24/05/2018, 22:33

Phương pháp thảo luận

Group discussion là gì? Là phương pháp dạy học khi giáo viên tổ chức cuộc đối thoại giữa học sinh với học sinh hoặc giữa học sinh với giáo viên nhằm huy động trí tuệ của học sinh để giải quyết một vấn đề nào ...

Group discussion

là gì?

Là phương pháp dạy học khi giáo viên tổ chức cuộc đối thoại giữa học sinh với học sinh hoặc giữa học sinh với giáo viên nhằm huy động trí tuệ của học sinh để giải quyết một vấn đề nào đó để đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoặc những quan niệm mới.

Vai trò của phương pháp thảo luận.

  • Học sinh được tập dượt tham gia tìm hiểu hoặc giải quyết vấn đề.
  • Học sinh được học hỏi kiến thức của bạn bè.
  • Sử dụng được trí tuệ của tập thể học sinh.
  • Rèn ở học sinh ý thức lắng nghe người khác và nghe ý kiến khác.

YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN

  • Tôn trọng ý kiến của người khác và bình tĩnh đối xử với những ý kiến khác.
  • Cần tạo cho học sinh có cơ hội để nói ra những suy nghĩ của mình nhất là khi có những ý kiến trái ngược nhau chứ không vội vã đi đến kết luận.
  • Thông thường giáo viên là người tổng kết và trình bày ý kiến thống nhất của cả lớp, song cũng có thể tổng kết ở dạng kết thúc mở, không nêu ra kết luận đúng hay sai để tôn trọng ý kiến của học sinh, kích thích học sinh tự do phát biểu ra suy nghĩ của mình.

TÌNH HUỐNG

Hãy so sánh phương pháp hỏi đáp và phương pháp thảo luận.

Giống nhau:

  • Đều có cuộc đối thoại và đi đến một kết luận.
  • Giáo viên có thể đánh giá kết quả và năng lực nhận thức của học sinh.

Khác nhau:

Phương pháp hỏi đáp
Câu hỏi với từ để hỏi Câu hỏi, mệnh lệnh, yêu cầu...
Câu hỏi dễ, đơn giản, câu trả lời ngắn gọn. Câu hỏi khó, phức tạp, nhiều phương án trả lời.
Giáo viên đặt câu hỏi là chính Học sinh chủ động đặt câu hỏi trong khi thảo luận.
Học sinh suy nghĩ và trả lời độc lập theo cá nhân. Hoạt động mang tính tập thể.
Lôi cuốn được số ít học sinh tham gia. Lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia.

BÀI TẬP

Hãy nêu 3 đề tài cho học sinh thảo luận theo nhóm với một bài học nào đó.

Mẫu

Bài học: .................

Lớp: ................

Mục tiêu: ................

Đề tài thảo luận: ............

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

Điều tra môi trường

Phương pháp điều tra là gì?

  • Là cách thức tổ chức và dẫn dắt học sinh tìm hiểu một vấn đề sau đó dựa trên những thông tin thu thập được tiến hành phân tích so sánh, khái quát hoá để rút ra kết luận, nêu ra giải pháp và kiến nghị.

Phương pháp điều tra có vai trò gì?

Học sinh được tham gia vào hình thức hoạt động học tập độc lập sáng tạo, tập dượt hoạt động nghiên cứu.

Hình thành kỹ năng thu thập, xử lý, trình bày và truyền đạt thông tin

Yêu cầu về các bước tiến hành

  • Giáo viên nêu vấn đề hoặc tốt nhất để học sinh tự chọn theo ý thích của mình.
  • Tổ chức điều tra theo nhóm hoặc từng cá nhân, các nhóm hoặc cá nhân có thể khác đề tài hoặc một số nhóm có chung một đề tài.
  • Các cách thức thu thập thông tin:

- Quan sát tại hiện trường hoặc quan sát trực tiếp đối tượng.

- Phỏng vấn bằng miệng hoặc phiếu.

- Thu thập: hiện vật, tư liệu, tranh ảnh, sách báo vv...

  • Xử lý thông tin: phân tích, so sánh, phân loại, lập bảng thông kê và rút ra những nhận xét khái quát
  • Trưng bày kết quả điều tra

Câu hỏi tình huống

1.Vì sao nên tổ chức cho học sinh điều tra trong môi trường gần gũi - môi trường địa phương?

  • Môi trường gần gũi hay môi trường địa phương là nơi các em sinh ra và lớn lên, nên đã quen thuộc và có sẵn những mối quan hệ với con người, với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Đây là điều kiện thuận lợi để học sinh có thể tiến hành các cách thức thu thập thông tin khác nhau: quan sát tại hiện trường hay trực tiếp các đối tượng điều tra, có thể phỏng vấn bất cứ người dân địa phương nào cần, việc thu thập tài liệu, mẫu vật, tranh ảnh ... cũng dễ dàng.
  • Việc điều tra trong môi trường địa phương còn làm cho học sinh hiểu rõ hơn địa phương từ đó khơi gợi tình yêu và ý thức xây dựng, cải thiện và bảo vệ quê hương.

2.Vì sao khi dạy học về môi trường địa phương, giáo viên cần phải tổ chức cho học sinh tiến hành điều tra?

Khi học về địa phương giáo viên thường lúng túng trong việc lập kế hoạch dạy học, vì những nội dung của từng địa phương chỉ có thể do giáo viên hay nhà trường tự tìm kiếm. Ngoài ưu điểm của một phương pháp dạy học tích cực, điều tra còn là phương pháp dạy học hiệu quả ngay cả khi giáo viên chưa có nhiều thông tin về địa phương nơi mình đang dạy học... Chỉ bằng những gợi ý và tổ chức cho học sinh điều tra các em học sinh sẽ là người đi tìm kiếm thông tin đó. Và những kết quả điều tra được của học sinh sẽ làm phong phú thêm cho vốn hiểu biết của cả giáo viên về địa phương.

Bài tập thực hành

Hãy nêu 3 đề tài cho học sinh tiểu học tiến hành điều tra, với mỗi đề tài hãy gợi ý những câu hỏi và các cách thức thu thập thông tin cụ thể cho học sinh.

PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI

Phương pháp đóng vai là gì?

Là cách thức tổ chức học sinh tham gia giải quyết một tình huống của nội dung học tập gắn liền với thực tế cuộc sống bằng cách diễn xuất một cách ngẫu hứng mà không cần kịch bản hoặc luyện tập trước.

Tinh huống

Đóng vai không theo kịch bản sẽ khác với đóng vai theo kịch bản như thế nào? Hãy nhận xét về tính tích cực của người tham gia!

Người tham gia sẽ có nhiều cơ hội để tư duy sáng tạo cũng như tích cực huy động vốn hiểu biết của mình vào việc giải quyết tình huống hơn. Như vậy việc đóng vai vừa dễ tổ chức vừa phát huy tính tích cực của học sinh.

Vai trò của phương pháp đóng vai

  • Do khi diễn xuất học sinh luôn có xúc cảm với vai cuả một nhân vật nào đó cho nên đây là phương pháp dạy học đặc biệt gây hứng thú học tập cho học sinh.
  • Phát huy trí tưởng tượng ở học sinh.
  • Học sinh được xâm nhập vào thực tế để tìm ra cách giải quyết các vần đề nên tập dượt được kỹ năng giải quyết vấn đề hoặc học được những tích cách của các nhân vật lịch sử. Đây là dạng hoạt động học tập mang tính sáng tạo cao và kích thích phát triển khả năng tư duy ở học sinh.

Các bước tiến hành phương pháp đóng vai

Bước 1: Lựa chọn tình huống

HS cũng phải được tham gia chọn như vậy mới gây được hứng thú

Bước 2: Chọn người tham gia

HS tình nguyện tham gia hoặc GV tiến cử và được HS hứng thú chấp nhận

Bước 3: Chuẩn bị diễn xuất

Các vai diễn bàn bạc cách thể hiện (HS chủ động)

Bước 4: Thể hiện vai diễn

Một số học sinh thể hiện vai diễn các học sinh khác quan sát, theo dõi

Bước 5: Đánh giá kết quả

GV và HS nhận xét, đánh giá chất lượng diễn xuất, khen thưởng

Có thể yêu cầu nhóm học sinh khác diễn lại

Bài tập thực hành

Làm việc theo nhóm 5-6 sinh viên:

1. Mỗi nhóm hãy liệt kê 5 tình huống đóng vai trong một môn học nào đó trong các môn về tự nhiên và xã hội.

2. Hãy thảo luận và lựa chọn một tình huống đóng vai và thực hiện đóng vai trước sự chứng kiến của các nhóm khác.

Tham khảo

Một số tình huống đóng vai trong các môn về tự nhiên và xã hội.

Tiếp khách khi bố mẹ vắng nhà.

Đi khám bệnh (chủ đề Con người và Sức khỏe)

Gửi thư ở bưu điện (chủ đề Xã hội).

Mua bán ở cửa hàng (chủ đề Xã hội).

Gọi điện thoại (chủ đề Xã hội).

Diễn kịch theo các tiểu phẩm lịch sử (phân môn Lịch sử).

...

PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN ĐẠT

Phương pháp truyền đạt là gỉ?

Là phương pháp dạy học khi giáo viên đưa ra những thông tin có kèm theo hướng dẫn, chỉ dẫn nhằm giải thích hoặc minh họa cho những thông tin đó.

Tình huống

Trong các phương pháp dạy học mới được bổ sung vào hệ thống các phương pháp dạy học của các môn học về tự nhiên và xã hội sau đây:

  • Phương pháp thảo luận
  • Phương pháp đóng vai
  • Phương pháp điều tra
  • Phương pháp truyền đạt

1. Hãy nhận xét sự khác biệt cơ bản của phương pháp truyền đạt với 3 phương pháp còn lại.

Với 3 phương pháp kia, chủ thể của hoạt động là học sinh (HS đóng vai, HS thảo luận và HS điều tra) nhưng đối với phương pháp truyền đạt thì chính GV lại là người truyền đạt. Hay nói cách khác truyền đạt chính là phương pháp dạy học mà giáo viên là nhân vật trung tâm.

2. Vì sao một phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm lại được coi là một phương pháp dạy học mới của các môn học về tự nhiên ở xã hội? Phải chăng đây chính là phương pháp thuyết trình, giảng giải được thay bằng tên mới là truyền đạt?

  • Tuy là phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm, song nó vẫn có vai trò quan trọng ngay cả khi ta cần đổi mới các phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
  • Phương pháp này không chỉ có tên gọi mới mà bản chất cũng mới.

3. Vậy cái mới cần nhấn mạnh trong phương pháp dạy học này là gì?

  • Đó chính là thời lượng sử dụng ngắn.
  • Là phương pháp sử dụng hỗ trợ cho các phương pháp dạy học tích cực.

4. Khi nào cần sử dụng phương pháp truyền đạt?

Khi giáo viên:

  • Thông báo nhiệm vụ và mục tiêu học tập.
  • Tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, giải thích các nhiệm vụ và công việc học sinh phải thực hiện.
  • Dạy những khái niệm mới mà học sinh không có đủ khả năng và trình độ để tự tìm hiểu thông qua các hoạt động học tập độc lập.
  • Hướng dẫn học sinh làm các công việc học tập tiếp theo.
  • Sơ kết hoặc tổng kết các kiến thức học sinh đã tự phát hiện.
  • ...

5. Truyền đạt được sử dụng hỗ trợ cho các phương pháp dạy học khác như thế nào?

Phương truyền đạt được sử dụng khi mở đầu và khi kết thúc các hoạt động học tập của học sinh. Nó được xen kẽ giữa các phương pháp dạy học khác với thời lượng ngắn để việc truyền đạt của giáo viên được xen kẽ với các hoạt động hoc tập độc lập của học sinh.

PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN ĐẠT

Phương pháp truyền đạt là gỉ?

Là phương pháp dạy học khi giáo viên đưa ra những thông tin có kèm theo hướng dẫn, chỉ dẫn nhằm giải thích hoặc minh họa cho những thông tin đó.

Tình huống

Trong các phương pháp dạy học mới được bổ sung vào hệ thống các phương pháp dạy học của các môn học về tự nhiên và xã hội sau đây:

  • Phương pháp thảo luận
  • Phương pháp đóng vai
  • Phương pháp điều tra
  • Phương pháp truyền đạt

1. Hãy nhận xét sự khác biệt cơ bản của phương pháp truyền đạt với 3 phương pháp còn lại.

Với 3 phương pháp kia, chủ thể của hoạt động là học sinh (HS đóng vai, HS thảo luận và HS điều tra) nhưng đối với phương pháp truyền đạt thì chính GV lại là người truyền đạt. Hay nói cách khác truyền đạt chính là phương pháp dạy học mà giáo viên là nhân vật trung tâm.

2. Vì sao một phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm lại được coi là một phương pháp dạy học mới của các môn học về tự nhiên ở xã hội? Phải chăng đây chính là phương pháp thuyết trình, giảng giải được thay bằng tên mới là truyền đạt?

  • Tuy là phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm, song nó vẫn có vai trò quan trọng ngay cả khi ta cần đổi mới các phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
  • Phương pháp này không chỉ có tên gọi mới mà bản chất cũng mới.

3. Vậy cái mới cần nhấn mạnh trong phương pháp dạy học này là gì?

  • Đó chính là thời lượng sử dụng ngắn.
  • Là phương pháp sử dụng hỗ trợ cho các phương pháp dạy học tích cực.

4. Khi nào cần sử dụng phương pháp truyền đạt?

Khi giáo viên:

  • Thông báo nhiệm vụ và mục tiêu học tập.
  • Tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, giải thích các nhiệm vụ và công việc học sinh phải thực hiện.
  • Dạy những khái niệm mới mà học sinh không có đủ khả năng và trình độ để tự tìm hiểu thông qua các hoạt động học tập độc lập.
  • Hướng dẫn học sinh làm các công việc học tập tiếp theo.
  • Sơ kết hoặc tổng kết các kiến thức học sinh đã tự phát hiện.
  • ...

5. Truyền đạt được sử dụng hỗ trợ cho các phương pháp dạy học khác như thế nào?

Phương truyền đạt được sử dụng khi mở đầu và khi kết thúc các hoạt động học tập của học sinh. Nó được xen kẽ giữa các phương pháp dạy học khác với thời lượng ngắn để việc truyền đạt của giáo viên được xen kẽ với các hoạt động hoc tập độc lập của học sinh.

0