06/02/2018, 10:39

Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố Bài làm Tác giả Ngô Tất Tố là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện thực phê phán. Mỗi tác phẩm của ông đều phản ánh số phận người nông dân nghèo khổ, trong thời kỳ khốn ...

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố

Bài làm

Tác giả Ngô Tất Tố là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện thực phê phán. Mỗi tác phẩm của ông đều phản ánh số phận người nông dân nghèo khổ, trong thời kỳ khốn cùng chưa giác ngộ cách mạng.

Điển hình cho những nhân vật của ôn chính là chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ". Đoạn trích này có giá trị vô cùng sâu sắc nó đã tố cáo tội ác của chế độ cũ, của bọn thực dân phong kiến khi chúng ra sức bóc lột người dân lao động của chúng ta. Khiến cho người dân của ta phải vùng lên đấu tranh đòi quyền sống cho mình. Bởi con giun xéo mãi cũng quằn.

Câu chuyện bắt đầu vào mùa sưu thuế, khi các quan Tây ra sức thúc ép những ông qua địa phương tăng cường nộp thuế. Trong khi người dân nghèo khổ đang phải chịu cảnh mất mùa đói kém, sống không bằng chết.

Chị Dậu là điển hình của người phụ nữ Việt Nam, một hình tượng người phụ nữ cam chịu, thương chồng thương con, chăm chỉ làm việc, làm hết việc này tới việc khác miễn sao để có tiền lo cho gia đình, cho các con có miếng ăn qua ngày.

Vợ chồng chị Dậu làm việc đầu tắt mặt tối từ sáng tới đêm mà cơm không có ăn, áo không có mặc, nghèo khó vẫn bủa vây xung quanh anh chị.

Mùa sưu thuế đến, cũng là mùa mà anh Dậu đang ốm mấy hôm nay không đi làm được. Nhưng bọn cường hào ác bá chẳng ai quan tâm gì tới hoàn cảnh anh chị. Bọn chúng chỉ biết có tiền và tiền mà thôi, bọn chúng chỉ chầu chực để bóc xương, bóc tủy, người dân mà thôi.

Trong lúc khó khăn cùng quẫn đó, gia đình anh Dậu lại phải đóng hai suất sưu thuế. Anh Dậu đau ốm, đàn con thì thơ bé đứa lớn nhất cũng có 6-7 tuổi hai đứa em một đưa hãm ngữa hơn tuổi, một đứa 3-4 tuổi, chưa biết gì. Hoàn cảnh gia đình chị Dậu vô cùng bi đát, khó khăn.

Chị Dậu từ người phụ nữ trong gia đình, giờ đây phải đứng ra làm trụ cột. Chị làm đủ mọi nghề để có tiền đóng sưu thuế cho chồng nhưng không thoát khỏi vòng bi kịch luôn buộc chặt lấy thân mình.

Tác giả Ngô Tất Tố đã khắc họa hình ảnh chị Dậu vô cùng sinh động, nhất là những chuyển biến tâm lý của chị Dậu. Khi bọn lính tới bắt anh Dậu đi vì không có tiền đóng sưu thuế. Chị Dâu đang bưng bát cháo loãng đưa anh húp cầm hơi, thì bọn lính xông vào nhà,  hất  tan bát cháo.

phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chi dậu

Chị Dậu đặt mình ở thế của người kẻ dưới chấp tay thành khẩn van xin bọn chúng. "Xin các thầy tha cho nhà em, nhà em còn yếu lắm". Trước những lời van xin tha thiết của chị Dậu, nhưng bọn linh vẫn thản nhiên cười nói, rồi còn quát nạt chị, có tên tay cầm rồi và dây săm săm lại gần anh Dậu định trói anh lại bắt đi.

Chị Dậu nói lớn, "Chồng tôi đang đau ốm các ông không có quyền". Lúc này chị Dậu đã đặt mình ngang hàng với bọn chúng mà nói lý lẽ, lẽ phải. Chị không còn thái độ co ro, khúm núm cầu xin lúc nãy nữa, bởi chị biết nếu có cầu xin bọn chúng cũng không tha. Những kẻ sống không có tình người này thì làm gì có lòng nhân đạo, có lòng trắc ẩn để động lòng thương trước hoàn cảnh gia đình anh chị.

Câu nói ngang ngược của chị Dậu càng làm cho bọn lính điên tiết hơn. Chúng quyết tâm xông vào trói bằng được anh Dậu bắt đi. Lúc này chị Dậu không nhịn được nữa, tức nước vỡ bờ là điều dễ hiểu. Chị Dậu nói lớn "Đứa nào dám bắt chồng bà, bà thách đấy" rồi kèm theo câu nói chị xông vào một tên lính định trói chồng mình, túm cổ áo hắn kéo ra ngoài cửa rồi xô hắn ngã chỏng gọng ra ngoài sân.

Hành động của chị Dậu trong hoàn cảnh đó không thể nào làm khác được. Chị không đứng lên không chống trả lại thì bọn chúng sẽ bắt chồng chị đi, sẽ đánh anh chết mất. Trước sự sống và cái chết, trước sự quyền mưu sinh của mình chị Dậu phải hành động, không thể nhẫn nhịn mãi được, vì càng nhẫn nhịn chúng càng lên nước.

Tức nước vỡ bờ, ở đâu có áp bức thì ở đó nhất định có chiến tranh. Chị là người phụ nữ lực điền chuyên làm việc nặng nhọc quanh năm nên sức vóc của một tên lính lòng khòng,  không thể nào đấu lại chị được. Lòng căm hận của chị Dậu trước sự chèn ép quá mức của bọn cầm quyền khiến chị vùng lên, đòi quyền sống cho mình.

Bản chất của chị Dâu là một người hiền lành thật thà, chất phác nhưng trước những kẻ ác bá, hung tàn thì mọi sự hiền lành sẽ làm cho mình càng bị chèn ép. Chị Dậu vùng lên đấu tranh tuy hành động này chỉ là bộc phát nhưng nó đã manh nha của sự đấu tranh, nhen nhóm ngọn lửa đòi quyền sống, quyền bình đẳng trong lòng người nông dân Việt Nam.

Với nghệ thuật xây dựng hình ảnh và bộc phát miêu tả nội tâm nhân vật xuất sắc đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã khắc họa hình ảnh chị Dậu vô cùng hay, vô cùng sâu sắc. Thông qua đoạn trích này tác giả Ngô Tất Tố muốn tố cáo tội ác của xã hội phong kiến, tố cáo tội ác chiến tranh đã khiến người dân nước ta rơi vào cảnh khốn cùng, tũng quẫn không còn đường sống.

Hình ảnh chị Dậu trong tác phẩm là người đọc cảm thấy bị ám ảnh rất nhiều cảm thương cho thân phận người phụ nữ, người nông dân thời xưa bị chà đạp giày xéo lên quyền sống, quyền làm người của mình. Họ bị xã hội xô đẩy tới đường cùng không còn lối thoát phải vùng lên đấu tranh đòi quyền sống cho mình.

Thảo Nguyên


Từ khóa tìm kiếm:

  • phát biểu cảm nghĩ về chị dậu
  • cam nghi cua em ve nhan vat chi dau
  • cam nghi ve nhan vat chi dau
  • phát biểu cảm nghĩ về bài tức nước vỡ bờ
  • phát biểu nghĩ về chị Dậu
  • từ hình ảnh chị dậu trong đoạn trích tức nước vỡ bờ em hãy nêu suy nghĩ về người phụ nữ ciệt nam
0