Phân tích và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang của Đi-phô – Văn mẫu lớp 9
Đánh giá bài viết Phân tích và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang của Đi-phô – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Quảng Ninh “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” trích Chương 10 tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru- xô ” của nhà ...
Đánh giá bài viết Phân tích và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang của Đi-phô – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Quảng Ninh “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” trích Chương 10 tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru- xô ” của nhà văn Đi-phô người Anh trong thế kỉ XVIII. Tác phẩm lúc đầu mang một cái tên dài “Cuộc đời và ...
Phân tích và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang của Đi-phô – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Quảng Ninh
“Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” trích Chương 10 tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru- xô ” của nhà văn Đi-phô người Anh trong thế kỉ XVIII. Tác phẩm lúc đầu mang một cái tên dài “Cuộc đời và những chuyện phiêu lưa kì lạ của Rô-bin-xơn Cru-xô”. Phiêu lưu và tự truyện là hai tính chất nổi bật của tác phẩm này. Đoạn trích "Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang" cũng như toàn bộ cuốn tiểu thuyết thấm nhuần một vẻ đẹp nhân văn, vừa cảm thông với sự rủi ro, bất hạnh của một con người, vừa ca ngợi sức sống mạnh mẽ, đầy nghị lực và sáng tạo của một thanh niên giữa một thiên nhiên hoang dã ngoài hoang đảo.
Nhiều năm tháng đã trôi qua, Rô-bin-xơn đã sống một mình giữa đảo hoang. Trước mắt vẫn là những chặng đường đầy thử thách. Anh nói: "Tôi sống yên ổn trên đào và chịu dựng số phận của mình hơn một năm nữa". Ta như đang nghe tiếng anh thầm thì kể lại những nếm trải cay đắng ngọt bùi. Tiếng anh như chìm đi trong sóng gió đại dương đang bủa vây hoang đảo.
Anh đã nói với chúng ta những gì anh đã làm và anh đã sống trong ngót ba thập kỉ. Cô đơn, thú dữ, bệnh tật, thiếu thốn. Không thể chết được! Phải sống và biết cách sống. Vốn là một thanh niên ưa mạo hiểm, thích làm giàu, giờ đây hoàn cảnh khắc nghiệt đã rèn luyện anh trở thành một con người "lành nghề trong nhiều ngành thủ công Anh làm việc không mệt mỏi để không còn thì giờ “nghĩ ngợi vẩn vơ". Đó cũng là một phương pháp tư tưởng đúng đắn, tích cực. Nhờ thế, anh đã trở thành một thợ nặn rất khéo, nặn được đủ thứ vật dụng, từ chum vại, hình vò đến bát đĩa. Anh đã trồng được thuốc để hút, giờ đây lại nặn được cái tẩu "tuyệt mĩ" nữa, vì thế anh vô cùng thích thú”. Anh dùng cây miên liêu để đan lát. Đan thúng để quảy mồi săn được, đựng hoa trái kiếm được. Đan bồ đựng thóc, đan được nhiều đồ dùng khác nữa. Nói lao động là sáng tạo, lao động là phát triển năng khiếu thẩm mĩ của con người, trong trường hợp này đối với Rô-bin-xơn là hoàn toàn đúng.
Ở đời, những kẻ yếu hèn dễ bị khó khăn quật ngã. Với Rô-bin-xơn, anh đã trải qua một vạn ngày cô đơn trên hoang đảo rồi! Tuổi trẻ đã trôi qua. Thể lực và chí khí đã hao mòn. Chặng cuối cùng bao giờ cũng vậy, khó khăn, thử thách như được nhân lên một cách ghê gớm! "Thuốc đắng cạn liều càng thấy đắng – Đường gay cuối chặng lại thêm gay" (Hồ Chí Minh). Đó là quy luật, Rô-bin-xơn cho biết hoàn cảnh mình: "Thuốc đạn ngày càng khan, thực phẩm cũng vơi dần. Bước sang năm thứ 11 ở trên đảo, anh đã bắt tay vào việc chăn nuôi, sau khi đã trồng lúa, trồng mạch thành công. Anh đánh bẫy dê rừng, làm chuồng và nuôi nấng, thuần dưỡng dê. Chỉ hai năm sau, anh đã có một đàn dê lên tới 43 con để giết thịt ăn dần. Vừa giàu chí khí, vừa giàu sáng tạo và khéo tay, anh đã biết vắt sữa, làm bơ, làm pho mát, thuộc da dê may áo quần, trồng hoa quả. Anh đã nói về đời sống vật chất của mình trên hoang đảo sau những năm dài vật lộn với tất cả niềm vui ánh lên tự hào:
"Các bạn thử nghĩ, một mình trên một hòn đảo hoang vắng mà bữa sáng có sữa tươi, bữa ăn thường ngày có bánh mì, bánh bột gạo tẻ, thịt dê, trứng rùa, bơ và pho mát; tráng miệng thì có các thứ hoa quả, nhất là nho tươi, nho khô, thiết tưởng cũng thịnh soạn không kém ở những khách sạn bình thường tại các thành phố lớn !”
Rô-bin-xơn đã không bị thiên nhiên khuất phục. Trái lại, anh biết dùng trí tuệ, đôi bàn cay và ý chí của mình – của con người – để cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ đời sống cho mình. Việc nuôi dưỡng và thuần dưỡng dê rừng của Rô-bin-xơn là một kì công. Sữa tươi, pho mát, bơ, áo da mà anh làm ra là thành quả lao động trong gian khổ và cô đơn. Người đọc gần 300 năm nay trên Trái Đất vô cùng khâm phục anh một con người bất hạnh mà vĩ đại.
Phần sau của chương 10 nói về "Một vài nét hình thù ông "chúa đảo’’ khi đi chu du trong vương quốc của mình". Đây là bức chân dung tự họa rất hóm hỉnh và giàu giá trị nhân bản. Có một điều rất thú vị là trên cái “vương quốc" hoang đảo này, chỉ có một vị "chúa đảo” là Rô-bin-xơn, chỉ có một thần dân, đó cũng là Rô-bin-xơn. Anh đã nói về trang phục, về mày râu của mình. Ta có thể đi theo vị “chúa đảo” mà chiêm ngưỡng. Bộ áo quần bằng da rất kì lạ, có thể làm “kinh sợ" hay “bò ra mà cười" với ai đó khi lần đầu bắt gặp. Cái mũ bằng da dê "cao lêu đêu !” Một cái áo chẽn cũng cắt bằng da dê “tà áo chấm ngang đầu gối” rất quý tộc; cái quần ngắn may bằng da dê xồm, lông dê dài lê thê, buông thõng đến mắt cá, thành ra quần đùi mà không khác quần dài! Cái thắt lưng cũng bằng da dê để giắt cưa và búa. Hai cái túi bằng da dê “hình dáng lạ lùng " để đựng đạn ghém và đựng thuốc súng, đeo lủng lẳng bằng một dây da vòng qua cổ. Đây là những nét miêu tả rất hiện thực nói lên cuộc sống của con người nơi hoang đảo về mặt trang phục, hình hài đã trở nên “cổ quái", kì dị. Vì thế chàng trai Rô-bin-xơn càng ngày càng rám nắng, đen sạm lại. Râu thỉnh thoảng được cạo nhưng vẫn “đâm ra tua tủa như chổi xể". Trên mép là một cặp ria theo kiểu người Thổ Nhĩ Kì "vừa dài vừa rậm khác thường”.Chó vốn là một vật nuôi vô cùng tinh khôn. Rô-bin-xơn có một con chó như một người bạn, một vệ sĩ rất trung thành với chử từng chia ngọt sẻ bùi với chủ, mà nay, có lúc nhìn lệ bộ " da dê, râu ria của Rô-bin-xơn, nó có vẻ “kinh ngạc khiếp sợ”, nó “nghi nghi hoặc hoặc", sợ hãi, dò xét ,cái con quái vật kỳ dị kia là bạn hay là thù. Đó là chất hoang dã lấn chiếm, hoang dã hóa con người. Phải có một sức mạnh to lớn lắm mới chế ngự và hạn chế được sức mạnh ghê gớm của thiên nhiên nơi hoang đảo.
Nhân vật “ tôi" tự kể chuyện mình. Một giọng văn trầm, có lúc thoáng một nét buồn, có lúc hài hước. Một trang đời vất vả, cay đắng nhưng cũng có khoảnh khắc "thịnh soạn ” đàng hoàng. Cái rủi ro phải trả giá cả một thời thanh xuân trong cô đơn và gian nan. Rô-bin-xơn hiện lên với tất cả sức mạnh của con người. Anh đã khẳng định và cho mọi người một bài học: Dám sống và biết cách sống; sống một cách mạnh mẽ, dũng cảm và sáng tạo trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Có người đã từng ngợi ca, đoạn văn “Rô-bin-xơn ngoài hoang đảo " là bài ca lao động sáng tạo hào hùng của con người. Rô-bin-xơn đã phiêu lưu và mạo hiểm. Cái vĩ đại và đáng quý nhất ở anh là anh đã sống đẹp như một con người chân chính.
Phân tích và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang của Đi-phô – Bài làm 2
Con người, mi là ai ? Câu hỏi ấy giúp cho nhân loại tự ngắm mình trong những trường hợp biến dạng đến dường như không phải là con người. Rô-bin-xơn rơi vào một trong những nghịch cảnh không bình thường như thế. Hơn mười năm ròng rã sống trên hoang đảo, bị cắt đứt mọi liên lạc với con người, anh có còn là chàng thanh niên hai mươi bảy tuổi quê ở miền Y-oóc-sai nữa hay không? Thử thách vượt qua sức tưởng tượng này là một phép thử có hồi âm, một thông điệp không bi quan mà ngược lại.
1. Bản năng sống không cho phép con người bất lực khoanh tay. Dù thế nào, bằng cách nào cũng phải sống. Quyết tâm ấy, ý chí ấy có khả năng diệu kì biến không thành có. Nếu nghị lực là phẩm chất số một ở con người thì tại nơi đảo hoang này, ở Rô-bin-xơn nó luôn luôn toả sáng. Để định cư nơi đầu sóng ngọn gió, nơi góc bể chân trời xa lạ, những điều đầu tiên không thể không nghĩ đến : căn lều che nắng che mưa, cái ăn cái mặc hằng ngày. Căn lều chắc được dựng lên từ cây cối trong rừng bằng chiếc cưa nhỏ và chiếc rìu con mà lúc nào Rô-bin-xơn cũng đeo lủng lẳng bên người. Còn cái ăn chắc nhờ vào săn bắn và hái lượm, hình thái tự cung tự cấp sơ khai của người nguyên thuỷ cách đây hằng mấy chục ngàn năm nhờ khẩu súng trên vai cùng hai túi đựng thuốc súng và đạn ghém. Nhưng, những điều đó không phải "kì cục". Cái dị hình, dị tướng làm cho người ta "hoảng sợ", hoặc "phá lên cười sằng sặc" là ở hình ảnh của một thứ "người rừng" hay con gấu cô đơn Bắc Cực. Cách ăn mặc của Rô-bin-xơn quả thật là như thế. Thông thường quần áo được may bằng vải vóc hay len dạ tuỳ thuộc vào thời tiết ấm lạnh mỗi mùa, nhưng căn cứ vào cách ăn mặc của anh, ta cứ ngỡ thời gian ở đây không luân chuyển. Trái đất hình như đã ngừng quay để chỉ còn có một mùa đông lạnh giá quanh năm. Thôi thì mũ, giày, quần áo từ đầu đến chân chỉ có một thứ vật liệu đặc sản: da dê. Sự dung hoà giữa cái có ích và cái đẹp không còn. Cái mũ chỉ là một thứ để đội đầu với hình thù vượt khỏi khái niệm quy ước "to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì", dính liền với nó rất lôi thôi là một mảnh da rủ xuống phía sau "vừa để che nắng, vừa để chắn không cho mưa hắt vào cổ". Cả hai chức năng cần đến hai loại trang phục, nhưng Rô-bin-xơn chỉ cần đến một chiếc mũ đa năng. Cố tình làm chiếc mũ như thế, anh có một dụng ý riêng "ở miền khí hậu này, chẳng gì tai hại bằng nước mưa luồn trong áo thấm vào da thịt". Áo và quần cũng thế, nghĩa là không cần kiểu mốt. Chúng lại không ăn khớp với nhau. Hình như cái áo thì quá dài (khoảng lưng chừng hai bắp đùi) còn quần lại quá ngắn, quần là dạng "quần loe" nhưng chỉ đến đầu gối mà thôi. Lại nữa, vì quần được may bằng da một con dê đực già trông nó khó mà phân biệt được quần dài hay quần ngắn vì "lông dê thõng xuống mỗi bên đến giữa bắp chân". Đôi giày dưới chân thì cũng như chiếc mũ trên đầu, không biết gọi là gì cho đúng vì giày đi không có tất, gọi nó là đôi ủng thì có lẽ đúng hơn vì dây của cái gọi là giày ấy không xỏ lỗ nơi mu bàn chân mà lên tới bắp chân.
Sự luộm thuộm không chỉ thế. Nó còn là đặc điểm trong cách trang bị trên người, lỉnh kỉnh như một cái nhà kho di động. Không đeo kiếm và dao găm như những nhà quý tộc thời Đôn Ki-hô-tê, về góc độ này mà quan sát, người ta có thể nhầm anh với người thợ sơn tràng với "lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con". Nhưng có lẽ anh là thợ săn với đầy đủ súng khoác trên vai và hai túi đựng thuốc súng và đạn ghém lúc nào cũng sẵn sàng nhả đạn. Cũng có thể nghĩ anh là một thổ dân da đỏ vào rừng trèo cây, đào củ với chiếc gùi đeo ở sau lưng.
Biết vượt lên mọi thử thách, khó khăn, Rô-bin-xơn đã tồn tại, dù hình thức của sự tồn tại hoang dã, thô sơ gần như một con người ở vào thời tiển sử.
2. Nhưng, tất cả chỉ là cái dáng dấp bên ngoài, đậng sau những nét "hết sức kì cục" trên đây vẫn là một con người đang sống. Danh hiệu con người cao quý, con người viết hoa được anh trân trọng giữ gìn. Vì sao Rồ-bin-xơn rất chú ý đến bộ ria, một bộ râu ria nếu để nó thả sức mọc dài phải đến "hơn một gang tay" ? Ý thức về con người, mà ở đây là một người đàn ông cường tráng và đầy nam tính đã nhắc nhở Rô-bin-xơn, không cho phép anh tuỳ tiện, buông thả rất dễ bị coi thường cho dù anh không có nhu cầu giao tiếp với ai. Và trên thực tế là ngoài anh ra, ở đây trên chốn đảo hoang không một bóng người. Thậm chí cái cách "xén tỉa" thật cẩn thận, kĩ càng như một người khó tính, vì bộ ria mà anh muốn có là "một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì tôi gặp ở Xa-lê". Với gương mặt đầy hãnh diện ấy, Rô-bin-xơn có thể tự hào cũng như nước da sạm màu nắng gió của vùng đất "khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo" vẫn trông được, nghĩa là "nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ". Đó là niểm vui duy nhất lúc này mà Rô-bin-xơn tự cảm nhận được. Ý nghĩ ấy khoẻ khoắn, trong ,trẻo biết bao. Đó mới là chân dung con người đích thực.
3. Về nghệ thuật, đây là một bức chân dung tự hoạ, nó đảm bảo tính chân thực, khách quan. Đọc một đoạn văn không dài, ta vẫn có thể hình dung được một con người cụ thể đến từng chi tiết. Bức vẽ chân dung ấy gắn với hoàn cảnh sống đầy rẫy gian truân khi một mình sống trên hoang đảo. Nhưng, một mặt khác, do sự đồng cảm và tài năng của người kể chuyên, bức tranh chân dung ấy rất sinh động, như có linh hồn. Ấn tượng mà chúng ta có thể cảm nhận được là nhờ ở giọng văn, một giọng văn không đơn điệu, một chiều mà vô cùng đa dạng. Chẳng hạn như miếu tả cách ăn mặc và trang bị của Rô-bin-xơn có ý vị hài hước, cường điệu, bông phèng, nhưng đoạn văn miêu tả diện mạo, gương mặt lại rất nghiêm trang, trân trọng. Chính sự đa dạng về giọng điệu của trích đoạn trên góp phần tạo nên một tính cách nhân vật không hời hợt mà có chiều sâu, vừa sôi nổi vừa trầm tư, vừa có những nét trần tục vừa có những nét thiêng liêng như một vị thánh. Những hàm nghĩa đa tầng ấy, trong nhiều trường hợp được thể hiện bằng cách so sánh. Khi thì nhà văn so sánh bộ ria theo kiểu Hồi giáo của mình trước cái nhìn của người Ma-rốc và người Anh (người Ma-rốc không để ria theo kiểu người Thổ, còn bộ ria ấy sẽ làm cho mọi người khiếp sợ nếu ở nước Anh). Cũng là cái cười, nhưng có nhiều cung bậc. Người nhìn tranh (bức chân dung tự hoạ) rất có thể vì ngạc nhiên hay hoảng sợ mà "phá lên cười sằng sặc", còn người được vẽ trong tranh Rô-bin-xơn, thì chỉ "mỉm cười" khi đứng lặng mà ngắm nghía bản thân. Một đoạn văn ngắn nhưng thật là đặc sắc.
Từ khóa tìm kiếm
- cảm nhận của em về nhân vật robinson
- đoạn văn khoảng 12 câu cảm nhận về nhân vật rô bin xơn
- qua nhan vat robinson trong tac pham robinson ngoai dao hoang em hoc tap duoc gi
- qua nhân vật rô bin xơn em học tập được gì
- qua bài văn ro bin xơn ngoài đảo hoang em có cảm nhận gì về nhân vật rô bin xơn
- phan tich nhan vat ro bin xon
- phan tich nhan vat chinh trong ronson ngoai dao hoang
- nêu cảm nghĩa về nhận vật rôbinxơn mà em yêu thích
- nêu cảm nghĩ của em về nhân vật rô bin xơn
- cảm nhận của em về vị chúa đảo trong bài robinxơn ngoài đảo hoang