Quan Miến Miến 關盼盼

Giai thoại "Yến tử lâu" qua bài tựa của Bạch Cư Dị: Trương Thượng thư ở Từ Châu (tức Trương Kiến Phong) có người con hát yêu tên Miến Miến, giỏi ca múa, phong tư trang nhã xinh đẹp. Tôi làm Hiệu thư lang, tới vùng Hoài Tứ, được Trương thượng thư mời ăn tiệc, lúc rượu say, ông gọi Miến Miến ra ca múa giúp vui. Tôi nhân đó làm bài thơ tặng: 鳳撥金翎砌, 檀槽后帶垂。 醉嬌無气力, 風裊牡丹枝。 Phụng bát kim linh thế, Đàn tào hậu đới thuỳ. Tuý kiều vô khí lực, Phong niểu mẫu đơn chi. Một lần vui rồi chia tay, từ đó về sau tuyệt không biết gì về nàng cả. Đến nay đã mười hai năm, hôm trước quan Tư huân Viên ngoại lang Trương Trọng Tố tự Hội Chi (con Trương Kiến Phong) thăm tôi, nhân ngâm ba bài thơ Yến Tử lâu, lời lẽ dịu dàng đẹp đẽ, hỏi ra thì là thơ của Miến Miến. Hội Chi làm Tùng sự ở Vũ Ninh nhiều năm, biết rõ chuyện Miến Miến, kể rằng Trương thương thư đã chết, phủ đệ cũ ở Bành Thành có một ngôi lầu nhỏ gọi là Yến Tử lâu. Miến Miến nhớ lòng yêu dấu của ông ngày trước nên không lấy chồng, về ở lầu ấy hơn mười năm, nay vẫn còn sống. Thơ Miến Miến như sau: 樓上殘燈伴曉霜 獨眠人起合歡床 相思一夜情多少 地角天涯不是長 北邙松柏鎖愁煙 燕子樓中思悄然 自埋劍履歌塵散 紅袖香消已十年 適看鴻雁岳陽回 又睹玄禽逼社來 瑤瑟玉簫無意緒 任從蛛網任從灰 Lầu thượng tàn đăng, bạn hiểu sương Độc miên nhân khởi hợp hoan sàng Tương tư nhất dạ tình đa thiểu Địa giác thiên giai bất thị trường Bắc khâu tùng bách tỏa sầu yên Yến Tử lâu nhân tứ tiêu nhiên Tự mai kiếm lý ca trần tán Hồng tụ hương tiêu thập nhất niên Thích khan hồng nhạn Lạc Dương hồi Hựu đổ huyền cầm bức xã lai Dao sắt ngọc tiêu vô ý tự Nhiệm tòng thù võng nhiệm tòng khôi (Dịch nghĩa: Trên lầu ngọn đèn tàn làm bạn với làn sương sớm Người ngủ một mình vừa rời chiếc giường hợp hoan Một đêm nhung nhớ biết là nhiều hay ít Chân trời góc đất cũng chẳng phải dài lâu... Tùng bách nơi núi Bắc Mang tỏa khói sầu Trong lầu Yến Tử có người xao xác nhớ Từ khi chôn vỏ kiếm, bụi trần của khúc ca xưa theo đó mà tan đi Mùi hương tiêu biến khỏi tay áo hồng cũng đã mười năm rồi Mong được nhìn cánh hồng nhạn bay về Lạc Dương Lại thấy cánh chim đen đến từ Bức Xã Đàn dao cầm và cây ngọc tiêu không nỗi niềm chi Cũng đành vương đầy mạng nhện và tro bụi...) Tôi yêu thích ý thơ mới lạ, bèn họa lại như sau: 滿窗明月滿簾霜, 被冷燈殘拂臥床。 燕子樓中霜月夜, 秋來祗為一人長。 鈿暈羅衫色似煙, 幾迴欲著即潸然。 自從不舞霓裳曲, 疊在空箱十二年。 今春有客洛陽迴, 曾到尚書墳上來。 見說白楊堪作柱, 爭教紅粉不成灰。 Mãn song minh nguyệt mãn liêm sương, Bị lãnh đăng tàn phất ngoạ sàng. Yến Tử lâu trung sương nguyệt dạ, Thu lai chi vị nhất nhân trường. Điền vựng la sam sắc tự yên, Kỷ hồi dục trước tức san nhiên. Tự tòng bất vũ Nghê thường khúc, Điệp tại không tương thập nhị niên. Kim xuân hữu khách lạc dương hồi, Tằng đáo thượng thư phần thượng lai. Kiến thuyết bạch dương kham tác trụ, Tranh giao hồng phấn bất thành hôi. Lại tặng nàng một bài thơ tứ tuyệt như sau (bài Cảm cố Trương bộc dịch chư kỹ): 黃金不惜買蛾眉, 揀得如花只一枝。 歌舞教成心力盡, 一朝身死不相隨。 Hoàng kim bất tích mãi nga my, Giản đắc như hoa chỉ nhất chi. Ca vũ giáo thành tâm lực tận, Nhất triêu thân tử bất tương tuỳ. Sau Trọng Tố đem bài thơ của tôi đưa Miến Miến xem, nàng đọc đi đọc lại, khóc nói "Từ Trương công mất, thiếp không phải không dám chết, nhưng lại sợ trăm năm sau, người đời cho rằng công chuộng sắc đẹp nên có thê thiếp chết theo, lại làm nhơ đức tốt của công, đành gượng mà thôi". Bèn làm bài Họa Bạch công như sau: 獨宿空樓斂恨眉, 身如春后致殘枝。 舍人不解人深意, 諷道泉台不去隨。 Độc túc không lâu liễm hận my, Thân như xuân hậu trí tàn chi. Xá nhân bất giải nhân thâm ý, Phúng đạo tuyền đài bất khứ tuỳ. Bài tựa của Bạch Cư Dị tới đây là hết. Nhưng theo Trường Khánh tập, sau khi được thơ của họ Bạch, Miến Miến bắt đầu nhịn ăn, mười ngày sau thì chết. Nhưng lại ngâm thơ rằng: 兒童不識沖天物, 漫把青泥汙雪毫。 Nhi đồng bất thức xung thiên vật, Mạn bả thanh nê ô tuyết mao. Hai bài thơ của Bạch Cư Dị đã giết Miến Miến, nhưng trên thực tế, đây cũng không phải là một vụ án mạng Đường thi. Phải đâu họ Bạch không hiểu tâm sự Miến Miến ? Câu cuối trong bài Yến Tử lâu thi cho thấy ông biết nàng không có cớ chết theo Trương Kiến Phong và bài thơ tặng đóng vai một người thương xót họ Trương mà kết án đám con hát bạc tình kia chính là nhằm tạo lý do cho nàng hoàn thành sở nguyện. Và dĩ nhiên Miến Miến cũng hiểu cái ý tứ sâu xa ấy, nên trong bài Họa Bạch công, nàng đã tỏ lòng biết ơn ông bằng cách nhắc lại lời thơ "mẫu đơn" mười hai năm trước. Và chính là nhờ biết Bạch Cư Dị hiểu được tâm sự của mình, nên nàng mới ngạo nghễ nói với người đời rằng vì bị họ Bạch bôi nhọ nên nàng phải chết bằng hai câu thơ trước khi nhắm mắt. Tự ví mình bằng loài én "xung thiên" bị trẻ con trát bùn lên cánh trắng - Bạch Cư Dị có hiệu là Lạc Thiên. Nàng quy trách nhiệm cái chêt của mình về ông, nghĩa là cho người sống chứ không phải về Trương Kiến Phong, để dập hết những đàm tiếu của người sau đối với người chồng mà nàng yêu thương kính trọng. Mới biết cái tâm tình tài tứ, độ lượng tri giao của hạng danh sĩ kỳ nữ, loại người tầm thường có dễ mà theo được đâu! Nguồn: http://vietkiem.com/forum...index.php?showtopic=15982 Giai thoại "Yến tử lâu" qua bài tựa của Bạch Cư Dị: Trương Thượng thư ở Từ Châu (tức Trương Kiến Phong) có người con hát yêu tên Miến Miến, giỏi ca múa, phong tư trang nhã xinh đẹp. Tôi làm Hiệu thư lang, tới vùng Hoài Tứ, được Trương thượng thư mời ăn tiệc, lúc rượu say, ông gọi Miến Miến ra ca múa giúp vui. Tôi nhân đó làm bài thơ tặng: 鳳撥金翎砌, 檀槽后帶垂。 醉嬌無气力, 風裊牡丹枝。 Phụng bát kim linh thế, Đàn tào hậu đới thuỳ. Tuý kiều vô khí lực, Phong niểu mẫu đơn chi. Một lần vui rồi chia tay, từ đó về sau tuyệt không biết gì về nàng cả. Đến nay đã mười hai năm, hôm trước quan Tư huân Viên ngoại lang Trương Trọng Tố tự Hội Chi (con Trương Kiến Phong) thăm tôi, nhân ngâm ba bài thơ Yến Tử lâu, lời lẽ dịu dàng đẹp đẽ, hỏi ra thì là thơ của Miến Miến. Hộ…

Giai thoại "Yến tử lâu" qua bài tựa của Bạch Cư Dị:


Trương Thượng thư ở Từ Châu (tức Trương Kiến Phong) có người con hát yêu tên Miến Miến, giỏi ca múa, phong tư trang nhã xinh đẹp. Tôi làm Hiệu thư lang, tới vùng Hoài Tứ, được Trương thượng thư mời ăn tiệc, lúc rượu say, ông gọi Miến Miến ra ca múa giúp vui. Tôi nhân đó làm bài thơ tặng:

   鳳撥金翎砌,
   檀槽后帶垂。
   醉嬌無气力,
   風裊牡丹枝。

   Phụng bát kim linh thế,
   Đàn tào hậu đới thuỳ.
   Tuý kiều vô khí lực,
   Phong niểu mẫu đơn chi.

Một lần vui rồi chia tay, từ đó về sau tuyệt không biết gì về nàng cả. Đến nay đã mười hai năm, hôm trước quan Tư huân Viên ngoại lang Trương Trọng Tố tự Hội Chi (con Trương Kiến Phong) thăm tôi, nhân ngâm ba bài thơ Yến Tử lâu, lời lẽ dịu dàng đẹp đẽ, hỏi ra thì là thơ của Miến Miến. Hội Chi làm Tùng sự ở Vũ Ninh nhiều năm, biết rõ chuyện Miến Miến, kể rằng Trương thương thư đã chết, phủ đệ cũ ở Bành Thành có một ngôi lầu nhỏ gọi là Yến Tử lâu. Miến Miến nhớ lòng yêu dấu của ông ngày trước nên không lấy chồng, về ở lầu ấy hơn mười năm, nay vẫn còn sống. Thơ Miến Miến như sau:

   樓上殘燈伴曉霜
   獨眠人起合歡床
   相思一夜情多少
   地角天涯不是長

   北邙松柏鎖愁煙
   燕子樓中思悄然
   自埋劍履歌塵散
   紅袖香消已十年

   適看鴻雁岳陽回
   又睹玄禽逼社來
   瑤瑟玉簫無意緒
   任從蛛網任從灰

   Lầu thượng tàn đăng, bạn hiểu sương
   Độc miên nhân khởi hợp hoan sàng
   Tương tư nhất dạ tình đa thiểu
   Địa giác thiên giai bất thị trường

   Bắc khâu tùng bách tỏa sầu yên
   Yến Tử lâu nhân tứ tiêu nhiên
   Tự mai kiếm lý ca trần tán
   Hồng tụ hương tiêu thập nhất niên

   Thích khan hồng nhạn Lạc Dương hồi
   Hựu đổ huyền cầm bức xã lai
   Dao sắt ngọc tiêu vô ý tự
   Nhiệm tòng thù võng nhiệm tòng khôi

   (Dịch nghĩa:
   Trên lầu ngọn đèn tàn làm bạn với làn sương sớm
   Người ngủ một mình vừa rời chiếc giường hợp hoan
   Một đêm nhung nhớ biết là nhiều hay ít
   Chân trời góc đất cũng chẳng phải dài lâu...

   Tùng bách nơi núi Bắc Mang tỏa khói sầu
   Trong lầu Yến Tử có người xao xác nhớ
   Từ khi chôn vỏ kiếm, bụi trần của khúc ca xưa theo đó mà tan đi
   Mùi hương tiêu biến khỏi tay áo hồng cũng đã mười năm rồi

   Mong được nhìn cánh hồng nhạn bay về Lạc Dương
   Lại thấy cánh chim đen đến từ Bức Xã
   Đàn dao cầm và cây ngọc tiêu không nỗi niềm chi
   Cũng đành vương đầy mạng nhện và tro bụi...)

Tôi yêu thích ý thơ mới lạ, bèn họa lại như sau:

   滿窗明月滿簾霜,
   被冷燈殘拂臥床。
   燕子樓中霜月夜,
   秋來祗為一人長。

   鈿暈羅衫色似煙,
   幾迴欲著即潸然。
   自從不舞霓裳曲,
   疊在空箱十二年。

   今春有客洛陽迴,
   曾到尚書墳上來。
   見說白楊堪作柱,
   爭教紅粉不成灰。

   Mãn song minh nguyệt mãn liêm sương,
   Bị lãnh đăng tàn phất ngoạ sàng.
   Yến Tử lâu trung sương nguyệt dạ,
   Thu lai chi vị nhất nhân trường.

   Điền vựng la sam sắc tự yên,
   Kỷ hồi dục trước tức san nhiên.
   Tự tòng bất vũ Nghê thường khúc,
   Điệp tại không tương thập nhị niên.

   Kim xuân hữu khách lạc dương hồi,
   Tằng đáo thượng thư phần thượng lai.
   Kiến thuyết bạch dương kham tác trụ,
   Tranh giao hồng phấn bất thành hôi.

Lại tặng nàng một bài thơ tứ tuyệt như sau (bài Cảm cố Trương bộc dịch chư kỹ):

   黃金不惜買蛾眉,
   揀得如花只一枝。
   歌舞教成心力盡,
   一朝身死不相隨。

   Hoàng kim bất tích mãi nga my,
   Giản đắc như hoa chỉ nhất chi.
   Ca vũ giáo thành tâm lực tận,
   Nhất triêu thân tử bất tương tuỳ.

Sau Trọng Tố đem bài thơ của tôi đưa Miến Miến xem, nàng đọc đi đọc lại, khóc nói "Từ Trương công mất, thiếp không phải không dám chết, nhưng lại sợ trăm năm sau, người đời cho rằng công chuộng sắc đẹp nên có thê thiếp chết theo, lại làm nhơ đức tốt của công, đành gượng mà thôi". Bèn làm bài Họa Bạch công như sau:

   獨宿空樓斂恨眉,
   身如春后致殘枝。
   舍人不解人深意,
   諷道泉台不去隨。

   Độc túc không lâu liễm hận my,
   Thân như xuân hậu trí tàn chi.
   Xá nhân bất giải nhân thâm ý,
   Phúng đạo tuyền đài bất khứ tuỳ.

Bài tựa của Bạch Cư Dị tới đây là hết. Nhưng theo Trường Khánh tập, sau khi được thơ của họ Bạch, Miến Miến bắt đầu nhịn ăn, mười ngày sau thì chết. Nhưng lại ngâm thơ rằng:

   兒童不識沖天物,
   漫把青泥汙雪毫。

   Nhi đồng bất thức xung thiên vật,
   Mạn bả thanh nê ô tuyết mao.

Hai bài thơ của Bạch Cư Dị đã giết Miến Miến, nhưng trên thực tế, đây cũng không phải là một vụ án mạng Đường thi. Phải đâu họ Bạch không hiểu tâm sự Miến Miến ? Câu cuối trong bài Yến Tử lâu thi cho thấy ông biết nàng không có cớ chết theo Trương Kiến Phong và bài thơ tặng đóng vai một người thương xót họ Trương mà kết án đám con hát bạc tình kia chính là nhằm tạo lý do cho nàng hoàn thành sở nguyện. Và dĩ nhiên Miến Miến cũng hiểu cái ý tứ sâu xa ấy, nên trong bài Họa Bạch công, nàng đã tỏ lòng biết ơn ông bằng cách nhắc lại lời thơ "mẫu đơn" mười hai năm trước. Và chính là nhờ biết Bạch Cư Dị hiểu được tâm sự của mình, nên nàng mới ngạo nghễ nói với người đời rằng vì bị họ Bạch bôi nhọ nên nàng phải chết bằng hai câu thơ trước khi nhắm mắt. Tự ví mình bằng loài én "xung thiên" bị trẻ con trát bùn lên cánh trắng - Bạch Cư Dị có hiệu là Lạc Thiên. Nàng quy trách nhiệm cái chêt của mình về ông, nghĩa là cho người sống chứ không phải về Trương Kiến Phong, để dập hết những đàm tiếu của người sau đối với người chồng mà nàng yêu thương kính trọng. Mới biết cái tâm tình tài tứ, độ lượng tri giao của hạng danh sĩ kỳ nữ, loại người tầm thường có dễ mà theo được đâu!

Nguồn: http://vietkiem.com/forum...index.php?showtopic=15982
Giai thoại "Yến tử lâu" qua bài tựa của Bạch Cư Dị:


Trương Thượng thư ở Từ Châu (tức Trương Kiến Phong) có người con hát yêu tên Miến Miến, giỏi ca múa, phong tư trang nhã xinh đẹp. Tôi làm Hiệu thư lang, tới vùng Hoài Tứ, được Trương thượng thư mời ăn tiệc, lúc rượu say, ông gọi Miến Miến ra ca múa giúp vui. Tôi nhân đó làm bài thơ tặng:

   鳳撥金翎砌,
   檀槽后帶垂。
   醉嬌無气力,
   風裊牡丹枝。

   Phụng bát kim linh thế,
   Đàn tào hậu đới thuỳ.
   Tuý kiều vô khí lực,
   Phong niểu mẫu đơn chi.

Một lần vui rồi chia tay, từ đó về sau tuyệt không biết gì về nàng cả. Đến nay đã mười hai năm, hôm trước quan Tư huân Viên ngoại lang Trương Trọng Tố tự Hội Chi (con Trương Kiến Phong) thăm tôi, nhân ngâm ba bài thơ Yến Tử lâu, lời lẽ dịu dàng đẹp đẽ, hỏi ra thì là thơ của Miến Miến. Hộ…
Bài liên quan

Quyền Đức Dư 權德輿

Quyền Đức Dư 權德輿 (759-818) tự Tải Chi 載之, người Lược Dương, Thiên Thuỷ (nay là huyện Tân An, tỉnh Cam Túc, có thuyết nói là huyện Lược Dương, tỉnh Thiểm Tây), nhà ở Đan Dương, Giản Châu (nay là huyện Đan Dương, tỉnh Giang Tô). Ông từng làm quan đến Lễ bộ thị lang đồng Bình chương sự (Tể tướng), ...

Trần Khứ Tật 陳去疾

Trần Khứ Tật 陳去疾 tự Văn Y 文醫, người Hầu Quan, đỗ tiến sĩ năm Nguyên Hoà thứ 14 (819), làm quan tới Ung Quản phó sứ, thơ còn 13 bài.

Sướng Đương 暢當

Sướng Đương 暢當 không rõ năm sinh mất, người Hà Đông (nay thuộc Vĩnh Tế, Sơn Tây), nho sĩ đời Đường, dòng dõi nhà quan, con của Sướng Thôi 暢璀 từng làm đến Tán kỵ thường thị đời Đường Túc Tông. Ông đỗ tiến sĩ năm Đại Lịch thứ 7 (772), năm Trinh Nguyên làm Thái thường bác sĩ, cuối cùng làm đến Quả Châu ...

Mã Đái 馬戴

Mã Đái 馬戴 (775-?) tự Ngu Thần 虞臣, nay thuộc Thiểm Tây (có nơi nói thuộc Hà Bắc, hoặc Giang Tô), đỗ tiến sĩ năm Hội Xương thứ 4. Đầu năm Đại Trung đời Tuyên Tông, làm Tịch chưởng thư ký cho Lý Tư Không 李司空 ở Thái Nguyên, dùng lời ngay thẳng bị biếm làm Long Dương uý. Cuối năm Hàm Thông đời Ý Tông làm ...

Thái Nguyên kỹ 太原妓

Thái Nguyên kỹ 太原妓 tức một ca kỹ đất Thái Nguyên, không rõ tên họ, sống vào thời Đường Đức Tông. Âu Dương Chiêm chơi đất Thái Nguyên gặp nàng, hai người có tình ý. Sau khi chia tay, nàng nhớ nhung sinh bệnh làm một bài thơ tuyệt bút rồi qua đời. Truyện được chép trong "Thái bình quảng ký". "Toàn ...

Trưởng Tôn Cao 長孫翱

Trưởng Tôn Cao 長孫翱 năm sinh mất và quê quán không rõ, sống vào đời Túc Tông, Đại Tông, cùng thời với Chu Khánh Dư 朱慶餘, nổi danh với thể cung từ, thơ còn 1 bài.

Trương Hựu Tân 張又新

Trương Hựu Tân 張又新 tự Khổng Chiêu 孔昭, sống khoảng trước sau năm 813, là con của Trương Tiến 張薦. Ông từng hai lần được tiến cử giữ chức Công bộ thị lang. Năm Nguyên Hoà được cử làm trạc đệ, rồi trải đến chức Tả hữu Bổ khuyết. Trương theo bè đảng của Lý Phùng Cát 李逢吉 nên bị biếm làm Thứ sử Giang Châu. ...

Vương Sơ 王初

Vương Sơ 王初 người Kinh Châu, con trưởng của Vương Trọng Thư 王仲舒, đỗ tiến sĩ cuối năm Nguyên Hoà (820), thơ còn 19 bài.

Lý Hồi 李回

Lý Hồi 李回 vốn tên là Lý Triền 李躔, tự Chiêu Hồi 昭回, sau đổi thành Chiêu Độ 昭度, tước phong Lũng Tây quận công, thuỵ Văn Ý 文懿, không rõ năm sinh mất, làm tể tướng dưới triều Đường Vũ Tông (840-846).

Hồ Túc 胡宿

Hồ Túc 胡宿 (995 - 1067) tự là Vũ Bình 武平, thuỵ là Văn Cung 文恭 quê ở Tấn Lăng, Thường Châu (nay là Giang Tô, Thường Châu. Ông là thi nhân cuối Đường đầu Tống. Niên hiệu Thiên Thánh thứ 2 (1024) đời Tống Nhân Tông, ông đỗ Tiến sĩ, giữ các chức Hàn lâm học sĩ, Tri chế cáo, sau được thăng Khu mật phó sứ. ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...