24/05/2018, 16:01

Những biện pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp

Những biện pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp . Xuất phát từ vai trò quan trọng của lợi nhuận, vừa là mục tiêu, vừa là động lực , vừa là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cho thấy việc nâng cao lợi nhuận là sự cần ...

Những biện pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp .

Xuất phát từ vai trò quan trọng của lợi nhuận, vừa là mục tiêu, vừa là động lực , vừa là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cho thấy việc nâng cao lợi nhuận là sự cần thiết tất yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nếu doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh mà không thể tạo ra lợi nhuận thì cũng đồng nghĩa với việc các khoản thu của doanh nghiệp không đủ để tự bù đắp chi phí, có nghĩa là doanh nghiệp đang trên đà làm ăn thua lỗ và nếu cứ kéo dài tình trạng trên thì tất yếu doanh nghiệp sẽ phải phá sản. Điều này cho thấy chỉ khi nào doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận thì mới cho phép doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Thực tế trước đây , khi nền kinh tế nước ta được quản lý theo cơ chế tập trung bao cấp, Nhà nước là người chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, “kết quả kinh doanh có lãi hay lỗ không ảnh hưởng tới doanh nghiệp”. Đây chính là một nguyên nhân dẫn tới các doanh nghiệp trong thời kỳ này nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung hoạt động không hiệu quả , năng suất kém, sản xuất trì trệ, đời sống của người lao động không được đảm bảo .

Khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường nhà nước chỉ quản lý trên tầm vĩ mô, còn các doanh nghiệp phải độc lập , chủ động và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của minh. Hơn nữa trong nền kinh tế có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp tạo nên sự cạnh tranh rất gay gắt trên thương trường. Quy luật cạnh tranh rất khắc nghiệt chỉ chấp nhận những doanh nghiệp làm ăn có lãi và đào thải những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đặt doanh nghiệp trước thách thức muốn tồn tại và phát triển được thì phải thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận.

Việc nâng cao lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng có ý nghĩa là nâng cao khả năng tài chính phục vụ nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh, củng cố thêm sức mạnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Lợi nhuận còn có ý nghĩa tạo nguồn thu nhập và nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện cuộc sống của người lao động, tạo công an việc làm , giải quyết tình trạng thất nghiệp.

Nâng cao lợi nhuận cũng có nghĩa là nâng cao nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, nâng cao phúc lợi xã hội, góp phần vào việc tạo động lực phát triển của nền kinh tế đất nước.

Xuất phát từ những ý nghĩa quan trọng trên cho thấy việc nâng cao lợi nhuận không chỉ có ý nghĩa quyết định đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với Nhà nước, với người lao động, với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, bao gồm những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, và những nhân tố nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp, cụ thể dưới đây là các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các nhân tố khách quan:

Là những nhân tố nằm ngoài ý muốn chủ quan của doanh nghiệp, thường đó là các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp không có khả năng tác động mà chỉ có thể thích ứng với những thay đổi từ những phía môi trường đó:

  • Sự thay đổi về môi trường tự nhiên địa lý khí hậu: như thiên tai, bão lụt, hoả hoạn, động đất,..., sự thay đổi từ phía môi trường tự nhiên làm doanh nghiệp không lường trước được, nhiều khi gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được.
  • Sự thay đổi về cơ chế và chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước ở tầm vĩ mô.

Những chính sách kinh tế của Nhà nước có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những thay đổi về chính sách thuế , chính sách quản lý ngoại tệ, những qui định về việc chuyển những khoản thu nhập về quốc gia ... Những chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước nếu phù hợp sẽ tạo cho các doanh nghiệp có điều kiện phát triển, còn ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp do đó sẽ có những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận của mình.

  • Sự thay đổi về thể chế chính trị của quốc gia: cũng là một nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Trong một quốc gia khi có sự rối loạn về chính trị thì nguy cơ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại quốc gia đó sẽ bị đe doạ rất nghiêm trọng , hơn nữa những thay đổi về thể chế chính trị của quốc gia sẽ tác động tới việc thay đổi hệ thống luật pháp từ quốc gia đó nhiều khi dẫn đến những rủi ro trưng thu của chính phủ quốc gia đó. Vì vậy mà ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận doanh nghiệp sẽ đạt được.
  • Sự thay đổi về môi trường kinh tế của một quốc gia. Chiều hướng nền kinh tế đất nước rơi vào tình trạng suy thoái , kinh tế đình trệ không phát triển được... làm cho các doanh nghiệp phải cắt giảm hoạt động của mình và do đó có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Mặt khác nhiều nền kinh tế có lạm phát cao , đồng tiền trong nước mất giá làm cho giá trị thực tế lợi nhuận của doanh nghiệp giảm và nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng lãi giả lỗ thật.

  • Sự thay đổi về thị trường và môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp

Thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp vì thị trường là nơi cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp, đồng thời cũng là nơi doanh nghiệp sẽ tiếp thụ hàng hoá của mình. Vì vậy, khi có những biến động từ phía thị trường có thể dẫn tới việc mở rộng hoặc thu hẹp thị trường lại làm cho tình hình tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp có thể bị giảm đi , hoặc có thể sẽ được tăng lên ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ thu được.

Sự gia nhập hoặc rút lui của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tạo ra tác động hai chiều tới hoạt động của doanh nghiệp. Khi có nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường mà doanh nghiệp đang kinh doanh thì cạnh tranh ngày càng gay gắt dẫn tới nguy cơ thị trường của doanh nghiệp có thể bị thu hẹp và do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

  • Sự biến động của giá cả trên thị trường: Cũng là một nhân tố khách quan ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá cả có ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ hàng hoá trong kỳ mà doanh nghiệp thực hiện, do đó nó sẽ ảnh hưởng tới doanh thu mà doanh nghiệp thu được và ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp vì lợi nhuận được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi chi phí kinh doanh phân bổ trong kỳ.

Hiện nay , khi mà xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động của các doanh nghiệp hướng tới phạm vi toàn cầu thì những thay đổi từ phía môi trường kinh doanh quốc tế sẽ có ảnh hưởng tới lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được, các nhân tố đó bao gồm: sự biến động về kinh tế và tài chính khu vực với điển hình là khủng hoảng tài chính khu vực Châu á năm 1997 vừa qua là một ví dụ cụ thể, mối quan hệ giữa chính phủ các quốc gia , sự biến động của tỷ giá hối đoái ... là những nhân tố có ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh vượt ra ngoài biên giới.

Các nhân tố chủ quan

Bên cạnh các nhân tố khách quan kể trên, các nhân tố chủ quan có ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp đó là:

  • Nhân tố con người: Có thể nói con người đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhân tố con người trong doanh nghiệp chính là nguồn nhân lực của doanh nghiệp hay đó chính là đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Với trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, sự thành thạo công việc của cán bộ công nhân viên là nhân tố quyết định chính tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trình độ quản lý , sự nhanh nhậy, mềm dẻo trong tổ chức và thực hiện công việc của người lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty sẽ góp phần làm tăng hiệu quả công việc, từ đó tạo điều kiện để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

  • Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Khả năng tài chính là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp có thể phát triển được, nó cho phép doanh nghiệp có vốn để thực hiện các dự án kinh doanh với qui mô lớn, đầu tư mở rộng sản xuất , đổi mới trang thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.... Hơn nữa với khả năng tài chính vững chắc sẽ cho phép doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như giành được thế chủ động trong cạnh tranh trên thương trường.
  • Công tác tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Thể hiện ở việc bố trí hợp lý công việc cho mỗi nhân viên để đảm bảo cho họ có khả năng phát huy tốt được năng lực cá nhân của mình và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tế của công ty tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban , liên kết thành một hệ thống hoạt động thống nhất từ trên xuống dưới làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trôi chảy và đạt hiệu quả cao, tăng doanh thu và cắt giảm được những khoản chi phí không cần thiết từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu công tác tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không tốt sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm giảm chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.

  • Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp

Cơ cấu mặt hàng kinh doanh tác động đến tình hình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Một cơ cấu mặt hàng hợp lý với chủng loại và tỷ trọng của mỗi hàng hoá phù hợp sẽ tránh được tình trạng ứ đọng do dự trữ quá lớn so với nhu cầu của thị trường. Với cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý , phù hợp với nhu cầu của thị trường và cho phép khai thác được những thế mạnh của doanh nghiệp tạo điều kiện cho việc tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp thì tất yếu sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

  • Chất lượng hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp.

Chất lượng hàng hoá và dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp tới việc khách hàng có chấp nhận và mua tiêu dùng sản phẩm hàng hoá của Công ty trên thị trường hay không. Do đó chất lượng hàng hoá và dịch vụ sẽ ảnh hưởng lợi nhuận doanh nghiệp đạt được. Vì vậy , để nâng cao chỉ tiêu lợi nhuận doanh nghiệp cần phải cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm hàng hoá, nâng cao chất lượng hàng hoá...

Ngoài các nhân tố chủ quan trên đây còn có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp như: phương thức thanh toán và phương thức phục vụ, nguồn hàng và chất lượng của nguồn đầu vào... Nhìn chung các nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được, vì vậy các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch kiểm soát các nhân tố này và xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận để từ đó có biện pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực và loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực để lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng.

Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp .

Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới mức lợi nhuận ngoại thương cho phép ta tìm hiểu những nguyên nhân khách quan và chủ quan để tìm kiếm các biện pháp để tăng lợi nhuận kinh doanh xuất nhập khẩu. Những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận ngoại thương:

+Mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu:

Nếu mức lưu chuyển lợi nhuận quy định cho mỗi hàng hoá bán ra là một con số cố định, thì nếu tăng doanh số hàng hoá bán ra thì đơn vị xuất nhập khẩu thu được nhiều lợi nhuận tuyệt đối hơn và ngược lại. Trong thực tiễn nhiều đơn vị xuất nhập khẩu không thực hiện được kế hoạch lợi nhuận đề ra là do không thực hiện được kế hoạch lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu. Bởi vậy mở rộng và tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá sẽ làm tăng mức thu lợi nhuận của đơn vị kinh doanh.

Cơ cấu hàng hoá kinh doanh xuất nhập khẩu

Mỗi loại hàng hoá kinh doanh xuất nhập khẩu có một mức lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh doanh : mức độ cạnh tranh trên thị trường , chi phí kinh doanh, thuế xuất nhập khẩu... rất khác nhau. Cho nên khi cơ cấu hàng hoá kinh doanh thay đổi sẽ làm thay đổi hẳn mức lợi nhuận chung của công ty , mà nếu tỷ suất lợi nhuận theo các cách tính khác nhau cũng thay đổi : Nếu kinh doanh mặt hàng có mức lãi suất lớn chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ cơ cấu hàng xuất nhập khẩu thì tương ứng sẽ làm tăng mức lợi nhuận ngoại thương và ngược lại.

Nhân tố giá cả:

  • Giá cả hàng hoá : giá mua hàng hoá và giá bán hàng hoá xuất nhập khẩu đều ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của đơn vị kinh doanh ngoại thương. Nếu giá mua hàng hoá quá cao , bán theo giá thị trường thì lãi gộp ( phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua ) giảm xuống và lợi nhuận cũng giảm . Và ngược lại nếu giá mua hạ thì lãi gộp sẽ lớn và lợi nhuận sẽ lớn. Muốn giảm giá cả mua hàng thì thực hiện mua tận gốc, thực hiện so sánh giá cả bán hàng của các nhà cung cấp hàng nhập khẩu để lựa chọn hàng cung cấp nhập khẩu rẻ ( tất nhiên phải xem xét chất lượng hàng mua).

Định giá bán trên thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đối với lợi nhuận ngoại thương. Bình thường giá cả định cao trong điều kiện thị trường không có sự cạnh tranh thì nếu lợi nhuận thu được dưới dạng lợi nhuận độc quyền cao , nhưng định giá bán cao trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh găy gắt , sức mua có khả năng thanh toán thấp hàng hoá tiêu thụ chậm, lợi nhuận sẽ giảm.

Cho nên trong điều kiện cơ chế thị trường nhà kinh doanh phải nắm vững thị trường để đề ra chính sách giá cả hàng hoá thích hợp mà mục đích cuối cùng là đẩy mạnh doanh số bán , chiếm lĩnh thị trường và tăng mức lợi nhuận tuyệt đối cho doanh nghiệp.

  • Giá cả chi phí lưu thông: Như trên đã đề cập lợi nhuận ngoại thương thu được sau lãi gộp trừ chi phí và các loại thuế. Nên chi phí lưu thông cao thì dù lãi gộp thu được lớn thì lợi nhuận ngoại thương cũng giảm . Cho nên giá cả các loại chi phí lưu thông tăng hay giảm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mức chi phí lưu thông và lợi nhuân.
  • Tỷ giá hối đoái: Trên thực tế trong thanh toán tiền hàng hoá xuất nhập khẩu các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sử dụng những ngoại tệ mạnh. nhưng sức mua của những đồng tiền này không ổn định mà có thể thay đổi tăng giảm so với đồng Việt Nam. Do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu các yếu tố khác không tăng hoặc giảm khi giá ngoại tệ tăng so với đồng tiền Việt Nam tạo điều kiện cho kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả hơn và lợi ích của hoạt động nhập khẩu giảm đi và ngược lại. Chính vì vậy đối với các doanh nghiệp mặc dù tỷ giá tăng giảm là yếu tố khách quan nhưng việc theo dõi sát tình hình tỷ giá hối đoái thay đổi để kịp thời đề ra những biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cũng có tác dụng tăng thêm lợi nhuận cho công ty xuất nhập khẩu của mình .

Thuế

Phụ thuộc vào kết quả kinh doanh , thuế là những khoản nghĩa vụ mà các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải nộp cho Nhà nước. Mức thuế ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ngoại thương của doanh nghiệp.

Các yếu tố khác

Như giảm mức tối thiểu các khoản tiền bị phạt và bồi thường do không thực hiện những cam kết kinh tế, giảm lượng hàng hoá hao hụt , mất mát ở tất cả các khâu kinh doanh, lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp... cũng góp phần tăng mức lợi nhuận.

0