25/05/2018, 16:37

Quy định về xem hàng hóa, lấy mẫu và lưu mẫu hàng hóa trước khi khai hải quan

Khi doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa, đều phải thực hiện kê khai hàng hóa với hải quan. Công việc xem hàng hóa, lấy mẫu và lưu mẫu hàng hóa trước khi khai hải quan cần có quy định như thế nào? Kế toán thuế Centax xin giới thiệu với các bạn bài viết: . 1. Quy định về xem ...

xem-hang-hoa-truoc-khi-khai-hai-quan - anh chinh

Khi doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa, đều phải thực hiện kê khai hàng hóa với hải quan. Công việc xem hàng hóa, lấy mẫu và lưu mẫu hàng hóa trước khi khai hải quan cần có quy định như thế nào? Kế toán thuế Centax xin giới thiệu với các bạn bài viết:

.

1. Quy định về xem hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa trước khi khai hải quan

Theo Điều 17 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về xem hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa trước khi khai hải quan cụ thể như sau:

” Điều 17. Xem hàng hoá, lấy mẫu hàng hóa trước khi khai hải quan

Việc xem hàng hoá trước khi khai hải quan quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 Luật Hải quan và lấy mẫu hàng hóa để phục vụ khai hải quan được thực hiện như sau:

1. Sau khi được người vận chuyển hàng hóa hoặc người lưu giữ hàng hóa (hãng tàu, hãng hàng không, đường sắt, doanh nghiệp chuyển phát nhanh, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính, chủ kho ngoại quan,…) chấp thuận, chủ hàng thông báo cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để giám sát theo quy định, đồng thời thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi để phối hợp.

2. Khi xem trước hàng hóa, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa phải lập biên bản chứng nhận, có xác nhận của chủ hàng. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

3. Trường hợp người khai hải quan đề nghị lấy mẫu để phục vụ việc khai hải quan thì thực hiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư này.

4. Sau khi xem trước hàng, lấy mẫu, công chức hải quan thực hiện niêm phong lô hàng. Trường hợp hàng hoá không thể niêm phong được thì trong biên bản chứng nhận nêu tại khoản 2 Điều này phải thể hiện được tình trạng hàng hoá và ghi rõ người đang giữ hàng hoá chịu trách nhiệm giữ nguyên trạng hàng hoá. Khi khai hải quan, chủ hàng ghi rõ kết quả xem trước, lấy mẫu hàng hóa trên tờ khai hải quan.”

Theo quy định trên, việc xem hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa trước khi khai hải quan bao gồm:

  • Việc xem trước, lấy mẫu hàng hóa phải được vận chuyển hàng hóa hoặc người lưu giữ hàng hóa đồng ý, và người khai báo thông báo cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho bãi để giám sát, phối hợp
  • Khi xem trước hàng hóa, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa phải lập biên bản có xác nhận của chủ hàng 
  • Kết thúc xem trước, lấy mẫu hàng hóa của cơ quan hải quan phải niêm phong hàng hóa 
  • Trường hợp lấy mẫu, thực hiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư 38/2015/TT-BTC
  • Khi khai hải quan, người khai hải quan ghi rõ kết quả xem trước, lấy mẫu hàng hóa trên tờ khai hải quan

2. Quy định về lấy mẫu, lưu mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Theo Điều 31 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về lấy mẫu, lưu mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể như sau:

“1. Việc lấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lấy mẫu để phục vụ việc khai hải quan theo yêu cầu của người khai hải quan hoặc cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phục vụ phân tích hoặc giám định theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
2. Việc lấy mẫu do Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi có yêu cầu quyết định.
3. Thủ tục lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
a) Trường hợp lấy mẫu theo yêu cầu của người khai hải quan hoặc cơ quan hải quan có yêu cầu lấy mẫu để trưng cầu giám định thì khi lấy mẫu phải có đại diện chủ hàng, đại diện cơ quan hải quan và phải lập Biên bản lấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (mẫu số 08/BBLM/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này).
Trường hợp lấy mẫu để trưng cầu giám định theo yêu cầu của cơ quan hải quan thì mẫu phải được niêm phong và có chữ ký của đại diện chủ hàng, cơ quan hải quan. Khi bàn giao mẫu cho tổ chức giám định phải có biên bản bàn giao và ký xác nhận của các bên;
b) Trường hợp lấy mẫu để phân tích, phân loại thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân loại hàng hóa; phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Trường hợp lấy mẫu theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành thì thủ tục lấy mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành;
d) Khi cơ quan hải quan, cơ quan kiểm tra chuyên ngành lấy mẫu, người khai hải quan có trách nhiệm xuất trình hàng hóa và phối hợp trong quá trình lấy mẫu.
4. Kỹ thuật lấy mẫu đối với trường hợp lấy mẫu để phân tích, giám định thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
Kỹ thuật lấy mẫu để phục vụ kiểm tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành.
5. Cơ quan hải quan thực hiện việc lưu mẫu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lấy mẫu để trưng cầu giám định trong thời hạn 120 ngày đăng ký tờ khai hải quan.
6. Việc trả lại mẫu, hủy mẫu thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân loại hàng hóa; phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”

Theo quy định trên việc lấy mẫu, lưu mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:

  • Việc lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ theo yêu cầu của người khai hải quan, cơ quan chuyên ngành phục vụ phân tích hoặc giám định
  • Khi lấy mẫu trong mỗi trường hợp thì phải thực hiện theo yêu cầu của cơ quan yêu cầu lấy mẫu
  • Kỹ thuật lấy mẫu đối với trường hợp lấy mẫu để phân tích, giám định thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, còn lấy mẫu để phục vụ kiểm tra chuyên ngành thì thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành
  • Thời gian lưu mẫu là 120 ngày
  • Việc trả lại mẫu, hủy mẫu thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bản quyền bài viết thuộc về Kế toán Centax.

Khi copy vui lòng ghi đầy đủ nguồn: www.centax.edu.vn

0