Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
Đề bài: Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng Bài làm Đề tài người chiến sĩ là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà thơ những bài thơ “Tây Tiến” có phong cách sáng tác với nhiều chi tiết đắt giá. Ngay từ những câu thơ đầu tiên của bài thơ ông đã ...
Đề bài: Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
Bài làm
Đề tài người chiến sĩ là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà thơ những bài thơ “Tây Tiến” có phong cách sáng tác với nhiều chi tiết đắt giá. Ngay từ những câu thơ đầu tiên của bài thơ ông đã tái hiện vùng núi Tây Tiến với nhiều từ biểu cảm thể hiện sự nhớ nhung da diết khiến người đọc vô cùng xúc động.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Con đường hành quân của những chiến sĩ trong binh đoàn Tây Tiến vô cùng gian nan, khắc nghiệt, thể hiện sự dữ dội của vùng núi rừng biên ải. Trong đoạn thơ chúng ta có thể tưởng tượng được sự gian khổ mà những chiến sĩ phải vượt qua. Kết cấu, bố cục của đoạn thơ kết hợp đan xen giữa thanh bằng và thanh chắc khiến cho câu thơ trở nên miên man, như con đường trúc trắc nhiều gập ghềnh.
Nhưng có lúc lại tạo nên âm hưởng nhẹ nhàng, miên man như một bản nhạc. Những chiến sĩ trong binh đoàn Tây Tiến kiên cường dũng cảm trên con đường hành quân của mình. Hình ảnh núi non trùng điệp với những con dốc lên khúc khuỷu , rồi nhưng quãng đường đi xuống thăm thẳm, thể hiện sự khó khăn tột độ của con đường mà binh đoàn Tây Tiến phải đi qua.
Tác giả Quang Dũng đã sử dụng những từ ngữ đối lập trái ngược nhau để làm cho câu thơ sinh động hơn. Đồng thời làm rõ sự gian nan, khắc nghiệt trên con đường hành quân của những người lính.
Trong những chặng đường hành quân khi màn đêm buông xuống người lính nhìn thấy những làn khói bếp tỏa ra từ những nếp nhà sàn của đồng bào dân tộc, gợi nhớ cho những người chiến sĩ về quê hương, về hình ảnh những người thân nơi quê nhà của mình làm cho họ chợt rung động xao xuyến bâng khuâng nhớ.
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
Chỉ với hai câu thơ nhưng đã gợi lên trong lòng người đọc sự khắc nghiệt của núi rừng, nơi còn nhiều hoang sơ, có nhiều loại thú dữ sinh sống tồn tại. Chúng luôn tìm cách đe dọa tính mạng của con người.
Đó chính là những khó khăn mà chiến sĩ của binh đoàn Tây Tiến phải vượt qua trên những chặng đường hành quân giải phóng quê hương đất nước của mình.
Những khó khăn gian khổ, nguy hiểm mà thiên nhiên có thể mang tới cho những người chiến sĩ của chúng ta là vô cùng nhiều. Nhưng tất cả đều hiên ngang tiến lên phía trước. Bởi các anh quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, vì quê hương và những người thân yêu đang chờ đợi nơi quê nhà thì mọi khó khăn gian khổ chẳng thấm vào đâu:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ, bỏ quên đời!
Tác giả Quang Dũng nói cái thực của những chiến sĩ Tây Tiến, trong cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập của dân tộc rất nhiều người con của chúng ta đã hy sinh một cách anh dũng, mãi mãi nằm lại nơi chiến trường không bao giờ còn quay trở về được nữa.
Các anh ra đi, nhưng tâm hồn thanh cao, sự anh dũng quả cảm của các anh thì còn mãi. Hành trang của người lính chỉ có chiếc ba lô, quân trang, súng trường, nên khi các anh nằm xuống thì những người bạn thân thiết vẫn còn ở lại.
Tác giả Quang Dũng đã khắc họa cái chết của người lính vô cùng tự nhiên, thanh thản không bi ai, không đau khổ. Người lính coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, hình ảnh người lính gục bên súng mũ bỏ quên đời, tựa như các anh không chết mà chỉ là đang ngủ một giấc ngủ trưa yên ả, nồng ấm.
Quang Dũng miêu tả cái chết của người lính nhưng không hề ủy mị, mà vô cùng cao đẹp hơn. Tác giả phác họa hình ảnh người lính vừa bi tráng, vừa chân thực giản dị làm xúc động mạnh mẽ trong lòng người đọc.
Bởi trong bất kỳ cuộc chiến nào, để dành được thắng lợi vẻ vang đều có sự hy sinh mất mát. Các anh hy sinh để cho những người dân quê hương mình được tự do hạnh phúc. Một sự hy sinh cao cả, đáng quý, đáng trân trọng biết bao, tên tuổi các anh được người đời sau nhớ mãi.
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói ….
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Trong con đường hành quân của mình, người chiến sĩ của binh đoàn Tây Tiến cũng có những lúc được nghỉ ngơi có những giây phút thảnh thơi để ngắm được cảnh đẹp của thiên nhiên núi rừng quê hương, Hình ảnh xây dựng hồn thơ đẹp, vô cùng mơ mộng, diễn tả tâm hồn lãng mạn của người lính Tây Tiến.
Họ tổ chức những buổi lễ hội vui sau bao gian nan thử thách khắc nghiệt của núi rừng vô cùng gian nan thử thách. Những người lính luôn biết rằng trong quá trình hành quân của mình sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng những người lính luôn vui đùa lạc quan yêu đời khi có cơ hội nghỉ ngơi.
Và những người lính sẵn sàng đón nhận mọi khó khăn thử thách đang chờ đón mình, coi đó những việc mà người linh hiển nhiên phải chấp nhận
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Hình ảnh những người binh lính Tây Tiến không mọc tóc, bởi những trận sốt rét rừng, khiến cho tóc của người lính bị rụng đi. Những trận sốt rét vô cùng ghê gớm nhưng không làm cho hình ảnh người lính kém phần bi tráng, oai hùng, anh dũng.
Hình ảnh oai hùng của binh đoàn “vệ trọc” nổi tiếng, thể hiện sự chân thành, giản dị, mộc mạc nhưng không kém phần bi tráng, anh hùng của người lính trong chiến trận.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Người chiến sĩ ra đi từ quê hương, khi tuổi đời còn rất trẻ, có những người còn chưa một lần thương nhớ ai, cũng có người lính có người con gái mình thầm thương trộm nhớ.
Các anh ra đi tâm hồn của những người trai trẻ dù khó khăn gian khổ nhưng vẫn luôn lãng mạn, thơ mộng thể hiện tinh thần thi sĩ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” Cuộc sống thơ mộng ấy là nguồn động lực giúp cho người lính tiếp tục con đường gian nan, khó khăn của mình chiến đấu dũng cảm để dành độc lập cho dân tộc.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Nếu thử làm công việc tách hai câu thơ thì người đọc sẽ cảm nhận được ấn tượng vô cùng bi tráng của người lính. Với những câu thơ đầu thể hiện sự anh dũng mạnh mẽ, những câu sau người đọc lại chìm vào trong những rưng rưng xúc động
Những người lính ra đi nhưng nhiều người không thể trở về quê hương mà nằm lại nơi chiến trường sương lạnh, thể hiện sự ra đi bình dị, mộc mạc của người lính. Những nấm mộ của người lính nằm rải rác khắp các chiến trường trên mọi miền tổ quốc thân thương
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Trong cách sử dụng từ ngữ của tác giả Quang Dũng làm cho những câu thơ trở kính, thể hiện sự giản dị, mộc mạc, người lính ra đi không kèn không trống, nhưng được trong vòng tay yêu thương của đồng đội. Hình ảnh con Sông Mã gầm lên được tác giả nhân hóa giống như co người thể hiện sự đau thương, tiếc nuối của thiên nhiên và con người trước sự hy sinh anh dũng của người chiến sĩ Tây Tiến.
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Tác giả Quang Dũng đã khẳng định tinh thần ý chí kiên cường bất khuất ra đi không quay đầu trở lại của người lính. Đó chính là ý chí quyết tâm của những người trẻ, của những tấm gương thời đại. Quang Dũng đã thổi hồn cho những câu thơ làm cho bài thơ có đậm chất nhạc, họa, thể hiện phong cách phóng khoáng của người Quang Dũng .
Đông Thảo