28/05/2017, 19:54

Giải thích đoạn trích: “ Hồn Trương Ba bần thần nhập… ôm đầu”

Đề bài: Giải thích đoạn trích: “ Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt, Hồn Trương Ba… bà ngồi xuống, tay ôm đầu..” Hồn Trương Ba ra hàng thịt là một trong những tác phẩm để lại nhiều suy ngẫm cho người đọc bởi giá trị triết lý trong tác phẩm, mỗi chi tiết đều mang ý ...

Đề bài: Giải thích đoạn trích: “ Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt, Hồn Trương Ba… bà ngồi xuống, tay ôm đầu..” Hồn Trương Ba ra hàng thịt là một trong những tác phẩm để lại nhiều suy ngẫm cho người đọc bởi giá trị triết lý trong tác phẩm, mỗi chi tiết đều mang ý nghĩa to lớn trong việc phản ánh được sâu sắc giá trị triết lý của tác phẩm. Đoạn trích ““ Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt, Hồn Trương ...

Đề bài: Giải thích đoạn trích: “ Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt, Hồn Trương Ba… bà ngồi xuống, tay ôm đầu..”

Hồn Trương Ba ra hàng thịt là một trong những tác phẩm để lại nhiều suy ngẫm cho người đọc bởi giá trị triết lý trong tác phẩm, mỗi chi tiết đều mang ý nghĩa to lớn trong việc phản ánh được sâu sắc giá trị triết lý của tác phẩm. Đoạn trích ““ Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt, Hồn Trương Ba… bà ngồi xuống, tay ôm đầu..” là một trong những đoạn trích như thế, nó đã phản ánh được sự đau khổ trong  cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân.

Phải sống trong thân thể của những người khác thật sự là những điều khó khăn mà hồn Trương Ba đang phải chịu đựng, khi cảnh người thân không ai nhận ra ông, không ai chấp nhận một hình hài thô kệch, béo, của xác hàng thịt, ông đau khổ khi bị những người thân yêu của mình xa dời, sợ hãi. Hàng loạt những chi tiết biểu hiện điều đó, không còn ai nhận ra ông nữa vì thể xác của ông giờ là của hàng thịt.

Từ người thân nhất là vợ ông, cũng đau khổ, mang trong mình niềm uất hận, tủi khổ, khi nhìn thấy người chồng của mình. Không còn ai còn biết ông nữa, đứa cháy gái cũng khóc khi nhìn thấy xác của hàng thịt, một người vốn gần gũi, đáng kính của cháu giờ lại trở thành một người xấu lắm, ác lắm… Rồi đến cả chị con dâu cũng thể hiện sự đau khổ. Hình ảnh của người cha đang dần mất đi, thay vào đó là xác của hàng thịt, to lớn, béo đến sỗ sàng.

Những người thân nhất của ông giờ đây đều không nhận ra ông nữa, ông đau khổ đến tuyệt vọng, chi tiết Hồn Trương Ba “thẫn thờ”, ông ôm đầu bế tắc, để rồi nhận thấy “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta”. Ông mất hết niềm tin vào cuộc sống của mình, tuyệt vọng, tâm hồn cao đẹp của ông không thắng được thể xác, diện mạo bên ngoài mà ông đang phải mang, nỗi đau đó đang dằn xé lấy tâm hồn của ông. Ông thẫn thờ trong tuyệt vọng, đau khổ, bế tắc, không còn có lối thoát, ông tuyệt vọng vì sao mình trở nên như thế này, sao phải sống nhờ xác của người khác.

Tâm hồn của ông đang bị tổn thương trước diện mạo mà ông đang phải mang, những chi tiết đó đã biểu hiện những nét đặc sắc trong cách thể hiện của tác giả. Ông làm cho mối quan hệ giữa thể xác và tâm hồn ngày càng bị mâu thuẫn gây gắt, để qua đó ông muốn nói lên mối quan hệ giữa tâm hồn và thể xác, tâm hồn phải đi liền với thể xác, là thứ phục vụ cho thể xác, không có gì có thể thay thế lấy xác thịt của mình,hai thứ này không thể tách rời nhau được.

hon-truong-ba-da-hang-thit

Sự đau khổ đó thể hiện sự day dứt trong cảm xúc, tâm hồn của nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mỗi chi tiết đều biểu hiện những vẻ đẹp riêng, khắc họa sâu sắc được tâm hồn, thể xác của nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mỗi chi tiết đều được biểu hiện những nét đẹp riêng, khắc họa sâu sắc qua tính cách và sự dằn vặt giữa thể xác và tinh thần.

Nếu như đoạn trích trước tác giả thể hiện sự day dứt của ông trong cuộc đối thoại với xác hàng thịt, thì đoạn trích tiếp theo này, ông tiếp tục bị day dứt trước những hành động của người thân, không còn ai nhận ra mình nữa, lúc này tâm hồn của ông ngày càng đau khổ, ông day dứt, bần thần, ôm đầu, tuyệt vọng, tất cả trạng thái cảm xúc này biểu hiện sự bất lực của ông trước cuộc sống.

Mỗi đoạn trích đều có những mâu thuẫn riêng, nhưng tựu chung muốn nói đến sự day dứt giữa thể xác và tâm hồn xuất hiện trong tác phẩm, những chi tiết đó khắc họa rõ nét được những vấn đề thiết yếu xuất hiện trong tác phẩm. Triết lý mà tác giả thể hiện đó là đều khắc họa sâu sắc được sự đấu tranh tinh thần giữa thể xác và tâm hồn của Xác hàng thịt và Hồn Trương Ba. Thể xác và tâm hồn phải luôn đi liền với nhau, không thể tách rời nhau được, bởi nó là vật thể gắn bó, cơ hữu, tạo nên một hình thể hoàn chỉnh, thống nhất.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

PHAN TICH DOAN TRICH HON TRUONG BA BAN THAN… OM DAU

EM HAY PHAN TICH DOAN TRICH HON TRUONG BA BAN THAN… OM DAU

PHAN TICH DOAN TRICH HON TRUONG BA BAN THAN… OM DAU CUA LUU QUANG VU

EM HÃY PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH HỒN TRƯƠNG BA BẢN THÂN… ÔM ĐẦU CỦA LƯU QUANG VŨ

 

0