Em hãy tả cây lúa
Đề bài: Bài làm Có thể nói được rằng đất nước Việt Nam ta được xem là cái nôi của một nền văn minh lúa nước có từ lâu đời. Chính vì thế mà cây lúa luôn là một trong những loại cây gắn bó mà thật quan trọng đối với người nông dân Việt. Cây lúa còn chính là một nét đẹp văn hóa ...
Đề bài:
Bài làm
Có thể nói được rằng đất nước Việt Nam ta được xem là cái nôi của một nền văn minh lúa nước có từ lâu đời. Chính vì thế mà cây lúa luôn là một trong những loại cây gắn bó mà thật quan trọng đối với người nông dân Việt. Cây lúa còn chính là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt.
Cây lúa là là cách gọi thông thường mà người nông dân từ trước đến nay đặt tên cho cây, và không một ai biết được cây lúa đã có tự bao giờ. Mà dường như người ta cũng chỉ biết sinh ra chúng ta đã gọi cây lúa mà thôi. Cây lúa là một trong những loại cây lương thực chủ yếu và cốt lõi và đây chính là nguồn lương thực chính mà đã được người nông dân “một nắng hai sương” mới có thể làm lên được ươm mầm để tạo ra những hạt gạo và những bát cơm như thật dẻo thơm biết bao nhiêu.
Để trở thành cây lúa thì người nông dân phải chăm sóc và gieo mầm mất rất nhiều công đọa. Đó chính là lấy những hạt thóc giống để ngâm sao cho nẩy mầm. Rồi mới đến gieo mạ. Mạ là những cây lúa non xanh mơn mởn. Người ta hay có câu sau nói về bó mạ:
Vừa thằng bé lên ba
Thắt lưng con cón chạy ra ngoài đồng
Sau khi người nông dân đã cahy bừa làm chho đất thật tơi xốp thì lúc này mới đem ra cấy những cây mạn non kia. Các bác nông dân cứ lấy 3 dến 4 cây mạ non rồi cắm xuống ruộng thành hàng hàng lối lối đều nhau. Chỉ ít thời gian sau là cây mạ non lúc nào đã thành những cây lúa xanh mướt đẹp mắt. Rồi cả cánh đồng như đã khoác lên mình màu xanh non đó.
Thế rồi đến giai đoạn lúa ra đòng đòng, mùi thơm sữa của đòng đòng thật thơm biết bao. Không khí cũng thật trong lành khác hẳn với không khí bụi của thành phố. Sau đó lúa bắt đầu chín. Mà thật lạ lắm, khi lúc bắt đầu chín thì những chiếc lá cao vươn dài kia cũng đã ngả màu vàng theo những bông lúa trĩu nặng như báo hiệu một vụ mùa thật bội thu đã về. Lúc này đây thì cánh đồng như đã được thay mọt chiếc áo mới có màu vàng óng ả và thật đẹp mắt biết bao nhiêu. Em rất thích được nhìn thấy cánh đồng lúa chín vàng. Nhìn những bông lúa như uốn câu nặng hạt, mẹ em bảo “Năm nay được mùa”. Khi đến mùa gặt lúa các bác nông dân không quản trời nắng nóng vẫn hăng say ra đồng cắt những bông lúa trĩu nặng đó về để gọn thành những đống lúa to. Thế rồi chiếc máy tuốt lúa sẽ đảm nhiệm tuốt lúa cho ra hạt thóc vàng óng.
Cây lúc chính là điệu hồn của dân tộc, của quê hương của những người nông dân lao động cần mẫn. Có lẽ chính vì thế mà em rất yêu những cây lúa. Em mong sao sau này trở thành người chuyên thí nghiệm ra giống lúa mới để giúp cho các bác nông dân có được vụ mùa bội thu.
Bài làm 2
“Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.”
Có thể thấy được rằng từ ngàn đời nay, hình ảnh cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, gắn bó với cả làng quê Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà cây lúa đã trở thành một biểu tượng của người nông dân của quê hương Việt Nam từ ngàn đời nay.
Lúa được biết đến chính là một thực vật quý giá. Lúa đồng thời cũng chính là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc. Và ta cũng có thể nói được lúa là cây lương thực chính trong các bữa ăn của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Theo môn sinh học mà em đã được học thì lúa thuộc loài thân thảo. Thật dễ có thể thấy được rằng thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng của cây lúa thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Thật dễ nhận thấy được rằng chính lá lúa có phiến dài và mỏng, lá lúa thì được mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Và chúng ta cũng cần phải biết được rằng cũng tùy thời kì sinh trưởng, hay phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Đặc biệt ta dễ nhận thấy nhất đó chính là khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm như đã bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây.
Lúa lại còn có hoa, như hoa lúa thật đặc biệt, hoa lúa nhỏ nhắn, nó dường như cũng đã được mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt hơn nữa mà ít ai chú ý đến đặc điểm thú vị của cây lúa đó chính là hoa lúa cũng trở thành hạt lúa sau này đó. Hoa lúa thật riêng biệt so với các loại hoa thông thường. Đó chính là hoa lúa lại không có cánh hoa. Lúc non thì nó chỉ có vỏ bọc bao quanh mà thôi. Vỏ bọc để bao quanh láy nhụy hoa ở trong, khi hoa nở thì lúc này đây đầu nhụy lại như thập thò ra bên ngoài mộ chút và có một chùm lông như để quét những hạt phấn. Nhưng hạt phấn này dường như là những cơn gió cuốn để bay đi rồi như biến thành quả, hay đó chính là hạt lúa như trĩu nặng hơn. Và lúc này đây thì chất tinh bột trong những quả đó lại như cô đặc hơn để biến thành những hạt lúa thật mẩy. Qua thời gian thì hạt lúa chín vàng.
Hạt lúa như được chín vàng hơn, cả lá lúa cũng đã ngả sang màu vàng óng, tất cả điều đó đã tạo ra một cánh đồng lúa chín vàng ươm nhìn thật đẹp biết bao nhiêu. Nói về chất dinh dưỡng của hạt lúa thì vô cùng quan trọng đối với dời sống của chúng ta. Cung cấp tinh bột cũng như nhiều chất khác để đi nuôi cơ thể. Có lẽ vậy mà cây lúa đã trở thành một cây gần gũi và thân thuộc nhất đối với nước ta, đối với những người nông dân một nắng hai sương mới có được những hạt ngọc cho đời.
Hạt lúa có lúa nếp và lúa tẻ. Lúc nếp thì hạt lớn hơn để nấu các món như xôi hay cốm thì dậy được mùi thơm hơn. Nhất là mùa thu vầ ta không khỏi nao lòng về những mùi hương cốm thơm của hạt lúa nếp non.
Tóm lại, ta như nhận thấy được rằng cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Thực sự cây lúa luôn luôn gắn liền với người dân Việt ta từ bao đời.
Minh Nguyệt