Nhận xét về cốt truyện và tình huống truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
Đề bài: Nhận xét về cốt truyện và tình huống truyện Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào? Một tác phẩm văn học hay không những thành công về mặt nội dung mà còn phải thành ...
Đề bài: Nhận xét về cốt truyện và tình huống truyện Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào? Một tác phẩm văn học hay không những thành công về mặt nội dung mà còn phải thành công về mặt nghệ thuật. Không có nghệ thuật thì nội dung không được truyền tải một cách sâu sắc. Lặng lẽ Sa Pa là một trong những truyện ngắn thành công về cả nội dung lẫn ...
Đề bài: Nhận xét về cốt truyện và tình huống truyện Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào?
Một tác phẩm văn học hay không những thành công về mặt nội dung mà còn phải thành công về mặt nghệ thuật. Không có nghệ thuật thì nội dung không được truyền tải một cách sâu sắc. Lặng lẽ Sa Pa là một trong những truyện ngắn thành công về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Đặc biệt là nét đặc sắc về cốt truyện và tình huống truyện. Trong tác phẩm ta thấy được “một bức chân dung”, bức chân dung đó của ai và hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào?
Có thể nói Lặng lẽ Sa Pa có cốt truyện đơn giản nhưng khá hấp dẫn. Đó là một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên “cô độc” trên đỉnh núi Yên Sơn. Cuộc gặp gỡ đó không hiện trước nhưng khi gặp họ lại trở nên quý mến nhau như những người thân. Bỗng chốc cô kĩ sư nông nghiệp coi bác họa sĩ như bố của mình và ngược lại, anh thanh niên và cô kĩ sư có điều gì đó quý mến mà ngại ngùng nhau. Không những thế ở đây ta thấy được tình huống truyện là tình huống nhận thức.
Bác họa sĩ từ không nghĩ mình sẽ vẽ anh thanh niên kia nhưng cuối cùng lại hì hục vẽ và phân vân xem bức chân dung ấy làm thế nào để cho người xem hiểu được con người anh, thấy con người anh thanh niên này thật gần gũi. Cô kĩ sư nông nghiệp mới ra trường đến ti để nhận việc làm trông thấy anh thanh niên ngượng ngịu và rồi cuối cùng quyết định để lại chiếc khăn mùi soa làm vật kỉ niệm lần đầu gặp nhau. Bác họa sĩ già tâm huyết nhận ra bức chân dung mà mình bấy lâu tìm kiếm, cô kĩ sư nhận ra một người con trai đáng để cô yêu thương hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô vừa từ bỏ dù chỉ mới lần đầu gặp gỡ.
Tác phẩm là một bức chân dung về những con người làm những công việc lớn lao những thầm lặng mà cụ thể ở đây là anh thanh niên – người đại diện cho những người hiến dâng cuộc đời mình cho đất nước. Bức chân dung ấy không chỉ được nhìn qua cái nhìn và suy nghĩ của tác giả – người kể chuyện mà còn được nhìn bởi các nhân vật là cô kĩ sư, bác họa sĩ và bác lái xe. Có thể nói, một bức chân dung, một nhân vật mà lại được nhìn qua biết bao cặp mắt, hiện lên đẹp đẽ trong bao nhiêu suy nghĩ đủ để cho thấy sự khách quan trong việc đánh giá bức chân dung này.
Qua đây ta thấy, truyện Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn có cốt truyện hấp dẫn, tình huống truyện nhận thức độc đáo. Người đọc cũng đi từ những suy nghĩ của bác họa sĩ già và cô kĩ sư để rồi ngỡ ngàng cùng nhân vật trước một anh thanh niên, một bức chân dung đẹp đến tuyệt vời.