỉnh lại đúng khe hở tiêu chuẩn. ...
+ Kiểm tra má vít.
- Dùng căn lá đo khe hở giữa cam và đầu cụm má vít
Khe hở đầu cụm má vít – cam : 0.45 mm.
- Nếu khe hở đo được không nằm trong giới hạn quy định phải điều chỉnh lại
đúng khe hở tiêu chuẩn.
Hình 5.16. Kiểm tra khe hở tiếp điểm
+ Kiểm tra hộp chân không điều chỉnh góc đánh lửa sớm.
- Tháo ống chân không khỏi bộ chia điện.
- Cắm ống có chân không vào hộp chân không, khi đó cơ cấu điều chỉnh đánh lửa
sớm phải hoạt động.
- Nếu hộp chân không điều chỉnh góc đánh lửa sớm không hoạt động, thì phải sửa chữa hoặc thay mới
Hình 5.17. Kiểm tra hộp chân không
+ Kiểm tra cơ cấu đánh lửa sớm bằng ly tâm.
- Xoay con quay theo chiều kim đồng hồ và thả tay ra, khi đó con quay phải nhanh
chóng trở và vị trí cũ
- Kiểm tra con quay không để quá rơ, lỏng.
Hình 5.18. Kiểm tra cơ cấu đánh lửa sớm bằng ly tâm
+ Kiểm tra mâm chia điện.
- Xoay mâm chia điện xem nếu có lực cản nhẹ là tốt. Còn nếu mâm bị kẹt hoặc có lực cản lớn thì phải thay mâm chia điện
Hình 5.19. Kiểm tra mâm chia điện
+ Kiểm tra trục chia điện
- Kiểm tra xem trục có bị mòn hoặc xước bề mặt không, Nếu bề mặt trục bị mòn,
xước thì phải thay mới cả cụm thân bộ chia điện
Hình 5.20. Kiểm tra trục chia điện
+ Kiểm tra cam chia điện
- Đặt tạm cam chia điện vào trục chia điện xem có vừa khít không, nếu không vừa khít phải thay cam chia điện hoặc thân bộ chia điện mới
Hình 5.21. Kiểm tra cam chia điện
+ Kiểm tra điện trở cuộn sơ cấp.
- Dùng ôm kế đo điện trở giữa các cực dương và âm của cuộn sơ cấp
Điện trở cuộn sơ cấp (nguội): 1.2 - 1.7 Ω
- Nếu điện đo được không nằm trong mức quy định trên thì ta phải thay biến áp mới.
Hình 5.22. Đo điện trở cuộn sơ cấp biến áp đánh lửa
+ Kiểm tra điện trở cuộn thứ cấp.
- Dùng ôm kế đo điện trở giữa cực dương và cực âm của cuộn thứ cấp
- Điện trở cuộn thứ cấp (nguội): 10.7 - 14.5 kΩ .
- Nếu điện trở đo được không nằm trong giới hạn quy định như trên thì phải thay biến áp đánh lửa mới.
Hình 5.23 Đo điện trở cuộn thứ cấp biến áp đánh lửa
+ Kiểm tra điện trở phụ
-Dùng ôm kế đo điện trở của điện trở phụ
Trị số điện trở phụ(nguội): 1.3 - 1.5 Ω
Hình 5.24. Đo trị số điện trở phụ
+ Kiểm tra mạch nguồn
- Bật khoá điện về vị ON, nối đầu dương của vôn kế với đầu ra của điện trở phụ, nối đầu âm với mát để đo điện áp
Điện áp : khoảng 12 V.
Hình 5.25. Kiểm tra mạch nguồn
+ Làm sạch bu gi..
Dùng thiết bị làm sạch bu gi hoặc bàn chải
sắt làm sạch chân bu gi . Sau khi làm sạch thì
ta phải làm khô bu gi bằng khí nén với áp suất thích hợp.
Hình 5.26. Làm sạch bu gi
+ Kiểm tra bu gi bằng mắt thường
Xem các cực bu gi(chấu bu gi) có bị mòn không,
ren có bị sứt mẻ hoặc mất ren không,
phần sứ cách điện có bị nứt vỡ hoặc cháy xám không.
- Nếu có các hư hỏng như kể trên thì phải thay bu gi
mới. Bu gi còn hoạt động tốt trông phải như hình bên. Hình 5.27. Bu gi mới
+ Điều chỉnh khe hở cực của bu gi. Cẩn thận gõ nhẹ vào cực ngoài của bu gi để đạt khe hở theo quy định của nhà sản xuất. Khe hở này tuỳ thuộc vào từng loại xe và từng nhà sản xuất, chẳng hạn với xe 1RZ, 2RZ (TOYOTA) thì khe hở đó là: 0.8 mm .
Hình 5.28. Điều chỉnh khe hở bu gi
+ Loại có lõi chân cực bằng dây platin.
Những lưu ý khi kiểm tra , sửa chữa đối với bu gi loại có chân cực bằng dây platin
- Không được dùng bàn chải sắt để làm sạch bu gi.
- Không được điều chỉnh khe hở giữa hai cực của bu gi đã dùng rồi.
- Chỉ phải thay bu gi mới sau khi xe chạy được 100.000 km.
+ Kiểm tra điện cực chân bu gi- Dùng đồng hồ đo điện trở cách điện để đo điện trở cách điện của phần sứ cách điện của bu gi( Hình 9). Chẳng hạn, với động cơ 1RZ, 2RZ(TOYOTA) thì giá trị cách điện quy định phải lớn hơn 10 MΩ .
- Nếu đo được giá trị nhỏ hơn giá trị
quy định thì ta phải làm sạch bu gi hoặc
thay thế bu gi mới.
Hình 5.29. Đo điện trở cách điện của bu gi
+ háo bu gi ra khỏi động cơ
- Các thao tác tương tự như đối với các loại bu gi khác.
+ Kiểm tra bu gi bằng mắt thường
-Kiểm tra xem chân ren, phần sứ cách điện,
các cực của bu gi có bị lỏng không .
- Nếu lỏng phải thay mới bu gi đúng loại
Hình 5.30. Phần chân ren và sứ cách điện của bu gi
+ Kiểm tra khe hở chân cực của bu gi
Kiểm tra khe hở giữa hai chân cực của bu gi, khe hở tối đa là 1.3 mm. Nếu khe hở lớn hơn khe hở tối đa thì phải thay bu gi mới cùng loại, bu gi mới có khe hở tiêu chuẩn là 1.1 mm ( Hình 11).
Lưu ý: Nếu phải điêu chỉnh khe hở chân cực của bu gi mới, thì ta chỉ được gõ nhẹ vào phần
dưới của cực ngoài mà không được động vào cực trong của bu gi.
Hình 5.31. Kiểm tra khe hở chân cực của bu gi
+ Kiểm tra tụ điện.
Ta tiến hành kiểm tra tụ điện theo các bước dưới đây :
- Quan sát tia lửa điện thứ cấp trong trường hợp có và không có tụ điện trong mạch . Nếu cường độ tia lửa điện trong cả hai trường giống nhau, thì chứng tỏ tụ bị hỏng.
- Mắc nối tiếp tụ điện với bóng đèn 110 vôn, nếu đèn thử sáng là tụ bị chạm chập hoặc đã bị đánh thủng.( Hình - 15 ).
- Nếu đèn thử không sáng, ta tách tụ ra khỏi nguồn 110 vôn, cho tụ phóng điện, tia lửa điện phóng ra phải xanh, nhảy mạnh là tốt. Nếu tia lửa điện phóng ra mà đỏ và yếu thì phải thay tụ điện mới cùng loại.
Hình 5.32. Kiểm tra tụ điện
+ Kiểm tra các đầu cắm dây cao áp
- Kiểm tra xem các đầu cắm có bị gỉ, gãy, xoắn không.
- Thay dây cao áp nếu cần thiết.
+ Kiểm tra điện trở dây cao áp
- Dùng ôm kế kiểm tra điện trở dây cao áp mà không cần tháo dây ra khỏi nắp chia điện.
Điện trở tối đa mỗi dây cao áp (Động cơ 1RZ,2RZ) :25 kΩ
- Nếu điện trở đo được lớn hơn mức tối đa thì phải kiểm tra xem các đầu cắm có bị lỏng hoặc gỉ không. Nếu cần thiết ta phải thay dây cao áp mới hoặc nắp bộ chia điện .
Hình 5.33. Kiểm tra điện trở dây cao áp