06/02/2018, 10:40

Phát biểu cảm nghĩ về truyện “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyện "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn Bài làm Đất nước Việt Nam chúng ta khi bước vào thế kỷ XX, nền văn học có nhiều sự biến đổi mới, những tác phẩm văn học thời kỳ này mang tính hiện thực phê phán nhiều hơn. Mỗi tác phẩm đều phản ánh chân thực ...

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyện "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn

Bài làm

Đất nước Việt Nam chúng ta khi bước vào thế kỷ XX, nền văn học có nhiều sự biến đổi mới, những tác phẩm văn học thời kỳ này mang tính hiện thực phê phán nhiều hơn. Mỗi tác phẩm đều phản ánh chân thực cuộc sống của người nông dân lao động trong chế độ cũ.

Truyện ngắn "Sống chết mặc bay" của nhà văn Phạm Duy Tốn là một tác phẩm tiêu của của nền văn học hiện thực phê phán này. Tác phẩm kể về chuyện của một tên quan được nhận lệnh của nhà vua về công tác phòng chống lũ lụt chống vỡ để ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta.

Nhưng trong khi dân chúng đang lo lắng, nhớn nhác phòng hộ đê, sợ đê vỡ thì bao nhiều hoa màu, nhà cửa, gia súc, gia cầm của người dân trôi sông trôi biển hết, thì viên quan lo công việc phòng hộ đê. Hắn được nhận lương của nhân dân của triều đình để làm việc này lại đang say sưa đánh bạc.

Truyện ngắn "Sống chết mặc bay" phê phán thói vô trách nhiệm của quan lại phong kiến thời xưa. Sống chết mặc bay chỉ lo giữ tiền bạc của mình, còn dân sống sao kệ dân bọn chúng không quan tâm và cũng không lo lắng.
Bọn chúng miệng thì nói thương dân, yêu dân như con nhưng trong lúc nhân dân cần chúng thì chúng bỏ mặc nhân dân một mình đơn độc lo chống chọi lại với thiên tai bão lũ.

Đọc tác phẩm của Phạm Duy Tốn chúng ta nhận rõ nhà văn đã xây dựng các chi tiết vô cùng đặc sắc, tương phản thể hiện sự tinh tế của tác giả. Hai mặt tương phản đó chính là một bên nhân dân đang phải căng thẳng đánh vật với thiên tai, với bão lũ, lo sợ vỡ đê thì nhân dân mất trắng công sức của mình.

Trong lúc đó, viên quan phủ cùng chánh tổng những tên có chức sắc trong làng lại đang say sưa, sát phạt, ăn thua với nhau trên chiếu bạc, không một chút động lòng, mảy may nghĩ tới việc chỉ đạo nhân dân phòng hộ đê.

Hai bức tranh đời tương phản, đối lập nhau, khiến người đọc vô cùng xúc động và suy nghĩ rất nhiều về một chế độ phong kiến thối nát, tham nhũng, lộng quyền.

Toàn bộ tác phẩm "Sống chết mặc bay" được tác giả Pham Duy Tốn chia thành hai bức tranh vô cùng đặc sắc. Trong đó bức tranh thứ nhất, chính là cảnh những người nông dân khốn khổ đang lo phòng hộ đê, thời gian là nửa đêm, gần một giờ sáng, trong bối cảnh nước mưa ngày càng lớn, người dân đã vật lộn với những bờ để cả ngày tới tối, tới tận nửa đêm nhưng người dân vẫn chưa được nghỉ ngơi.

Công việc nặng nề căng thẳng biết bao. Trong khi mưa gió, mỗi lúc càng lớn hơn "Mưa tầm tã" những cơn mưa ngày càng nặng hạt, trút xuống tầm tã, khiến cho nước sông Nhị Hà ngày một dâng cao hơn. Con đê nhỏ bé như đang oằn mình chống đỡ với mực nước ngày càng lớn, chỉ chờ để vỡ òa ra, cuốn trôi đi tất cả. Người dân sống trong nơm nớp sợ hãi, lo âu, trên khuôn mặt ai cũng đầy những nỗi sợ hãi, sự căng thẳng, bất an…

phát biểu cảm nghĩ về truyện sống chết mặc bay

Hàng trăm nghìn con người, mỗi người một công cụ, kẻ cuốc, kẻ vác tre, đắp đào, bì bõm, mồ hôi vã ra như tắm dưới cơn mưa nặng hạt… ai cũng mệt, và đói bụng, nhưng tất cả đều chăm chỉ làm việc, vì họ lo lắng cho số phận tương lai của chiếc đê kia. Nếu nó vỡ thì những công sức lao động, nhà cửa, hoa màu, trâu bò, lợn gà của người dân sẽ theo nó mà trôi mất.

Chiếc đê chính là sự cứu vớt là linh hồn cuộc sống của họ. Nên ai cũng lo lắng lắm, cũng cố gắng ra sức để phòng hộ đê, mong sao sức người có thể chiến thắng được sức mạnh của thiên nhiên, của bão lũ.

Trong khi bức tranh thứ nhất người dân đen khốn khổ, đang lo lắng cho vận mệnh của mình. Thì trong bức tranh thứ hai, những kẻ ăn lương bổng của người dân, những người thường được xưng là cha mẹ của dân lại đang trong một khung cảnh hoàn toàn ngược lại.

Trong nhà một viên quan, những kẻ có chức sắc đang căng thẳng lắm, chúng căng thẳng không phải vì lo lắng cho số phận của người dân ngoài kia, căng thẳng không phải vì bàn mưu tính kế để phòng hộ đê tốt nhất. Mà chúng căng thẳng ăn thua, sát phạt nhau trên chiếu bạc. Những ván bài đỏ đen, tổ tôm, sóc đĩa…

Trong bức tranh thứ hai này, nhà văn Phạm Duy Tốn đã dùng ngòi bút tả thực tới lạnh lùng, bọn quan lại ấy đang ngồi trong đình làng vững chãi, chơi bài bạc, mặc kệ dân đen khốn khổ ngoài kia, đê vỡ mặc đê.

Khung cảnh vô cùng tĩnh mịch trang nghiêm mọi người ngồi vô cùng nhàn hạ đánh tổ tôm, đèn thắp sáng trưng, lính tráng, người hầu kẻ hạ rất nhiều xung quanh. Hình ảnh tên quan phủ ngồi uy nghi chễm chệ, khiến cho người đọc cảm thấy phẫn nộ, căm uất..Tay trái của tên quan huyện dựa lên gối, chân phải hắn duỗi thẳng cho người hầu ngồi gãi, thể hiện một cuộc sống vô cùng sung sướng, nhàn hạ vô cùng.

Xung quanh hắn là bọn lính tráng đứng chầu chực, chờ đợi được sai khiến khi mà hắn cần một điều gì đó. Đúng là hình ảnh giàu sang phú quý, ngược lại với sự vất vả, lam lũ, nhọc nhằn của những người dân ngoài kia…

Càng về khuya thì hai bức tranh càng được đẩy lên cao tới cực điểm. Trong khi viên quan ngồi hồi hộp chờ đợi ván bài của mình ù, để hắn thắng lớn ăn được nhiều tiền của kẻ khác. Cảm giác hồi hộp nín thở của hắn, khi đời thắng bạc, tác giả Phạm Duy Tốn đã sử dụng nghệ thuật tăng cấp độ, ngôn ngữ để làm cho tác phẩm thêm phần hấp dẫn.

Hình ảnh này càng đối lập với người dân khi có người khẽ nói với viên quan "Bẩm, có khi đê vỡ". Viên quan quát lớn: Mặc kệ!. Rồi khi có một người nông dân chạy vào đình làng báo cáo: "Bẩm quan đê vỡ mất rồi"

Thì tên quan đỏ mặt tía tai quát tháo, mắng lớn rằng "Đê vỡ rồi!…thời ông cách cổ chúng mày, bỏ tù chúng mày".. Hắn quên rằng nhiệm vụ chống lụt, phòng hộ đê này thuộc quyền chỉ đạo trực tiếp của hắn. Chính sự thờ ơ, bàng quan, vô trách nhiệm của hắn đã khiến những người dân rơi vào cảnh khốn khổ, màn trời chiếu đất, vậy mà giờ đây hắn lại định đổ tội cho người khác.

Nhưng sự việc chưa dừng lại ở đó. Trong khi thầy đề tay run lên cầm cập thò vào đĩa nọc..Thì tên quan sung sướng ra bài. Hắn đã ù một ván to, ăn hết tiền của thiên hạ.

Ngoài kia người dân nháo nhác vì đê vỡ, bên trong này viên quan phụ mẫu mặt hả hê, ôm hết tiền thắng bạc bỏ vào túi mình. Đó là hình ảnh vô cùng ấn tượng, nó ám ảnh người đọc, khiến cho người đọc cảm thấy uất nghẹn căm tức thói thờ ơ, vô trách nhiệm của những tên quan tham thời xưa.

Truyện ngắn "Sống chết mặc bay" đúng như cái nhan đề của nó vậy, nhà văn Phạm Duy Tốn đã miêu tả chân thực, sâu sắc để vạch tội những tên tham quan thời xưa, khi bọn chúng chỉ biết sống cho mình, mà bỏ mặc người dân vô tội chìm trong đau khổ.

Hai bức tranh đời tương phản với nhau nhưng thể hiện tính chân thực. Qua tác phẩm của mình thể hiện tinh thần nhân văn của tác giả Phạm Duy Tốn trước nỗi thống khổ của người dân lao động thời xưa.

Đông Thảo

0