Hãy đến thăm cậu ấy một lần nữa
“Nửa nguời cậu ta bị băng bó kín mít, thật đáng thương! Trông giống như một xác ướp, có lẽ phải nằm viện tới ba tháng!” Một tháng trước, sau khi đến bệnh viện thăm cậu bạn bị bỏng nặng, khi trở về con đã nói với ba như vậy, giọng đầy xúc động cảm ...
“Nửa nguời cậu ta bị băng bó kín mít, thật đáng thương! Trông giống như một xác ướp, có lẽ phải nằm viện tới ba tháng!” Một tháng trước, sau khi đến bệnh viện thăm cậu bạn bị bỏng nặng, khi trở về con đã nói với ba như vậy, giọng đầy xúc động cảm thông.
Thế nhưng hôm nay khi ba hỏi: “Con đã tiếp tục đi thăm cậu bạn bị thương đó chưa?” thì con bỗng ngớ nguời ra, rồi nói bằng giọng thắc mắc: “Khi cậu ấy mới bị thương, chẳng phải con đã đến thăm rồi sao? Việc này ba biết rồi mà!”
Vậy thì để ba kể cho con một câu chuyện này nhé!
Khi ba còn làm phóng viên đài truyền hình, ba đã từng đến bệnh viện phỏng vấn một nguời bị bỏng nặng. Người đó nằm viện đã được nửa năm, và phải trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật cấy da. Mới bước vào phòng bệnh, ba chỉ nhìn thấy một nửa khuôn mặt bị bỏng nhẹ của anh ta, ba liền vui vẻ nói: “Tốt quá! Anh dường như đã gần bình phục hoàn toàn rồi!”
Người đó không nói gì, chỉ từ từ ngoảnh mặt lại. Ba lặng nguời sững sờ! Cậu phóng viên quay phim cũng bất giác đặt máy quay xuống, vì cái mà ba và cậu ấy nhìn thấy là một cục thịt lồi lõm, và hõm mắt sâu trũng.
Ngày hôm đó, ba đã không thực hiện cuộc phỏng vấn, nhưng mấy câu nói của nguời đó, ba vẫn ghi nhớ mãi:
“Người bị hủy hoại dung mạo, thường đáng thương hơn nguời bệnh ung thư. Những nguời bị ung thư thì phải đối mặt với cái chết, còn những nguời bị hủy hoại về hình thể thì cái phải đối mặt với cuộc sống, với cộng đồng!” Người đó có ý nói những nguời bị hủy hoại về dung nhan cần sự dũng cảm lớn hơn thì mới có thể đối diện được với cuộc sống sau này, với những ánh mắt kinh hoàng, xa lánh của mọi nguời.
Người đó nói với ba:
“Tiền bạc đối với tôi không quan trọng, cái quan trọng là tình bạn. Hãy giúp đỡ tôi, hãy nói cho tôi biết: Các bạn sau này vẫn còn có thể tiếp nhận một nguời đáng sợ như tôi đây không?” Từ đôi mắt đen sâu hoắm đó, ba nhìn thấy những giọt nước mắt. Ba nhỏ giọng, hỏi: “Có nhiều nguời đến thăm anh không?”
“…Ban đầu thì có, bây giờ thì ít rồi! Bình thường bạn bè khi nghe tin đều đến thăm, thế nhưng chỉ có những nguời bạn thực sự mới đến thăm lại lần thứ hai. Lần thứ nhất là vì tình nguời, không thể không đến thăm. Lần thứ hai mới chính là tình bạn, mới chính là sự quan tâm thật lòng. Chỉ có điều tình bạn thì ít quá!”
Nghe xong câu chuyện này, con sẽ hiểu vì sao ba biết rõ con đã đi thăm cậu bạn đó, nhưng ba vẫn muốn hỏi lại một lần nữa!
Lửa thử vàng, gian nan thử sức! Gió mạnh mới biết cỏ cứng! Trong hoạn nạn mới gặp được tri kỷ, mới biết trung trinh, mới thấy được sự chân tình! Càng lúc khó khăn, chúng ta mới càng cần đến bạn bè, và càng ghi nhớ sự giúp đỡ của bạn bè.
Con có biết một trong những nguời mà đến hôm nay ba vẫn thầm cảm ơn sâu sắc nhất là dì Tư - nguời mà con vẫn thường gọi là bà Tư không? Vì hồi cấp III, khi ba mổ ruột thừa, bà nội con bị chặn lại ở bên ngoài, dì Tư là y tá, nên được phép đi vào. Lúc đó, lẽ ra ca phẫu thuật chỉ diễn ra trong nửa tiếng là xong, nhưng vì dính vào khoang, do đó phải kéo dài thêm hai tiếng đồng hồ, thuốc mê thì đã hết. Trong lúc thập tử nhất sinh ấy, may mà có dì Tư luôn ở bên, nắm chặt tay ba, động viên an ủi ba: “Cháu xem! Sắp xong rồi đây này!”
Vì vậy ngày hôm nay, nếu dì cần ba, ba cũng sẵn sàng nhẩy vào nước sôi lửa bỏng, mà không chút do dự.
Vì sao? Vì khi ba không có chỗ để bấu víu thì dì đã dang hai tay ra đón ba!
Ba nhớ có một nguời bạn trong giới chính trị đã nói với ba rằng: “Cậu biết không? Nếu cậu mổ cắt bỏ abiđan, khách bên ngoài sẽ xếp hàng dài đến tận cầu thang. Còn nếu cậu mổ do ung thư phổi, thì bên ngoài cũng sẽ xếp hàng dài đến tận cầu thang, nhưng không phải khách đến thăm, mà là lẵng hoa!”
Ngừng một lát, ông ta nói tiếp: “Thế nhưng tớ đã kiểm nghiệm được một điều rất thực tế trong cuộc sống! Tớ đã từng đến thăm những vị quan to thất thế hoặc lâm bệnh nặng. Và đến một ngày nào đó họ lại khôi phục vị trí của mình, họ đều nhìn tớ bằng ánh mắt khác trước rất nhiều! Vì vậy, bạn bè không nên để ý lúc bình thường thân thiết vui vẻ như thế nào, mà nên để ý xem lúc mình cần bạn bè nhất thì nguời đó có kịp thời xuất hiện hay không.
Đúng là như vậy! Năm ngoái, một nguời bạn học làm ở đài truyền hình đột nhiên lâm bệnh nặng, mặc dù ba và cậu bạn đó phải mấy năm nay may ra mới gặp nhau được một lần, nhưng khi biết được tin, dù bận rộn phải trở về Mỹ, ba vẫn tranh thủ thời gian đến thăm cậu ta hai lần. Và khi về đến New York, ba lại gọi điện thoại mấy lần để hỏi thăm, rồi gửi những tài liệu về y học cho nguời bạn đó.
Không lâu sau, ba nhận được thư của cậu ấy gửi tới, nói đã mổ xong rồi, tất cả đều thuận lợi…
Hôm đó, cậu ta vừa mới trải qua một cuộc đại phẫu thuật não. Sau khi tỉnh dậy, cậu ấy nằm trên giường tự tay viết thư cho ba.
Ba cảm động đến rơi nước mắt, vừa mừng vì nguời bạn học cũ đã chiến thắng bệnh tật, càng cảm động hơn bởi tình bạn chân thành.
Bạn bè thực sự là con phải đi thăm nguời ta: Một lần! Hai lần! Ba lần! Khi bạn cần con, con liền xuất hiện!
Bạn bè thực sự là nguời mà vừa từ cõi chết trở về đã nghĩ đến con ngay!
Thời đại ngày nay, muốn trở nên nổi bật như chú hạc trong bầy gà cũng không phải dễ, vì ai ai cũng là chú hạc rồi. Nếu thực sự muốn nổi bật, thì phải thường xuyên bỏ công sức ra “khiến nguời khác trầm trổ”.