Phạt vi phạm hành chính trong lao động
Doanh nghiệp nào cũng có lao động, tiền lương nhưng có phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện đúng và đủ những quy định về lao động. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đủ, đúng những quy định về lao động thì mức phạt về những hành vi này được quy định như thế nào? Kế toán Centax xin chia sẻ ...
1. Những khoản phạt vi phạm về giao kết hợp đồng lao động
Căn cứ Nghị định 95/2013/NĐ-CP tại Điều 5 xử phạt vi phạm quy định về giao kết hợp đồng như sau:
“1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Căn cứ theo quy định trên :
– Nếu doanh nghiệp không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng, không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động thì tùy theo số lượng lao động vi phạm mức phạt từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
– Nếu doanh nghiệp giữ bản gốc giấy tờ tùy thân, chứng chỉ của người lao động hoặc buộc người lao động thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tiền hoặc tài sản khác thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
2. Những khoản phạt về quy định thử việc.
Căn cứ Nghị định 95/2013/NĐ-CP tại Điều 6 quy định về xử phạt vi phạm quy định về thử việc như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
Căn cứ theo quy định trên thì
– Doanh nghiệp bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu người sử dụng lao động yêu cầu thử việc đối với hợp đồng thời vụ.
– Doanh nghiệp bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu người sử dụng lao động yêu cầu thử việc quá 1 lần, thử việc quá thời gian quy định hoặc trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
3. Những khoản phạt vi phạm về thực hiện hợp đồng lao động.
Căn cứ Nghị định 95/2013/NĐ-CP tại Điều 7 quy định về xử phạt vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo bằng văn bản cho người lao động biết trước ít nhất 15 ngày, trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Bộ luật lao động;
b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác.
Căn cứ theo quy định trên:
– Doanh nghiệp bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu người sử dụng lao động không thông báo bằng văn bản cho người lao động ít nhất trước 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động hết hạn.
– Doanh nghiệp bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu người sử dụng lao động:
+ Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
+ Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
4. Những khoản phạt vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động.
Căn cứ Nghị định 95/2013/NĐ-CP tại Điều 8 quy định về khoản phạt vi phạm về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Bộ luật lao động; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Căn cứ theo quy định trên người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau không trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì bị phạt từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm theo số người lao động.
Mời bạn đọc theo dõi thêm các bài viết sau:
Pháp luật thuế về phụ cấp trách nhiệm cho người lao động
Khoản thu nhập không chịu thuế TNCN của người lao động
Quy định từ năm 2015 về phụ cấp ăn trưa và trang phục cho người lao động
Trợ cấp mất việc cho người lao động có được tính vào chi phí được trừ không?
Doanh nghiệp nào phải tham gia bảo hiểm và mức đóng năm 2015