Cảm nhận bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
Đề bài: Cảm nhận bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu Bài làm Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu là một bài thơ hay viết về người lính.Với giọng thơ bình dị, hình ảnh người lính trong thơ Chính Hữu được phác họa đầy tính chân thực giản dị, nhưng vẫn toát lên vẻ bi tráng, hào hùng của ...
Đề bài: Cảm nhận bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu
Bài làm
Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu là một bài thơ hay viết về người lính.Với giọng thơ bình dị, hình ảnh người lính trong thơ Chính Hữu được phác họa đầy tính chân thực giản dị, nhưng vẫn toát lên vẻ bi tráng, hào hùng của những người anh hùng của dân tộc.
Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí, đồng đội trong gian khổ có nhau chia sẻ với nhau từng miếng cơm, giấc ngủ, chăm sóc nhau trong những trận sốt rét rừng. Mọi khó khăn thử thách có thể xảy ra nhưng nhờ có tình cảm đồng chí mà họ không cảm thấy cô đơn trống trải.
"Quê hương anh nước mặn, đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".
Trong hai câu thơ này hình ảnh những người lính được tới từ những vùng quê nghèo khác nhau, bốn phương trời chẳng hẹn mà quen. Họ cùng hội tụ ở đây dưới ngọn cờ của cách mạng, bởi tình yêu quê hương đất nước. Họ có chung một lý tưởng vĩ đại muốn giải phóng quê hương khỏi bóng quân thù.
Từ những con người hoàn toàn xa lạ nhưng họ đã về đây bên nhau cùng nhau đứng dưới lá cờ của tổ quốc. Họ tới nơi đây cùng chung một ước mơ, một ý chí, tinh thần, một mục tiêu phấn đấu. Đó chính là hướng nòng súng của mình tới những kẻ thù để bảo vệ quê hương và những người thân yêu nơi quê nhà đang chìm trong gian khổ, lam lũ bởi sự chà đạp của những bọn người mắt xanh mũi lõ từ đâu tới, bóc lột thống trị đất nước ta. Bọn chúng bắt dân ta phải làm nô lệ, bắt đất nước ta phải sống cảnh thuộc địa lầm than.
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!"
Hình ảnh súng bên súng, đầu bên đầu, thể hiện họ có chung một mục tiêu chiến đấu, có chung lý tưởng lẽ sống của đời mình. Họ có một kẻ thù chung của toàn dân tộc. Những người lính thân yêu của chúng ta ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, họ mang trong trái tim mình những hoài bão lớn lao, tình yêu quê hương to lớn. Họ sẵn sàng hiến dâng trái tim và thể xác để bảo vệ dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước lớn hơn tất cả khiến họ bỏ lại nơi quê nhà những điều chưa làm xong, những điều còn lo toan trăn trở, nhưng họ quyết tâm ra đi vì lý tưởng bảo vệ nền độc lập của dân tộc, vì tình yêu quê hương đất nước.
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay,
Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính".
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá chân không giày…"
Những người nông dân từ khắp các vùng miền của tổ quốc, tiếng nói khác nhau, phong tục tập quán khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau. Nhưng tất cả đã cống hiến tuổi trẻ, sức lực trí tuệ của mình để bảo vệ cho được mảnh đất quê hương.
Họ ra đi khi tuổi đời còn đang xuân xanh phơi phới, tâm hồn còn đang tràn đầy nhiệt huyết, dòng máu đang chảy trong người họ ấm nóng những ước mơ khát khao của tuổi trẻ.Các anh ra đi có những người con chưa một lần cầm tay cô gái mình yêu thích, chưa một lần rung động. Nhưng khi tổ quốc cần thì tất cả sẵn sàng lên đường chiến đấu.
Họ ra đi như vậy, không tiếc tuổi xuân của mình chỉ với một mong ước, một nguyện vọng bảo vệ cho được tổ quốc thiêng liêng, với tinh thần "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". Những hy sinh gian khổ của các anh, người đời sau vẫn còn ghi nhớ mãi, công lao trời biển của các anh không phút giây nào tổ quốc quên ơn.
Đên nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo".
Những câu thơ này thể hiện sự tinh tế của Chính Hữu khi tác giả đã sử dụng hình ảnh vô cùng nghệ thuật "đầu súng trăng treo". Chính Hữu đã tinh tế khi vẽ lên một bức tranh giữa một cái vô cùng lãng mạn đậm chất thơ đó chính là ánh trăng, với một thứ tượng trưng cho chiến tranh chết chóc, hình ảnh đầu súng trăng treo là hình ảnh vô cùng sinh động, tươi đẹp thể hiện tâm hồn lãng mạn của những người chiến sĩ. Đó là hình ảnh thơ mộng nói lên tinh thần quả cảm của người lính, trong gian khổ nhưng họ vẫn yêu đời, vẫn lãng mạn
Bài thơ "Đồng chí" vừa mang vẻ đẹp bi tráng, anh hùng vừa thể hiện sự giản dị, mộc mạc của người chiến sĩ trong chiến tranh. Tác giả Chính Hữu đã phác họa lên hình ảnh người lính với thâm hồn thanh cao, lãng mạn, nhưng cũng đày chất anh hùng, bi tráng.
Thảo Nguyên
Từ khóa tìm kiếm:
- cảm nhận của em về đồng chí nguyễn đức cảnh