Phân tích tuyên ngôn độc lập để cho thấy “là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn”
Phan tich ban Tuyen ngon doc lap cua Ho Chi Minh – Đề bài: Phân tích tuyên ngôn độc lập để cho thấy “là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn” Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị văn học mà hơn hết nó là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn. Trước sự thắng ...
Phan tich ban Tuyen ngon doc lap cua Ho Chi Minh – Đề bài: Phân tích tuyên ngôn độc lập để cho thấy “là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn” Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị văn học mà hơn hết nó là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn. Trước sự thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân cả nước đang nô nức vui mừng thì những nước đế quốc khác lại muốn nhảy vào xâm chiếm nước ta. Chính vì thế mà Hồ Chí ...
– Đề bài: Phân tích tuyên ngôn độc lập để cho thấy “là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn”
Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị văn học mà hơn hết nó là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn. Trước sự thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân cả nước đang nô nức vui mừng thì những nước đế quốc khác lại muốn nhảy vào xâm chiếm nước ta. Chính vì thế mà Hồ Chí Minh thay mặt cho cả nước viết bản Tuyên ngôn độc lập để vạch tội kẻ thù và tuyên bố nền độc lập dân tộc cho toàn thế giới được biết.
Mở đầu bản tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh đã nêu cao quyền sống của con người: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đây là một lời tuyên bố đanh thép mà tác giả muốn gửi tới toàn thế giới. Mỗi con người sinh ra trên trái đất này đều có quyền bình đẳng như nhau dù là nước lớn hay nước bé. Tạo hóa đã ban cho chúng ta những quyền không ai có thể xâm phạm được đó la quyền sống, quyền tự do và quyền được hạnh phúc. Ngay sau đó tác giả dẫn ra hai bản tuyên ngôn của chính hai nước xâm chiếm ta là Pháp và Mỹ, tác giả ghi rõ năm và nội dung của hai bản. Đặc biệt điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh là “suy rộng ra tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Cuối cùng tác giả khẳng định lại những quyền con người ấy, những đấu tranh của tổ tiên Pháp và Mỹ ấy là sự thật không thể chối cãi được. Ở đây tác giả đã đặt ba bản tuyên ngôn cạnh nhau, ba dân tộc ngang hàng nhau để thấy được quyền lợi như nhau của cả ba dân tộc.
“Thế mà” không chỉ là từ nối từ đoạn mở đầu xuống đoạn nội dung chính mà còn là từ nối thể hiện sự trái ngược đối lập giữa luận điệu và việc làm của Pháp và Mỹ. Suốt 80 năm nay thực dân Pháp đã tuyên bố với thế giới rằng chúng sẽ khai hóa và bảo hộ cho dân tộc ta. Thế nhưng trên thực tế chúng áp bức bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy. Việc làm của chúng như đạp đi, như phỉ nhổ vào những gì ông cha chúng đã mất công làm nên. Bằng nghệ thuật gậy ông đập lưng ông tác giả đã bẻ gãy và vạch rõ luận điệu xảo tra của thực dân Pháp và Mỹ. Tiếp đến Hồ Chí Minh vạch trần những tội ác trời không dung đất không tha của thực dân Pháp
Thứ nhất về chính trị, chúng không cho nhân dân ta một chút quyền dân chủ nào, chúng chia rẽ Bắc, Trung, Nam để ngăn cho ta không đoàn kết được dân tộc. Chúng mở nhà tù nhiều hơn trường học, “tắm các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong bể máu”. Chúng thi hành chính sách ngu dân và dùng thuốc phiện rượu cồn để làm cho nhân dân ta suy nhược.
Thứ hai về kinh tế, thực dân Pháp đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý không tên, chúng dồn nhân dân ta vào hầm mỏ, đồn điên để phu công cho chúng. Hơn nữa chúng còn độc quyền in giấy bạc, xuất cảng, nhập cảng, chúng bọc lột nhân dân ta đến tận xương tủy.
Vậy mà chúng nói là khai hóa nhân dân ta, trên thực tế việc làm của chúng đi ngược với lời nói. Chúng biến nhân dân ta thành nô lệ, chúng khai thác tài nguyên, nhân công kiệt quệ chứ không phải khai hóa.
Không chỉ vậy ngay cả cái việc chúng nói là bảo hộ cho chúng ta cũng hoàn toàn sai lệch. Thực tế là mùa thu năm 1940, phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương chúng đã hàng Nhật và nhượng cho Nhật rất nhiều quyền lợi. Và dân ta phải sống trong cảnh “một cổ hai tròng” đến mức 2 triệu đồng bào ta chết đói năm 1945. Và trên thực tế nhân dân ta đã cướp chính quyền từ tay Nhật chứ không phải tay Pháp. Không những thế khi ta thắng trận, với truyền thống yêu hòa bình và bao dung từ bao đời nay, chúng ta không những không giết tù binh Pháp mà còn cứu họ ra khỏi trại giam của Nhật, bảo vệ tài sản của họ. Thế mà khi thua trận Pháp vẫn thẳng tay giết chết những cán bộ cách mạng của ta ở Yên Bái và Cao Bằng.
Một dân tộc đã đứng lên chống lại chế độ thực dân tồn tại 100 năm và chế độ quân chủ “mấy mươi thế kỉ”. Vì lẽ đó dân tộc ta phải được độc lập, phải được tự do. Hồ Chí Minh thay mặt cho toàn thể nhân dân, thay mặt cho chính phủ lâm thời mới đọc bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Như vậy có thể thấy, bản tuyên ngôn độc lập không những vạch rõ tội ác và những việc làm nhẫn tâm mất hết tính người của thực dân Pháp, phát xít Nhật mà còn khẳng định chủ quyền dân tộc. Nó cũng là một hồi chuông báo hiệu cho những nước muốn xâm chiếm nước ta một lần nữa, dân tộc ta có nghèo, có nhỏ bé nhưng ý chí và kiên cường anh dũng thì đời nào cũng có thừa. Nhân dân ta sẽ chiến đấu tới cùng để bảo vệ nền độc lập ấy. Tuyên ngôn độc lập đúng là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn.