Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản
Xem bài Kỹ thuật nuôi đà điểu giai đoạn sinh trưởng, dò và hậu bị Giai đoạn từ 4 – 12 và 13 – 26 tháng tuổi cho vận động nhiều, mức ăn giảm. Nuôi tách riêng trống mái ở giai đoạn 20 – 26 tháng, nên kiểm tra định kỳ khối lượng đà điểu cũng như tình trạng sức khỏe để có những điều chỉnh về thức ...
Xem bài
Kỹ thuật nuôi đà điểu giai đoạn sinh trưởng, dò và hậu bị
Giai đoạn từ 4 – 12 và 13 – 26 tháng tuổi cho vận động nhiều, mức ăn giảm. Nuôi tách riêng trống mái ở giai đoạn 20 – 26 tháng, nên kiểm tra định kỳ khối lượng đà điểu cũng như tình trạng sức khỏe để có những điều chỉnh về thức ăn cho phù hợp.
Chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn giai đoạn sinh trưởng, dò và hậu bị được hoàn thiện như sau:
Mức protein và năng lượng trong khẩu phần thức ăn tinh
Chỉ tiêu | 4-6 tháng | 7-12 tháng | 13-20 tháng | 21 -25 tháng |
Protein (%) | 17 | 14 | 13 | 15,5-16,5 |
ME (kcal) | 2600 | 2500 | 2400 | 2400-2500* |
Vitamin A (UI) | 12500 | 12500 | 12500 | 12500 |
Vitamin D (Ul) | 3000 | 3000 | 3000 | 3000 |
Vitamin E (UI) | 40 | 40 | 40 | 40 |
Tiêu chuẩn chọn đực giống
Từ 9 tháng tuổi trở đi con trống có dáng cao lớn, lông dần chuyển màu đen, đuôi và hai bên cánh có lông vũ màu trắng, chân và mỏ chuyển màu đỏ, con mái kích thước nhỏ hơn, lông màu xám, tính hiền lành hơn. Thông qua màu sắc lông dễ dàng phân biệt trống mái.
Chọn đà điểu trống hình thể cân đối khỏe mạnh, tính tình hoạt bát hiếu động, đầu thanh tú, cổ thẳng không cong, mắt lớn, linh hoạt, không quá béo hoặc quá gầy. Đặc biệt lưu ý chọn 2 ngón chân ngay ngắn. Sự phát triển tính trạng sinh dục thứ cấp thể hiện rõ là màu lông đen bóng và đỏ rực rỡ ở mỏ và chân. Cơ quan sinh dục phải lớn dài và cong về phía trái, chiều dài trung bình 25cm. Thường không giữ lại làm giống những đà điểu trống quá hung giữ vì khó kiềm soát và dễ làm chấn thương con mái…
Dinh dưỡng nuôi đà điểu sinh sản
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đến năng suất trứng, tỷ lệ phôi và ấp nở.
Chỉ tiêu | Dinh dưỡng khẩu phần |
Protein (%) | 20 |
Năng lượng ME (kcal) | 2600 |
Ca (%) | 2,3 – 2,5 |
p tổng số (%) | 0,55 – 0,60 |
Vitamin A (UI) | 16000 |
Vitamin D (UI) | 3700 |
Vitamin E (UI) | 58,5 |
Định lượng cho ăn từ 1,6 – 1,8 kg/con, chia 2 lần sáng và chiều. Tuy vậy, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho đà điểu trong vụ đẻ trứng, có thể phân loại đà điểu theo năng suất trứng. Đối với đà điểu đẻ cao, phải cho ăn lượng thức ăn nhiều hơn.
Có thể sử dụng cỏ ghi nê, cỏ voi và các loại rau khác làm thức ăn xanh cho đà điểu với tỷ lệ: 1 tinh/1,5 – 2,5 xanh. Trong điều kiện có diện tích rộng, nên thả đà điểu ra thảm cỏ xanh để tự chúng tự lựa chọn và nhặt cỏ tươi theo ý muốn
Nước uống
Đà điểu sinh sản cần nhiều nước uống. Nên cho đà điểu sinh sản uống nước tự do, bố trí máng uống nơi có bóng râm để nước được mát, bổ sung nước uống nhiều lần/ngày. Hàng ngày phải thay nước và cọ rửa máng.
Chăm sóc và quản lý đà điểu sinh sản
Ghép đàn gia đình
Đà điểu châu Phi thành thục lúc 20 – 26 tháng tuổi, con mái thành thục sớm hơn con trống khoảng nửa năm do vậy nếu ghép trống mái cùng lứa tuổi với nhau tỷ lệ thụ tinh rất thấp. Thực tế cho thấy trong trường này hầu hết trứng đầu vụ đẻ bói không có phôi. Để khắc phục tình trạng này có thể ghép trống già hơn mái từ 6 tháng đến 1 năm tuổi.
Con mái trưởng thành đẻ quả trứng đầu sau đó 16 – 18 ngày mới đẻ quả trứng thứ 2. Các quả tiếp theo đẻ cách nhau từ 2 – 5 hoặc 6 ngày.
Mỗi ô chuồng nuôi đà điểu sinh sản nên nhốt theo gia đình 1 trống 2 mái hoặc 2 trống 5 mái. Việc ghép theo gia đình sẽ giúp cho công tác giống thuận tiện, đánh giá được khả năng sinh sản của từng con mái và chất lượng, khả năng phối giống của từng đà điểu trống. Từ đó tổng kết đánh giá chọn lọc được đàn giống có năng suất chất lượng cao.
Sự phối giống thường diễn ra vào buổi sáng từ 6 – 9 giờ và chiều từ 14 – 16 giờ, rất ít khi điễn ta vào buổi tối. Trống tốt có thể phối 10 -12 lần/ngày. Vì vậy, nên tạo môi trường yên tĩnh để đà điểu có điều kiện phối giống.
Mùa vụ sinh sản – quy định đẻ
Ở Việt Nam, đà điểu đẻ từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 – 9 năm sau. Nghỉ đẻ và 3-3,5 tháng, trong ngày đẻ tập trung từ 14 – 19 giờ. Vì vậy thời gian này phải bố trí người để kịp thời nhặt trứng, tránh để dập vỡ.
Thu nhặt trứng
Đà điểu thường đẻ vào buổi chiều từ 14-19 giờ. Trong mùa hè thời tiết nóng nếu không nhặt trứng kịp thời nhiệt độ cao sẽ làm giảm chất lượng trứng. Theo dõi kịp thời, thu trứng ngay sau khi đà điểu đẻ bằng khăn mềm, đây là biện pháp tốt nhất để có được trứng sạch, nâng cao tỷ lệ ấp nở. Trứng thu được nhanh chóng đưa vào phòng bảo quản theo quy trình.
Quản lý đà điều sinh sản
Tất cả các cá thể đều phải được đeo số nhẫn để theo dõi. Thành lập hệ thống sổ sách, biểu mẫu ghi chép theo dõi kết quả sinh sản của từng dòng giống, cá thể trong năm. Đây là cơ sở cho công tác đánh giả, chọn lọc giống trước và sau các mùa sinh sản.