25/05/2018, 16:37

Quy định về khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa

Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhưng lại muốn thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa sẽ dựa trên nguyên tắc nào, trách nhiệm của người khai hải quan cũng như trách nhiệm của cơ quan hải quan như thế nào? Kế toán thuế Centax xin chia sẻ bài viết: . 1. ...

Quy dinh ve khai thay doi muc dich su dung, chuyen tieu thu noi dia - anh chinh

Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhưng lại muốn thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa sẽ dựa trên nguyên tắc nào, trách nhiệm của người khai hải quan cũng như trách nhiệm của cơ quan hải quan như thế nào? Kế toán thuế Centax xin chia sẻ bài viết:

.

1. Nguyên tắc thực hiện khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa

Theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC về nguyên tắc thực hiện khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa như sau:

“1. Nguyên tắc thực hiện:

a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;

b) Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới;

c) Hàng hóa khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản;

d) Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.”

Theo quy định trên, nguyên tắc áp dụng khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa cụ thể là:

  • Theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP;
  • Việc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa chỉ được thực hiện sau khi tờ khai mới được thông quan;
  • Đối với hàng hóa khi làm thủ tục XK, NK thuộc diện phải có giấy phép thì phải có Giấy phép chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng;
  • Khi thay đổi mục đích sử dụng người khai phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có).

2. Trách nhiệm của người khai hải quan và cơ quan hải quan

2.1. Trách nhiệm của người khai hải quan

Theo Khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về trách nhiệm của người khai hải quan khi khai thay đổi mục đích sử dụng như sau:

“2. Trách nhiệm của người khai hải quan:

a) Nộp bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan gồm:

a.1) Tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;

a.2) Giấy phép của Bộ, ngành cho phép thay đổi mục đích sử dụng hoặc xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa theo quy định phải có giấy phép: 01 bản chính;

a.3) Văn bản thỏa thuận với phía nước ngoài về việc thay đổi mục đích sử dụng của hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa đối với hàng hóa gia công, thuê mượn của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc hợp đồng mua, bán hàng hóa miễn thuế, không chịu thuế, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập: 01 bản chụp.

b) Kê khai, nộp đủ thuế theo quy định trên tờ khai hải quan mới và ghi rõ số tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũ, hình thức thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa vào ô “Phần ghi chú” của tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.

Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng bằng hình thức tái xuất hoặc chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế, người nộp thuế phải kê khai theo quy định nêu trên, nhưng không phải nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu ban đầu và bị xử phạt theo quy định hiện hành. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn thiếu, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có) theo quyết định của cơ quan hải quan.”

Theo quy định trên, hồ sơ để nộp khi làm thủ tục hải quan gồm:

  • Tờ khai hải quan
  • Giấy phép của Bộ, ngành cho phép thay đổi mục đích
  • Văn bản thỏa thuận với nước ngoài về việc thay đổi mục đích sử dụng.
  •  Về việc kê khai, nộp đủ thuế theo quy định và ghi rõ số tờ khai hải quan

Chi tiết hồ sơ xuất khẩu hàng hóa của Hải quan Quy định về hồ sơ xuất khẩu hàng hóa của Hải quan

 Chi tiết hồ sơ hải quan với những trường hợp ưu đãi thuế Quy định hồ sơ hải quan với những trường hợp ưu đãi thuế

2.2 Trách nhiệm của cơ quan hải quan

Theo Khoản 3 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC về trách nhiệm của cơ quan hải quan khi khai thay đổi mục đích sử dụng như sau:

“3. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

Thực hiện thủ tục hải quan theo loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng và thực hiện điều chỉnh tiền thuế của tờ khai hải quan cũ tương ứng với số hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đã được kê khai trên tờ khai hải quan mới như sau:

a) Trường hợp người nộp thuế chưa nộp thuế của tờ khai hải quan cũ: Sau khi số tiền thuế của tờ khai mới đã được nộp, cơ quan hải quan ban hành Quyết định điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai cũ;

b) Trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế của tờ khai hải quan cũ: Cơ quan hải quan ban hành Quyết định điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai hải quan cũ, sau đó thực hiện hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải quan mới (thực hiện xử lý tương tự như tiền thuế nộp thừa). Nếu số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ ít hơn so với số tiền thuế phải nộp của tờ khai hải quan mới, người nộp thuế phải nộp bổ sung số tiền còn thiếu trước khi hoàn thành thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa, nếu thừa thì cơ quan hải quan sẽ hoàn trả theo đúng quy định. Trình tự thực hiện bù trừ hoặc hoàn trả thực hiện theo Điều 132 Thông tư này.

Quyết định điều chỉnh thuế thực hiện theo mẫu số 03/QĐĐC/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

Thời hạn hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số thuế của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải quan mới thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Thông tư này. Trong thời gian cơ quan hải quan xử lý hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số thuế đã nộp của tờ khai hải quan cũ với số thuế của tờ khai hải quan mới người nộp thuế không bị tính chậm nộp tiền thuế.”

Theo quy định trên, việc xử lý thuế đối với tờ khai cũ chưa nộp thuế thì điều chỉnh giảm tiền thuế. Trường hợp tờ khai cũ đã nộp thuế thì giảm thuế và hoàn thuế kiêm bù trừ hoặc hoàn trả thuế nếu còn thừa.

 Chi tiết Quy định về khai bổ sung hồ sơ hải quan  Quy định về khai bổ sung hồ sơ hải quan

Bản quyền bài viết thuộc về Kế toán Centax.

Khi copy vui lòng ghi đầy đủ nguồn: www.centax.edu.vn

0