Phương pháp chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng
Phương pháp chứng minh đường thẳng song song mặt phẳng trong không gian Phương pháp 1: Muốn chứng minh đường thẳng a // (P), ta chứng minh đường thẳng a song song với đường thẳng b mà đường thẳng b song song với mặt phẳng (P) (a và (P) không có điểm chung) Bài tập minh họa Bài 1: ...
Phương pháp chứng minh đường thẳng song song mặt phẳng trong không gian
Phương pháp 1: Muốn chứng minh đường thẳng a // (P), ta chứng minh đường thẳng a song song với đường thẳng b mà đường thẳng b song song với mặt phẳng (P) (a và (P) không có điểm chung)
Bài tập minh họa
Bài 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành, Gọi M ,N lần lượt là trung điểm các cạnh AB và CD .
- Chứng minh MN // (SBC) , MN // (SAD)
- Gọi P là trung điểm cạnh SA . Chứng minh SB và SC đều song song với (MNP)
- Gọi G1, G2 lần lượt là trọng tâm của ΔABC và ΔSBC. Chứng minh G1G2 // (SAB)
Bài giải
Chứng minh MN // (SBC), MN // (SAD)
- NM//BC, BC⊂(SBC) → MN // (SBC)
- AD // MN, AD ⊂ (SAD) → MN// (SAD)
Chứng minh SB // (MNP)
MP//SB, MP⊂(MNP) →SB // (MNP
Chứng minh SC // (MNP)
Tìm giao tuyến của (MNP) và (SAD)
Ta có : P là điểm chung của (MNP) và (SAD) MN // AD Do đó giao tuyến là đường thẳng qua P song song MN cắt SD tại Q . PQ = (MNP) ∩ (SAD)
Xét ΔSAD , Ta có : PQ // AD. P là trung điểm SA → Q là trung điểm SD
Xét ΔSCD, Ta có : QN // SC , QN ⊂ (MNP) ⇒ SC // (MNP)
Gọi G1, G2 lần lượt là trọng tâm của ΔABC và ΔSBC. Chứng minh G1G2 // (SAB)
2 tam giác ABC và SBC có chung cạnh đáy BC. Gọi I là trung điểm BC theo tính chất trọng tâm ta có
IG1/IA = IG2/IS = 1/3 →G1G2 // SA, SA ⊂ (SAB) ⇒ G1G2 // (SAB)
Bài tập áp dụng