Phía sau lỗ đen là gì? - Câu hỏi hay
Chúng ta đều biết lỗ đen có hấp lực rất lớn, kéo mọi vật thể xung quanh vào nó. Nhưng nếu vậy, bên trong lỗ đen là gì? Những vụ mất tích bí ẩn trong lịch sử liệu có liên quan đến lỗ đen hay không? Có phải đằng sau lỗ đen là một không gian độc lập hay không? (Nguyễn Đức ...
Chúng ta đều biết lỗ đen có hấp lực rất lớn, kéo mọi vật thể xung quanh vào nó. Nhưng nếu vậy, bên trong lỗ đen là gì? Những vụ mất tích bí ẩn trong lịch sử liệu có liên quan đến lỗ đen hay không? Có phải đằng sau lỗ đen là một không gian độc lập hay không? (Nguyễn Đức Hiếu)
Ảnh minh họa: National Geographic |
Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây
Lỗ đen nó cũng như Quỹ đen, Xã hội đen, phía sau nó rất phức tạp, mọi thứ bị nó hút vào đều biến mất hoặc không biết sẽ đi đâu về đâu! - (QMinh)
Lỗ đen là một khối vật chất được nén lại với áp lực cực lớn, nó hình thành do sự suy sụp hấp dẫn của những ngôi sao có khối lượng rất lớn. Có thể hình dung nôm na hố đen có cái nhân là khối vật chất như trái đất vậy, nhưng nó có sức hút quá lớn khiến cho không gì có thể thoát ra ngoài từ nó cả, thậm chí cả ánh sáng. Bao quanh cái nhân vật chất đó là một vùng không thời gian đặc biệt. Do ở vùng này, dưới tác dụng của của sức hút mạnh, mọi định luật vật lý không còn chính xác nữa. Đấy là theo tính toán của các nhà khoa học, vì không ai kiểm chứng được điều đó trên thực nghiệm. Biên giới của vùng không thời gian đặc biệt này, người ta gọi là chân trời sự cố, nơi sức hút của hố đen không còn đủ mạnh để hút tụt vật chất vào trong nó, xong cũng không cho phép ánh sáng thoát ra nếu các photon sáng đang di chuyển trên cái gọi là chân trời sự cố này. Lại tưởng tượng một cách nôm na, bạn có thể hình dung hố đen giống như một viên bi, và chân trời sự cố là một cái màng bong bóng hình cầu có tâm là viên bi đó. Trong cái màng bong bóng thì mọi định luật vật lý đều vô giá trị. Ánh sáng mà chuyển động trên cái màng bong bóng ấy thì cứ chuyển động trên nó, không bị hút vào xong cũng không thể thoát ra. Ra ngoài màng bong bóng, các định luật vật lý bắt đầu có giá trị. Ở vùng này, ánh sáng chuyển động ngang qua sẽ bị uốn cong, thay đổi hướng chuyển động do tác động hấp dẫn của lỗ đen. Vật chất mà bị hố đen hút vào sẽ bổ sung cho nhân của hố đen khiến hố đen lớn hơn, từ đó góp phần mở rộng biên giới của chân trời sự cố.
Sở dì người ta gọi thiên thể đặc biệt này là hố đen vì bản thân nó không phát ra một bức xạ nào ra ngoài, cho nên không thể quan sát nó bằng các phương pháp thông dụng như với các thiên thể khác. Người ta nhân diện nó bằng sự tác động hấp dẫn với môi trường xung quanh nó như uốn cong ánh sáng, sự chuyển động của các thiên thế khác quanh nó. Hoặc khi nó "ăn" vật chất khác, chẳng hạn môt ngôi sao, người ta sẽ thấy vật chất từ nạn nhân của nó bị hút về phía hố đen theo hình xoắn ốc, và bức xạ tia X năng lượng cao sẽ phát ra ở hai cực của hố đen. Bức xạ này không phải là do hố đen phát ra mà do vật chất bị nuốt dưới tác động mạnh của sức hút hố đen sinh ra.
Những vụ mất tích bí ẩn trong lịch sử thì không ai biết là vì cái gì, cũng có thể vì hố đen như bạn nghĩ nếu nó xảy ra ngoài không gian. Tuy thế nền khoa học của chúng ta chưa ra được khỏi thái dương hệ thì khả năng tiếp cận với hố đen là quá xa vời. - (tiensy_gan)
câu hỏi này quá khó, đề nghị bạn đặt lại câu hỏi sau 3000 năm sau, see you again! - (khánh)
Sau lỗ đen là lỗ trắng. "Thông qua toán học, Albert Einstein từng chứng minh sự tồn tại của lỗ trắng. Nó phun vật chất ra ngoài với lượng lớn thay vì hút tất cả vào bên trong như lỗ đen"... - (Fanshan)
tôi nghĩ đằng sau black hole là 1 thế giới khác mà chưa 1 ai biết đến. Đây có thể là 1 cánh cổng thời gian. Vì mọi vật chất không bao giờ mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Đây là chân lý. Black hole lấy đi vật chất từ nơi này, sẽ trả lại toàn bộ vào 1 chốn khác. Kiến thức của con người vẫn còn hạn hẹp so với vũ trụ, nên tôi không tin black hole nén toàn bộ vật chất vào trung tâm...rồi để đó. - (Võ Hồng Ngọc)
Hố đen chắc là màu đen. Mình cho con mèo ( mèo nhìn dược trong tối) nhà mình vào trong ấy. khổ nỗi về nó kể nhưng mình ko hiểu. - (100983)
Lỗ đen cho đến giờ vẫn là một giả thuyết (thực tế chưa phát hiện một lỗ đen nào). Cho nên các vấn đề về lỗ đen cũng chỉ được dự đoán qua lý thuyết. Nó có thể là nơi có mật độ vật chất đậm đặc, hoặc cũng có thể lag cánh cổng dẫn đến những chiều không gian khác, và nó cũng không "đen" như nhiều người nghĩ mà nó vẫn bức xạ như một vật thể bình thường. Một lỗ đen càng nhỏ thì bức xạ càng mau. Nếu bạn quan tâm có thể đọc thêm "Lược sử thời gian " hoặc " Vũ trụ trong một vỏ hạt" của Stephen Hawking - (Đỗ Vương)
Bên trong hố đen là gì? Câu hỏi này của bạn hiện nay trên thế giới chưa có bất kỳ ai có thể trả lời cho bạn.
Những vụ mất tích bí ẩn trong lịch sử chắc chắn không liên quan gì đến hố đen, vì bản chất hố đen là một vật thể siêu nặng nên có trọng lực siêu lớn, nếu hố đen xuất hiện trên trái đất để tạo lên những vụ mất bí ẩn thì ngay cả hệ mặt trời của chúng ta cũng bị nó nuốt luôn chứ không riêng gì những người và vật thể bị mất tích.
Vì hố đen có lực hấp dẫn cực mạnh đến ánh sánh có tốc độ nhanh nhất cũng không thể nào thoát ra khỏi nó nên không có một thông tin nào được phát ra từ hố đen. bởi vậy không ai biết những gì diễn ra bên trong hố đen. người ta chỉ phát hiện sự tồn tại của nó qua những gì nó gây ảnh hưởng tới không gian quanh nó. - (duongmesi)
Không có khái niệm "bên trong lỗ đen", nếu ý của bạn là "phía sau chân trời sự kiện của lỗ đen" thì khoa học hiện nay cũng không biết như bạn thôi, còn những vụ mất tích bí ẩn nó chẳng liên quan gì đến lỗ đen cả, vì lỗ đen ở cấp độ vũ trụ rồi, có lỗ đen nào ở cạnh trái đất để gây nên những vụ mất tích đó thì chắc chắn nạn nhân là toàn bộ nhân loại. - (Tài)
Tôi nói thế này nhá: Lỗ đen không phải là 1 khoảng trống, hay 1 không gian. Mà nó là dạng siêu vật chất, siêu trọng lực nên hút tất cả vào nó. Kể cả những hạt ánh sáng. Vì vậy hình dung nó như 1 cục than nằm tối thui ở đó là hút tất cả mọi thứ trong vùng ảnh hưởng thì sẽ hiểu. - (An Vân)
Nó giống như mắt bão. Tại trung tâm mắt bão áp xuất tĩnh của không khí thấp nhất nên khí lạnh ở xung quanh đổ dồn vào tạo nên xoáy. Xoáy càng mạnh mắt bão càng to. Khác với xoáy bão, các thiên hà xoáy quanh một trung tâm có khối lượng bằng tổng khối lượng của cả thiên hà đó nhưng không có gì - giống như mắt bão. Mọi vật chất không phải của thiên hà mà đi qua đó sẽ bị hút và và sau đó bị văng vào các rãnh xoáy của thiên hà (chứ không phải bị mất đi). Nếu ta xem phim khoa học của Mỹ sẽ thấy các vòi rồng hút các vật thể trên đường đi của nó, sau đó do lực li tâm các vật thể bị xé ra và văng ra ngoài. Đây là suy luận thiển cận của tôi. Mong các bác cao kiến thức chỉ giáo. Cảm ơn nhiều!
Bokham. - (Vinhgeo5)
Mình không biết, vì chưa chui vào đó bao giờ. - (Minh)
Bạn đã hỏi một câu hỏi một câu hỏi mà có lẽ phải rất rất lâu nữa loài người mới có thể tìm được câu trả lời! - (Phước Hoàng)
Lỗ đen là nơi mà mật độ vật chất cực kỳ cao. Bạn cứ tưởng tượng là bình thường cơ thể chúng ta nhìn rắn chắc thế thôi, nhưng thực ra là gồm bao nhiêu khoảng trống giữa các phân tử, nguyên tử với nhau, giữa bản thân hạt nhân và các điện tử... Các hạt này được giữ ở gần nhau do các loại lực. Còn trong lỗ đen các hạt này được nén siêu chặt, có thể cả trái đất cũng bị nén lại còn bé tí xíu, cho nên khối lượng của 1 lỗ đen là cực kỳ lớn, trong khi kích thước là cực kỳ nhỏ. Do khối lượng cực kỳ lớn nên lực hấp dẫn của nó là vô cùng kinh khủng, có thể hút mọi thứ xung quanh vào. Giống như bạn vò miếng bánh mì lại còn 1 cục bé xíu đó. Chứ không có cái gì gọi là "đằng sau lỗ đen" cả. Còn các vụ mất tích kỳ lạ diễn ra trên trái đất thì liên quan gì đâu? Tôi nói mọi người bao nhiêu lần rồi, muốn tìm hiểu vật lý thì nên đọc cho kỹ càng các tài liệu, chứ lên trên mạng hỏi 1 câu cứ như kiểu chuyện ngôi sao A, cơ quan B không bằng.... - (Thanh)
Sau lỗ đen là lỗ trắng. Cái gì cũng phải có âm dương hài hòa. Đã có lỗ đen ắc phải có lỗ trắng. Ở đó vật chất liên tục phun trào ra còn ở lỗ đen vật chất liên tục bị nuốt chửng. Đó là ý tưởng hiện nay nhưng chưa chứng minh có lỗ trắng tồn tại. Còn bên trong lỗ đen là gì thì nó giống như một hạt cơ bản khủng lồ. Ở đó 4 lực tương tác gồm hấp dẫn, điện từ, tương tác hạt nhân và lực tương tác mạnh (tương tác hạt cơ bản) thống nhất làm 1 lực duy nhất. Phương trình mô tả lỗ đen cũng là phương trình mô tả hạt cơ bản (dây năng lượng) ở thế giới vi mô. - (httqn)
Có thể chúng ta cũng đang ở trong 1 lỗ đen nào đó? đừng suy nghĩ nhiều đau đầu, giành thời gian đi uống bia! - (bin bom)
Lỗ đen nó cũng như Quỹ đen, Xã hội đen, phía sau nó rất phức tạp, mọi thứ bị nó hút vào đều biến mất hoặc không biết sẽ đi đâu về đâu! Bạn Minh trả lời câu hỏi quá xuất sắc, chúc bạn đạt được nhiều thành công trong cuộc sông. - (Khải)
Bên trong lỗ đen gần như là chân không, giống như cơn lốc xoáy mạnh hoặc ngoáy nhanh cốc nước, các vật chất bị xoáy vào vòng xung quanh, ở giữ tâm trống và lặng tĩnh - (Trần Văn Khai)
Thật sự một câu hỏi mang tính chất khoa học chuyên môn mà các nhà khoa học đang tìm kiếm, nghiên cứu. Bạn muốn biết nhiều hơn về nó mang tính cơ sở khoa học thì nên tìm đọc các tạp chí khoa học sẽ có bàn luận về điều này một cách chính xác và nghiêm túc. Chúc hỏi trên đây chỉ mang tính khoa học đại chúng, phổ thông không thể mong có một câu trả lời chính xác, thỏa đáng cho bạn được. Còn câu hỏi của bạn mình chỉ có thể trả lời là lỗ đen đã tạo ra 1 trường lực hấp dẫn vô cùng lớn và bẻ cong 1 không - thời gian xung quanh nó và chính tại tâm không còn biên nào có thể xác định "vị trí" tính toán xác định nhưng dần dần lỗ đen cũng tiêu biến (thời gian rất lâu) khi nó bị bức xạ Hawking dần - (nguyenthanhduy.vnn)
Câu này tớ chịu. Hôm qua thằng cháu hỏi: Sao chó sủa gâu gâu mà không sủa meo meo? Câu đó tớ còn chưa trả lời được ý. Nhưng hình như có một bạn tên là Mỹ (không nhớ rõ) có trả lời vấn đề này bằng ví dụ về cái màn (mùng ngủ chống muỗi rồi thì phải. - (lioncham)
Theo lí thuyết, trong lỗ đen là 1 loại vật chất (hình như là toàn Notron) có mật độ cực cao. Không gì có thể thoát ra khỏi lỗ đen khi đi qua "chân trời sự kiện". Ta xác định được lỗ đen là do bức xạ chúng phát ra khi nuốt thiên thể khác, sự nhiễu loạn trong quỹ đạo của các thiên thể gần lỗ đen. - (Thao hoang minh)
Tưởng tượng nó giống cái xoáy nước là sẽ hiểu - (Nguyen Van Hieu)
Hố đen là nơi có lực hấp dẫn rất lớn, nơi vật chất đứng yên và thời gian ngưng đọng. - (xxx)
Lỗ đen chẳng qua là cái " nút xả" của vũ trụ. Khi " được" cung cấp quá nhiều vật chất như sao, hành tinh, tinh vân...thì giờ lỗ đen sẽ xả bớt. Ai giải thích đc sưj xuất hiện của vật chất, sẽ giải thích đc lỗ đen...theo thuyết âm mưu thì vũ trụ là 1 cái bong bóng khổng lồ. Giống như 1 con kiến sống trong sa mạc Sahara. Nên Mỹ đã bắn 1 tàu thám hiểm để cố thoát ra cái bong bóng đó... - (mocvietboat)
Theo mình, phía sau hố đen là một vũ trụ khác. Cũng như thế giới chúng ta đang sống, chúng ta đang sống trong một hố đen khác của vũ trụ mà thôi. - (le van no)
Tôi chịu - (0962)
Lực hấp dẫn bên trong hố đen cực lớn, lớn đến mức ánh sáng cũng bị hút vào nên trong hố đen luôn tối - (Nguyên Hoàng)
Một câu hỏi hay! Nhưng chưa có lời giải!
Nếu giải được chắc mọi người có thể du hành vũ trụ hoặc du lịch từ hành tinh này đến hành tinh khác trong không gian bao la này rồi. - (Vương Ngô)
Chúng ta gọi nó là lỗ đen bởi vì nó không phát ra ánh sáng hoặc phản xạ ánh sáng nên ta thấy nó có màu đen. Theo như hiểu biết khoa học hiện nay thì sở dĩ có hiện tượng như vậy là vì cái lỗ ấy có mật độ vật chất vô cùng đậm đặc nên sinh ra lực hút mọi vật, kể cả ánh sáng cũng không thoát được . Thế nên nếu ta có bị hút vào đó thì xác định là sẽ bị ép nhỏ lại thành hạt bụi nặng 5 6 chục ký >'< và xác định là sẽ sang một không gian khác ở kiếp khác. (Tất nhiên không có gì là tuyệt đối trên đời, ai biết được sau đó là gì) - (Nguyễn Thế Cường)
có thể không là gì cả,với sức ép lực hút,... lớn đến nỗi là trung tâm và cuốn các thiên hà phải quay quanh hố đen.với những điều kiện trên ánh sáng bị hút vào có thể tắt và biến mất.còn các hành tinh,khí,...bị hút vào có thể bị ép đến mức cực kì cô đặc.ví dụ như cầm 1 nắm dấy và vo nó với 1 lực mạnh thì nó xẽ bị vón lại ,cũng có thể như vật với hố đen với lực hút khổn lồ làm mọi thứ CỰC KÌ CÔ ĐẶC.dĩ nhiên là có nhiều dự đoán khác nhau, =D - (vuvinh)
Lỗ đen và lỗ trắng nếu nhìn từ chiều không gian cao hơn 4 chiều thì sẽ như 1 đường ống nước vậy thôi!
Đầu lỗ đen là nơi hút vật chất, đầu lỗ trắng là nơi phun vật chất.
Tại con người chỉ có thể tư duy trong không gian 3 chiều quen thuộc (nếu kể cả thời gian nữa thì là
không gian 4 chiều) nên không thể hình dung lỗ đen chính xác là cái gì cả. Đó là điều đương nhiên khi ở
chiều không gian thấp hơn hình dung về các chiều không gian cao hơn.
Để dễ hiểu điều này, bạn xem 1 con kiến bò trên tờ giấy trắng (có thể coi là không gian 2 chiều) sẽ khó khăn
như thế nào để hình dung việc bạn tóm lấy nó từ trên không gian (chiều thứ 3) của tờ giấy và đưa nó vào vị trí khác trên
tờ giấy. Nó không hiều chiều thứ 3 là gì mà chỉ cảm thấy mình biến mất và xuất hiện ở 1 chỗ khác trên tờ giấy mà thôi.
Nó cho là mình vừa được teleport :)
Bạn nào đã xem phim Interstella thì sẽ thấy đoạn cuối, anh phi công lạc vào 1 không gian nhiều chiều và anh này có thể truy cập
vào các lát thời gian trong cuộc đời của con gái anh ta.
Có 1 câu thoại mà tôi cho là rất hay trong phim: Họ (sinh vật trí tuệ cao) có thể xem việc du hành thời gian như là việc leo lên
và leo xuống 1 ngọn đồi, nhưng đối với con người hiện tại là bất khả do họ không tu duy được các chiều không gian cao hơn 4. - (Ruan Yu)
Lỗ đen (hố đen hoặc hốc đen) là một vùng trong không-thời gian mà trường hấp dẫn ngăn cản mọi thứ, bao gồm cả ánh sáng cũng không thể thoát ra.[1][2] Thuyết tương đối rộng tiên đoán một lượng vật chất với khối lượng đủ lớn nằm trong phạm vi đủ nhỏ sẽ làm biến dạng không thời gian để trở thành lỗ đen. Xung quanh lỗ đen là một mặt xác định bởi phương trình toán học gọi là chân trời sự kiện, mà tại đó khi vật chất vượt qua nó sẽ không thể thoát ra ngoài lỗ đen được. Lỗ đen gọi là "đen" bởi vì nó hấp thụ mọi bức xạ và vật chất hút qua chân trời sự kiện, giống như một vật đen tuyệt đối trong nhiệt động lực học; nó cũng không phải là một loại "lỗ" hay "hố" nào mà là vùng không thời gian không để cho một thứ gì thoát ra.[3][4] Lý thuyết trường lượng tử trong không thời gian cong tiên đoán tại chân trời sự kiện lỗ đen có phát ra bức xạ giống như vật đen có nhiệt độ nhất định phát ra bức xạ nhiệt. Nhiệt độ này tỉ lệ nghịch với khối lượng của lỗ đen, khiến cho rất khó quan sát được bức xạ này đối với các lỗ đen có khối lượng sao hay trung bình.
Trong thế kỷ 18, John Michell và Pierre-Simon Laplace từng xét đến vật thể có trường hấp dẫn mạnh mô tả bởi cơ học cổ điển khiến cho ánh sáng không thể thoát ra. Lý thuyết hiện đại đầu tiên về đặc điểm của lỗ đen nêu bởi Karl Schwarzschild năm 1916 khi ông tìm ra nghiệm chính xác đầu tiên cho phương trình trường Einstein,[5] mặc dù ý nghĩa vật lý và cách giải thích về vùng không thời gian mà không thứ gì có thể thoát được do David Finkelstein nêu ra đầu tiên vào năm 1958.[6] Trong một thời gian dài, các nhà vật lý coi nghiệm Schwarzschild là miêu tả toán học thuần túy. Cho đến thập niên 1960, những nghiên cứu lý thuyết mới chỉ ra rằng lỗ đen hình thành theo những tiên đoán chặt chẽ của thuyết tương đối tổng quát. Khi các nhà thiên văn phát hiện ra các sao neutron, pulsar và Cygnus X-1 - một lỗ đen trong hệ sao đôi, thì những tiên đoán về quá trình suy sụp hấp dẫn trở thành hiện thực, và khái niệm lỗ đen cùng với các thiên thể đặc chuyển thành lý thuyết miêu tả những thực thể đặc biệt này trong vũ trụ.
Theo lý thuyết, lỗ đen khối lượng sao hình thành từ sự suy sụp hấp dẫn của những sao có khối lượng rất lớn trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa. Sau khi hình thành, chúng tiếp tục thu hút vật chất từ môi trường xung quanh, và khối lượng tăng dần lên theo thời gian. Cùng với quá trình hòa trộn và sáp nhập hai hay nhiều lỗ đen mà tồn tại những lỗ đen khổng lồ với khối lượng từ vài triệu cho đến hàng chục tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Các dự án khảo sát cho thấy đa phần tại trung tâm thiên hà lớn đều tồn tại ít nhất một lỗ đen khổng lồ.
Mặc dù theo định nghĩa nó là vật thể đen hoàn toàn hay vô hình, sự tồn tại của lỗ đen có thể suy đoán thông qua tương tác của nó với môi trường vật chất xung quanh và bức xạ như ánh sáng. Vật chất rơi vào lỗ đen hình thành lên vùng bồi tụ,[7] ở đây vật chất va chạm và ma sát với nhau, trở thành trạng thái plasma phát ra bức xạ cường độ lớn; khiến môi trường bao quanh lỗ đen trở thành một trong những vật thể sáng nhất trong vũ trụ. Nếu có một ngôi sao quay quanh lỗ đen, hình dáng và chu kỳ quỹ đạo của nó cho phép các nhà thiên văn tính ra được khối lượng của lỗ đen và khoảng cách đến nó. Những dữ liệu này giúp họ phân biệt được thiên thể đặc là lỗ đen hay sao neutron... Theo cách này, nhiều lỗ đen được phát hiện ra nằm trong hệ sao đôi, và tại trung tâm Ngân Hà có một lỗ đen khổng lồ với khối lượng xấp xỉ 4,3 triệu lần khối lượng Mặt Trời.[8]
Lý thuyết về lỗ đen, nơi có trường hấp dẫn mạnh tập trung trong vùng không thời gian nhỏ, là một trong số những lý thuyết cần sự tổng hợp của thuyết tương đối tổng quát miêu tả lực hấp dẫn với Mô hình chuẩn của cơ học lượng tử. Và hiện nay, các nhà lý thuyết vẫn đang trên con đường xây dựng thuyết hấp dẫn lượng tử để có thể miêu tả vùng kì dị tại trung tâm lỗ đen. - (Nguyễn Trần Gia Kỳ)
Thế này nhé ! Vũ trụ giống như 1 căn nhà rộng lớn với rất nhiều gian phòng riêng biệt, đôi khi có thể từ gian phòng này chúng ta có thể đi qua gian phòng kia bằng 1 cánh cửa được thiết kế đặc biệt , hoặc có thể đi xuyên qua nhiều căn phòng để đến 1 căn phòng bí mật khác! Lỗ đen chính là cánh cửa đó! - (Huy Trần Quốc)
Đơn giản vì hố đen không phải là 1 cái hố nên không có thứ gì ở phía bên kia của nó hết - (Kin Nguyen)
Theo tui nghĩ, lỗ đen cũng có dạng hình cầu như các ngôi sao hay hành tinh. Điều này có nghĩa là phía sau lỗ đen vẫn là không gian xung quanh nó. - (Boris C)
Hố đen là vùng vật chất có độ đậm đặc cực tiểu ứng với khi nén trái đất thành quả cam. Vì vậy mình nghĩ không có đằng trước, đằng sau mà chỉ có bên trong và bên ngoài. Bên ngoài chia làm 02 vùng là vùng ranh giới (vùng chuyển tiếp) và vùng ảnh hưởng. Bên trong thì vật chất đặc quánh, không có khái niệm không gian, cũng không có khái niệm thời gian, vì vậy theo tôi nghĩ sẽ chả có vũ trụ nào trong đó cả, đơn giản chỉ là vật chất đặc quánh mà thôi. Chính vì khối lượng siêu lớn của nó mà hố đen sẽ thành điểm nối các vùng không gian khác nhau của vũ trụ. Bằng cách nào đó nếu kiểm soát được lực hấp dẫn để có thể đi qua bề mặt của nó thì đó chính là ta đã du lịch xuyên không gian, cũng chính là xuyên thời gian. - (Hưng NTV)
Phía sau hố đen còn có thể là vùng chân không.
Chân không, trong lý thuyết cổ điển, là không gian không chứa vật chất. Như vậy chân không có thể tích khác không và khối lượng (và do đó năng lượng) bằng không. Do không có vật chất bên trong, chân không là nơi không có áp suất.
Một số lý thuyết lượng tử cho biết khái niệm chân không theo nghĩa cổ điển không tồn tại, do vi phạm nguyên lý bất định. Chân không, theo các lý thuyết này, luôn có sự dao động khối lượng (và do đó năng lượng) nhỏ. Điều này nghĩa là, ở một thời điểm nào đó, luôn có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên các hạt có năng lượng dương và một thời điểm khác hạt này biến mất. Các hạt ngẫu nhiên xuất hiện trong chân không tạo ra một áp suất gọi là áp suất lượng tử chân không. Các thí nghiệm đo đạc áp suất này sẽ giúp khẳng định độ chính xác của các lý thuyết lượng tử về chân không.
Trong thực tế, không có nơi nào trong vũ trụ quan sát được tồn tại chân không hoàn hảo như lý thuyết. Các thí nghiệm và các ứng dụng thực tế có thể tạo ra các không gian chứa ít vật chất và có áp suất thấp. Những không gian này cũng hay được gọi là "chân không" trong kỹ thuật, như khi nói về máy bơm chân không, tùy theo quy ước về giới hạn áp suất thấp. Như vậy, chân không được hiểu là khoảng không-thời gian cụ thể có mật độ vật chất thấp và/hoặc rất thấp. Lưu ý, khái niệm thấp và rất thấp ở đây được hiểu một cách tương đối...
Trang thái chân không, do đó, hiểu là trạng thái có áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển trung bình chuẩn, và được chia thành:
Chân không thấp (p>100Pa)
Chân không trung bình (100Pa>p>0.1Pa)
Chân không cao (0.1Pa>p>10−5Pa)
Chân không siêu cao (p - (Nguyễn Trần Gia Kỳ)
Bên trong lỗ đen là gì ? Nhân loại sẽ không bao giờ biết được ,tất cả chỉ là giả thuyết - (thang nguyen)
trình độ khoa học chưa đủ thì phỏng đoán cũng chỉ là phỏng đoán. có lẽ hàng nghìn năm sau hoặc lâu hơn thế con người mới lí giải được.tiếc là vòng đời con người quá ngắn. ví dụ như có 3 nhà khoa học có trình độ ngang nhau nghiên cứu cùng 1 đề tài. người thứ nhất sống 200tuoi, còn 2 người kia mỗi người 100tuoi thì thành tựu người thứ nhất so với người thứ 2 và thứ 3 cộng lại không nói mọi người cũng đoán được, lượng lớn cũng không bù được chất. nếu Galileo , newton,Galileo còn sống thì không biết thành cái dạng gì. - (Lan Lê)
Lổ đen là thuyết... có không?
Phía sau một thuyết mênh mông chân trời,
Từ trường "tưởng tượng" tuyệt vời,
Ý thức cố tựa vào nơi vô cùng! - (Văn Vân)
Câu hỏi này hiện nay các nhà khoa học cũng chưa trả lời được vì lực hấp dẫn tại chân trời sự kiện lớn tới mức mà tại đó không gian bị uốn cong và ánh sáng cũng không thể thoát ra. Vì thế hiện nay không có cách nào để chứng minh trạng thái của vật chất cũng như thời gian tại lỗ đen. - (Trung)
Hiện giờ thì chưa ai có thể biết được điều đó đâu bạn ạ, bởi vì chưa có bất cứ thứ gì hoặc ai vào đó sau đó trở ra để có thể kiểm chứng được điều đó@@. Thân! - (Vĩnhviễn Vuivẻ Vậtvả)
Lỗ đen là quá trình ngược lại của bigbang . lỗ đen hút vật chất cô đặc không gian và thời gian đến điểm tới hạn khi lực hút không thắng nổi lực đàn hồi vật chất sẽ bung ra tạo ra một bong bóng vũ trụ mới đó là mot vụ nổ bibang mới sinh ra vật chất, không gian ,thời gian - (suanhacattuong)
bạn nên đọc tp: Lược sử thời gian - stephen Hawking sẽ rõ - (tinhtinh)
Hố đen là hố có màu đen, mà người ta nhìn vào chẳng thấy cái zì. chỉ vậy thôi.! - (nvsan)
Chắc sau khi ta bị hút vào hố đen thì sẽ bị phun ra từ lỗ trắng và đc phun vào 1 thế giới mới 1 đi 0 về - (Anh Hoàng Lam)
Sau lỗ đen là một khoảng trống mênh mông chứa đựng tất cả những gì nó hút vào - (vanchinhciti)
cái gì mà có đen đen thì rất khó giải đáp - (khoi hanh)
Hố đen là một nơi có thể hút tất cả mọi vật vào kể cả thái dương hệ.nó có sức mạnh rất lớn.chúng cách chúng ta hàng trăm triệu năm ánh sáng.các nhà khoa học như tôi cũng đang tìm hiểu. - (Vũ Hồng Phong)
có cái lỗ đen trên trái đất cũng chuyên hút của cải vật chất các bác ạ. hehe - (Airlines Concord)
Nếu sau lỗ đen là lỗ trắng thì vật chất sẽ bị đẩy ra như thế nào. Có mạnh như lực hút của lỗ đen ko và khoảng cách thừ lỗ đên tới lỗ trắng là bao nhiêu. - (Đức)
nó như cái cửa vậy. vào chỗ này ra chỗ kia thôi. lỗ đen k chỉ có ở vũ trụ mà mặt đất cũng có thế nên tàu thủy mất tích k dấu vết. MH370 là câu trả lời chính xác nhất - (đức trí)
Hố đen là trung tâm của vũ trụ. Nó sẽ nuốt toàn bộ vũ trụ đến khi không bền vững nữa thì phân rã (như vụ nổ Big Bang) hình thành nên Vũ trụ mới. - (thanh votruong)
lẽ nào MH370 ở đây - (lacmatanh@gmail.com)
Hãy đưa tôi đến miệng lỗ đen tôi sẽ giải thích cho các bạn hiểu! - (Hiếu Phan Đình)
Phía sau cùng lổ đen là " cung chết" vì cái gi roi vao lo den deu bien mat. - (quang)
tat ca deu khong tusinh ra va mat di , khico dau hut moi thu vao thi chac chan co dau day ra va nhung thu bi hut vao khi bi day ra se khong bao gionguen ven va co the bien thanh vat chat khac - (khanh123456)
Biết được chết liền đó. - (Đông Phong)
Bên trong lỗ đen chưa chắc đã là vật chất đen, do ánh sáng từ lỗ đen không thể lọt ra ngoài nên nhìn từ ngoài vào mới đen thui. Do đó cũng có thể bên trong lỗ đen là một đường hầm ánh sáng, hoặc là một quả cầu lửa.
Nếu có thể quan sát tại rìa hay còn gọi là chân trời sự kiện của một lỗ đen lớn. Tại đó thời gian bị bóp méo. Một phút tại đó có thể bằng cả triệu năm ở ngoài vũ trụ. Vậy nên khi quan sát tại vị trí đó ra ngoài vũ trụ ta có thể nhìn thấy vụ trụ thay đổi theo từng phút, từng giờ, ta có thể thấy các thiên hà đang di chuyển, các ngôi sao nổ, hoặc sự chuyển động hỗn độn của vũ trụ. Điều này ta không thể quan sát được nếu đứng ngoài vũ trụ vì phải mất hàng trăm triệu năm - (Nguyen Hung)
có thể bên trong hố đen là một vũ trụ khác, nó song song và đối lập với TĐ, thay vì Mặt Trời màu vàng nhưng trong đó mặt trời màu đen, có sự sống nhưng lại không có linh hồn, một khi qua bên đó mất liên lạc hoàn toàn với TĐ. Hố đen giống như một ranh giới không gian, cứ 1m là 1 không gian khác, 1 một thời gian khác. Đó là ý kiến của mình, các bạn thấy sao? - (Tan Manh)
Tôi nghĩ hố đen cũng như một vùng nước xoáy giữa biển khơi, nó cũng hút toàn tất cả nững gì rơi vào vùng xoáy của nó. Những vùng nước xoáy được tạo bởi dòng chảy, thì hố đen cũng được tạo bởi sự chuyển động của mọi vật trong vũ trụ. - (Bs.longdalieu)
Trong vật lý thiên văn, một lỗ trắng là một thiên thể giả định phóng ra vật chất, ngược với lỗ đen vốn hút mọi vật chất. Nó có thể được coi là nghịch đảo thời gian của lỗ đen, tức là giống một lỗ đen quan sát với thời gian đi ngược lại quá khứ. - (thanhtra)
khi rơi vào lỗ đen, bạn sẽ bị xé toạc thành từng mảnh vì trong đó có sức hút cực lớn, lớn đến nỗi có thể bẻ cong cả không-thời gian lun đó nhe bạn ! - (orihime35)
theo tôi hố Đen có thể là một lỗ hổng không gian hoặc thời gian vì hố đen có lưc quay rất lớn nên nó có thể bóp méo thời gian và không gian và nó hút tất cả nhửng j ở gần kể cả ánh sáng bạn thử nghĩ tại sao ánh sáng bị hút vào lại không bị phản chiếu vì thế ánh sáng có thể đã đến một chỗ khác chúng ta thường chỉ thấy miệng hố đen trong vũ trụ điều này chứng tỏ không gian ở đó bị lực quay bóp méo sinh ra lõ hổng với lực quay này mọi vật ở gần đều bị hút vào và thoát ra ở nơi khác - (huongvanvu)
Xin chào.em mới 14 tuổi.em rất thích khoa học nên em muốn hỏi là :bên trong hố đen là gì,có phải là mot chân trời sự kiện không.no sẽ dẫn ta đi đến đâu. - (long nguyễn)
Có thể bên trong hô đen là một khoảng không gian rộng lớn tựa như vũ trụ nhưng lại k tồn tại ánh sáng và mọi vật chuyển động với một tốc độ cực cao do nó có lực hút lớn ở ngoài thì nó hút mọi vật còn bên trong thì nó đẩy mọi vật đi xa và sẽ có một lô thoát đưa những thứ được đẩy về một không gian khác của vũ trụ cách chúng ta hằng triệu năm ánh sáng ( đó vẫn chỉ là một lời phiên đoán)
. - (huỳnh thị thái)
Mấy chế cứ mắc vào cái hố đen làm gì cho mệt người. Nó tồn tại thì tồn tại, nó biến mất thì càng tốt, đỡ đau đầu. - (dinhmanhchien0167)
lỗ đen hút vào rồi bắn ra phía sau nó trong không gian. Nếu con người muốn tìm người ngoài hành tinh thì nên để nó hút vào rồi bắn ra với vận tốc bằng 1/4 vận tốc ánh sáng thì mới tới được hành tinh của người ngoài trái đất. - (hoaison)