04/06/2017, 23:34
Phân tích văn bản Nước Đại Việt ta trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi
Đoạn văn 8 câu, 16 vế, ngắn gọn, chứa đựng bao điều lớn lao. Nó vang lên sang sảng như tiếng vàng, tiếng thép, rắn mà trong. Nó dõng dạc, nghiêm nghị như hồi trống, hồi chiêng gióng lên trước hương khói một bàn thờ Tổ quốc... Nó như những lời phán quyết trước lịch sử, bất di bất dịch. Chân lí lớn ...
Đoạn văn 8 câu, 16 vế, ngắn gọn, chứa đựng bao điều lớn lao. Nó vang lên sang sảng như tiếng vàng, tiếng thép, rắn mà trong. Nó dõng dạc, nghiêm nghị như hồi trống, hồi chiêng gióng lên trước hương khói một bàn thờ Tổ quốc... Nó như những lời phán quyết trước lịch sử, bất di bất dịch.
Chân lí lớn lao mà giản dị. Hai mệnh đề nhân nghĩa chỉ có 16 chữ trong nguyên văn, 14 chữ trong bản dịch, đều là những chữ thông thường, kể cả những chữ mượn trong sách vở ngày xưa:
- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
(Nhân nghĩa chi cử, vụ tại an dân,
Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo.)
- Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến bấy lâu.
(Duy ngã Đại Việt chi quốc
Thực vi văn hiến chi bang.)
Phép đối trong văn biền ngẫu phát huy tác dụng tích cực của nó. Việc sắp song song hai vế đối nhau, 1 vế nói về ta, 1 vế nói về Trung Quốc, cũng tăng thêm ý nghĩa bình đẵng, ngang hàng giữa hai bên:
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương.
Đối chọi nhau tron 1 vế giữa một bên là ta và một bên là Trung Quốc không hẳn đối chữ mà ngự trong ý:
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Hai vế đối nhau nhưng vế sau bổ sung cho vế trước cũng là nhấn mạnh thêm. Nhấn mạnh thêm nền văn hiến nước ta ở sự có mặt luôn luôn của những người tài giỏi:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt dời nào củng có.
Nhấn mạnh thêm sự thất bại tất yếu của bọn tham tàn không chịu tôn trọng nền văn hiến ấy. Không phải một lần mà ba bốn lần:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Không phải thất bại giống nhau, mà tên thì thất bại, tên thì tiêu vong, tên bị bắt sống, tên bị giết tươi (nguyên văn: bại: thua, vong: mất, cầm: bắt sông, ế: chết). Cũng không thể bỏ qua việc gọi xách mé tên vua Nam Hán là Lưu Cung. Cũng là cách gọi xứng đáng dành cho một tên xâm lược. Nhưng không gì đẹp bằng hai vế nhân nghĩa căng ngang trên đầu như một câu khẩu hiệu thiêng liêng, cao cả, bằng chữ vàng chói lọi, lồng lộng giữa trời cao, muôn đời sáng chói, và hai vế cuối đoạn khẳng định chân lí chủ quyền độc lập, chân lí sức mạnh văn hiến, như một lời gạch chân, tô đậm. Cả 4 vế của hai câu mở đầu, kết thúc đoạn văn như đóng thành một cái khung hoành tráng cho các tư tưởng lớn mãi mãi chói ngời...
- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
(Nhân nghĩa chi cử, vụ tại an dân,
Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo.)
- Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến bấy lâu.
(Duy ngã Đại Việt chi quốc
Thực vi văn hiến chi bang.)
Phép đối trong văn biền ngẫu phát huy tác dụng tích cực của nó. Việc sắp song song hai vế đối nhau, 1 vế nói về ta, 1 vế nói về Trung Quốc, cũng tăng thêm ý nghĩa bình đẵng, ngang hàng giữa hai bên:
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Hai vế đối nhau nhưng vế sau bổ sung cho vế trước cũng là nhấn mạnh thêm. Nhấn mạnh thêm nền văn hiến nước ta ở sự có mặt luôn luôn của những người tài giỏi:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt dời nào củng có.
Nhấn mạnh thêm sự thất bại tất yếu của bọn tham tàn không chịu tôn trọng nền văn hiến ấy. Không phải một lần mà ba bốn lần:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Không phải thất bại giống nhau, mà tên thì thất bại, tên thì tiêu vong, tên bị bắt sống, tên bị giết tươi (nguyên văn: bại: thua, vong: mất, cầm: bắt sông, ế: chết). Cũng không thể bỏ qua việc gọi xách mé tên vua Nam Hán là Lưu Cung. Cũng là cách gọi xứng đáng dành cho một tên xâm lược. Nhưng không gì đẹp bằng hai vế nhân nghĩa căng ngang trên đầu như một câu khẩu hiệu thiêng liêng, cao cả, bằng chữ vàng chói lọi, lồng lộng giữa trời cao, muôn đời sáng chói, và hai vế cuối đoạn khẳng định chân lí chủ quyền độc lập, chân lí sức mạnh văn hiến, như một lời gạch chân, tô đậm. Cả 4 vế của hai câu mở đầu, kết thúc đoạn văn như đóng thành một cái khung hoành tráng cho các tư tưởng lớn mãi mãi chói ngời...