26/08/2018, 17:27

Phân tích truyện ngắn Vợ Nhặt

(Văn lớp 12) – Em hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Bài phân tích tác phẩm văn học của một bạn học sinh lớp chuyên văn trường Lê Hồng Phong). BÀI LÀM Chưa ở đâu tôi thấy thân phận và tâm hồn người nông dân được phản ánh chân thực và sâu sắc ...

(Văn lớp 12) – Em hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Bài phân tích tác phẩm văn học của một bạn học sinh lớp chuyên văn trường Lê Hồng Phong).

BÀI LÀM

Chưa ở đâu tôi thấy thân phận và tâm hồn người nông dân được phản ánh chân thực và sâu sắc như ở trang văn Kim Lân. Đọc “Vợ nhặt”, dễ hiểu vì sao người ta cho rằng Kim Lân là người “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy thôn quê”. Tác phẩm “Vợ nhặt” với giá trị nội dung và nghệ thuật của nó, truyện ngắn đã khẳng định chắc chắn tài năng, phong cách và cả tâm hồn nhân văn nhân đạo của nhà văn. 

Kim Lân sinh năm 1920, người Bắc Ninh. Cả cuộc đời bươn chải, Kim Lân tích lũy vốn sống phong phú về những cuộc đời éo le, vất vả mà vẫn lấp lánh tâm hồn lạc quan, giàu nghị lực. Kim Lân khá nổi bật trong mảng thể tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm “Vợ nhặt” thuộc tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” (1962) viết về bối cảnh hiện thực nạn đói năm 1945 và những mảnh đời vất cả, cùng quẫn trước những ngày Tổng khởi nghĩa. 

>>>Xem thêm:

  • Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ Nhặt
  • Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ Nhặt
  • Soạn bài Vợ nhặt của Kim Lân
  • Phân tích tình huống truyện độc đáo trong truyện Vợ Nhặt

Từ hoàn cảnh ra đời, có thể thấy toàn bộ truyện ngắn “Vợ nhặt” tập trung làm nổi bật bối cảnh hiện thực xã hội về một nạn đói kinh hoàng mùa xuân năm 1945. Khi phát xít Nhật bắt nhân dân nhổ lúa trồng đay, khi người lao động bị bóc lột, khi dân chết đói, khi cách mạng sục sôi… tất cả được khắc họa khá rõ nét trong phần đầu tác phẩm và trong chân dung mỗi nhân vật.

Thảm cảnh nạn đói hiện hữu trong màu sắc, mùi vị, âm thanh, hình ảnh, đường nét… Có tiếng quạ đàn ăn xác thối lẫn tiếng khóc ti tỉ của những gia đình có người chết đói. Màu đen xám xịt của đàn quạ bu kín trên cành cây chết khô khiến cả bầu trời xám xịt. Dưới đất, những mảng màu “xanh xám” của những người đói, của những kẻ đang chết dần. Người ta thấy đám người như bóng ma và bóng đen sau họ tựa cánh áo choàng thần chết. Cả cái đám “bồng bế”, “dắt díu” đang đi dần tới bờ vực thẳm. Người ta chỉ thấy độc mùi “gây” xác người. Không có một chút sức sống nào trong cả đoạn văn dài. Hãy xem cả những nhân vật chính, một cái bóng ngờ nghệch của cu Tràng, cái mặt “lưỡi cày xám xịt” và bộ đồ “rách như tổ đỉa” của cô vợ nhặt, cái dáng lòng khòng của bà cụ Tứ… Tất cả họ bị cái đói bủa vây đến biến dạng. 

phan-tich-truyen-ngan-vo-nhatphan-tich-truyen-ngan-vo-nhat

Cùng với phản ánh hiện thực xã hội, tác phẩm còn ca ngợi nội tâm đầy yêu thương, lạc quan và đức hi sinh của con người rồi lấy đó làm chút điểm sáng cho phông nền chết chóc kia. Nhân vật Tràng là hiện thân của khát vọng hạnh phúc gia đình. Tràng là người ngờ ngệch, tính tình chân thành, bộc tuệch bộc toạc. Tràng nghĩ gì làm lấy. Sau câu hát vu vơ, Tràng thích thú khi có người đàn bà theo ăn. Tràng cũng là kẻ sắp chết đói, nhưng vẫn hào phóng “rích bố cu”. Sau hành động đó, có ai lại không thấy chân dung cậu phu Tràng đầy tính thương người. Hay như nhân vật bà cụ Tứ – ánh dương, điểm sáng của cả tác phẩm. Một người tuổi “xế bóng”, gần đất xa trời vẫn “mừng lòng” đón nhận cô con dâu mới. Một bà cụ nuôi thân, nuôi con không xong mà vẫn chịu nhận “đèo bòng” thêm miệng ăn. Trong cảnh khốn cùng, người ta vẫn mơ về một tương lai tốt đẹp. Câu chuyện bên mâm cháo cám đắng chát buổi sớm hôm ấy là tương lai mới “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà rồi chẳng mấy chốc sẽ có cả một đàn gà cho mà xem…” và thắng lợi mới “Việt Minh phá kho thóc Nhật”… Truyện ngắn chính là lời ngợi ca của Kim Lân về vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn người lao động: chân thật, cần cù, lạc quan, giàu đức hi sinh.

Bên cạnh giá trị nội dung, truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cũng đạt được nhiều giá trị nghệ thuật văn học. Trong thể tài quen thuộc, Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện mới lạ, độc đáo, đầy bất ngờ và cảm động. Cách dùng từ, diễn đạt, giọng văn đều vô cùng gần gũi, tự nhiên. Hệ thống ngôn từ được sử dụng rất phong phú, giàu sức biểu đạt. Thêm đó, Kim Lân có biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật. 

Tóm lại, truyện ngắn “Vợ nhặt” là đỉnh cao trong sự nghiệp Kim Lân cũng là tác phẩm có giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử lớn lao. Tài năng và tấm lòng nhân đạo sâu sắc khiến tên tuổi nhà văn sống mãi trong lòng người đọc yêu văn chương. 

>>>Xem thêm:

  • Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ Nhặt
  • Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ Nhặt
  • Phân tích tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân
  • Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ Nhặt
0