02/04/2018, 12:01

Phân tích về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Bài làm Trong văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm Mang tính chất truyền kì và được tôn vinh là “thiên cổ tùy bút” thì cho đến ngày nay có một “Truyền kì mạn lục” Của Nguyễn Dữ tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Sương” được viết trong tập kì ...


Bài làm

Trong văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm Mang tính chất truyền kì và được tôn vinh là “thiên cổ tùy bút” thì cho đến ngày nay có một “Truyền kì mạn lục” Của Nguyễn Dữ tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Sương” được viết trong tập kì lạ đó.Trong tác phẩm nhân vật chính là Vũ Nương đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng sâu sắc.

Vũ Nương chính là người đại diện cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta dưới chế độ phong kiến.Nguyễn Dữ chỉ điểm “tư dung tốt đẹp” chỉ bằng chi tiết nhỏ đây thôi tác giả đã phần nào khắc họa được hình ảnh một cô gái có nhan sắc xinh đẹp.Cũng bởi “ mến vì dung hạnh” nên chàng Trương đã lấy nàng làm vợ.Nhưng chữ dung ấy vẻ đẹp ấy chẳng thể nào tỏa sáng được như vẻ đẹp tâm hồn nàng.

Xuyên suốt tác phẩm là tiếng nói đồng cảm,trân trọng ngợi ca của tác giả đối với người phụ nữ.Toàn bộ câu chuyện là xoay quanh cuộc đời và số phận của người con gái xinh đẹp nết na,những tưởng có một cuộc sống hạnh phúc viên mãn nhưng câu chuyện lại đi hoàn toàn ngược lại.Nàng mang đầy đủ vẻ đẹp của một ngươi phụ nữ tốt đẹp thùy mị nết na tư dung tốt đẹp.càng đi sâu vào câu chuyện ta càng thấy được vẻ đẹp của nàng được tác giả tập trung để thể hiện rõ nét.

Trương sinh con nhà hào phú tính vốn đa nghi đối với vợ thường phòng ngừa quá sức nhưng vợ khôn khéo cư xử giữ gìn khuôn phép nên gia đình không lúc nào phải thất hòa.Ngay cả khi tiễn chồng đi lính mong ước lớn nhất của nàng không phải là vinh hoa phú quý mà đó chính là chàng sớm trở về đoàn tụ với gia đình “Mang theo hai chữ bình yên thế là đủ rồi”.Phận làm vợ ai chẳng muốn chồng mình được phong chức tướng áo gấm về làng còn nàng thì lại không. Những ngày chồng đi xa nàng thật sự là một người phụ nữ đôn hậu làm tròn trách nhiệm của một người con dâu hiếu thảo và bổn phận của một ngươi làm mẹ,chăm sóc mẹ chồng ốm đau thuốc thang đến khi mẹ ốm nặng và qua đời ma chay tết lễ chu tất khi mẹ chồng qua đời.

Nhưng mong ước của nàng đã không thực hiện được bị chồng một mực nghi oan Vũ Nương tìm mọi lời lẽ để giải thích nhưng vì bản chất của chồng nàng là hay ghen lên có nói gì cũng vô ích.Nàng vẫn đoan trang đúng mực chỉ nhẹ nhàng giải thích: “ Thiếp vốn con kẻ khó,được nương tựa nhà giàu.Sum họp chưa thỏa tình chăn gối,chia phôi vì động việc lửa binh.Cách liệt ba năm giữ gìn một tiết.Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng.Ngõ liêu tường hoa chưa hề bén gót.Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.Xin chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”.Dẫu bị hiểu lầm nhưng nàng vẫn một mực nhẹ nhàng tử tốn.Và từ những câu nói ấy chúng ta cũng thấy được sự chịu đựng hi sinh của nàng vì chồng vì con vì gia đình.Khi chồng ra trận tất cả mọi việc đều gánh lên đôi vai yếu mềm của người nàng,nàng phải sinh con một mình giữ nỗi cô đơn lạnh lẽo mà đáng lẽ ra việc sinh con phải được chồng ở bên quan tâm chăm sóc,nhưng nàng lại thieeys người chồng thiếu đi sự vỗ về an ủi của người chồng.

Đó chính là một nỗi rất khó khăn đối với nàng nhưng vì chồng vì con nàng vượt qua hết mọi gian nan đó đợi chồng ngày trở về gia đình được đoàn viên nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại với những gì nàng suy nghĩ.Hơn nữa nàng yêu thương mẹ chồng như chính yêu thương mẹ của mình vậy mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều được nàng chu tất.Lời trăn trối của mrj chồng trước khi mất chính là một lời nhận xét đánh giá sự hy sinh cao cả cua nàng vì gia đình chồng “ xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ” tác giả lại một lần nữa nhắc lại “ Anfng hết lời thương xót,phàm làm việc ma chay tế lễ,lo liệu như với cha mẹ đẻ của minhg” như tô đậm thêm tình yêu thương của nàng đối với mẹ chồng.

Cuộc đời Vũ Nương tiêu biểu cho số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.Nàng gặp bao nhiêu bất hạnh của cuộc đời.Chiến tranh tàn khốc đã khến cho bao gia đình chịu cảnh li tan khiến cho mẹ mất con,vợ mất chồng,con mất cha.Tất cả mọi việc đều trông cậy vào nàng. Và “ khi xa chồng vừa đầy tuần thì sinh ra một cậu con trai đặt tên là Đản” thiếu sự quan tâm chăm sóc của chồng nhưng nàng vẫn nuôi dậy con khôn lớn trưởng thành vừa một mình chăm sóc con nhỏ thuốc thang cho mẹ chồng.Rồi chiến tanh cũng qua cứ ngỡ nàng cũng được cuộc sống hạnh phúc như bai gia đình khác nhưng bi kịch của nàng lại xảy ra đó là những ngày thương nhớ chồng nàng đã âm thầm nuôi con và thương cót con biết bao khi nhìn cảnh con thơ thiếu đi sự chăm sóc của cha thế là nàng chỉ bóng mình trên tường mà nói với con rằng đó là cha của Đản nhưng đâu ngờ đó chính là sự hiểu lầm đối với chồng và là nguyên nhân nàng chết bởi chính cái bóng của mình.

Hình tượng nhân vật Vũ Nương là hiện thân của lòng vị tha và vẻ đẹp cua người phụ nữ song nàng lại gặp nhiều bi kịch của cuộc đời ấy chính là bi kịch của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ phong kiến tàn ác chế độ của sự lạc hậu khiến cho số phận của người phụ nữ thêm đau khổ.

Phạm Loan

0