24/05/2018, 16:01

Quan hệ sản xuất

là nhưng mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất ra. Nếu như ...

là nhưng mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất ra.

Nếu như quan niệm lực lượng sản xuất là mặt tự nhiên của sản xuất thì quan hệ sản xuất lại là mặt xã hội của sản xuất.

gồm có 3 mặt :

  • Quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu (gọi tắt là quan hệ sở hữu)
  • Quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức, quản lý xã hội và trao đổi họat động cho nhau (gọi tắt là quan hệ tổ chức, quản lý)
  • Quan hệ giữa người với người trong phân phối, lưu thông sản phẩm xã hội (gọi tắt là quan hệ phân phối lưu thông)

Trong 3 mặt trên thì quan hệ sở hữu là quan trọng nhất, nó đóng vai trò qui định và chi phối quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối. Sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo ra phương thức sản xuất.

phải tùy thuộc vào lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất thay đổi dẫn tới mối quan hệ sản xuất cũng thay đổi, nhưng quan hệ sản xuất cũng củng cố sự độc lập tương đối của nó và tác động trở lại lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ dẫn tới một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Yêu cầu khách quan hoặc phát triển lực lượng sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn với trình độ của lực lượng sản xuất.

0