03/06/2017, 23:16
Phân tích truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân
Quê hương là chum khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là cầu tre nhỏ Con về rợp bướm vàng bay.(Quê hương – Đỗ Trung Quân) Quê hương trong tâm khảm mỗi người là nơi thân thương nhất, bình dị nhất. Tình yêu quê hương vì thế luôn là một chủ đề xuyên suốt trong văn học. Truyện ngắn Làng cũng ...
Quê hương là chum khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là cầu tre nhỏ Con về rợp bướm vàng bay.(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
Quê hương trong tâm khảm mỗi người là nơi thân thương nhất, bình dị nhất. Tình yêu quê hương vì thế luôn là một chủ đề xuyên suốt trong văn học. Truyện ngắn Làng cũng nằm trong mạch nguồn cảm xúc ấy. Đây là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân được viết trong thời kì đầu của cuộc khánh chiến chống Pháp (1948). Truyện đã khắc họa nhân vật ông Hai – một lão nông cần cù, chăm chỉ, mang nặng lòng yêu làng, yêu kháng chiến.
Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của ông thật đậm đà, tha thiết, yêu đến nỗi đi đâu ông cũng khoe về cái làng của ông. Kể về làng Chợ Dầu, ông nói một cách say sưa mà không cần biết người nghe có chú ý hay không. Ông khoe làng ông có nhà ngói san sát,sầm uất, đường trong làng lát toàn bằng đá xanh, trời mưa đi từ đầu Làng đến cuối xóm bùn không dính đến gót chân. Thống 5 ngày 10 phơi rơm và thóc tốt thượng hạng, không có lấy một hạt.
Ông còn tự hào về cái sinh phần của tổng đốc làng ông. Ông tự hào, vinh dự vì làng mình có cái nét độc đáo, có bề dày lịch sử. Nhưng khi cách mạng thành công, nó đã giúp ông hiểu được sự sai lầm của mình. Và từ đó, mỗi khi khoe về làng là ông khoe về những ngày khởi nghĩa dồn dập những buổi tập quân sự có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập. Ông còn khoe cả những hố, những ụ, những hào,… lắm công trình không để đâu hết. Chính cái tình huống ngặt nghèo khi giặc tràn vào làng, ông buộc phải xa làng. Xa làng ông mang theo tất cả nỗi niềm thương nhớ. Vì vậy, nên lúc tản cư, ông khổ tâm day dứt khôn nguôi. Quả thật, cuộc đời và số phận của ông Hai thật sự gắn bó với buồn vui của làng. Tự hào và yêu nơi "chôn rau cắt rốn” của mình trở thành một truyền thống và tâm lí chung của mọi người nông dân thời bây giờ. Có thể tình yêu nước của họ bắt nguồn từ cái đơn giản, nhỏ: cây đa, giếng nước, sân đình… và nâng cao lên đó chính là: tình yêu đất nước. Tới đây, là chợt nhớ đến câu nổi bất hủ của nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: "lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc".
Tình yêu làng của ông Hai càng được thể hiện rõ qua những ngày ông đi tản cư. Ông luôn nhớ về làng những ngày ở vùng tản cư, ông yêu làng, yêu đường làng, ngõ xóm, yêu nhà ngói, sân gạch. Ông yêu tất cả những gì gần gũi, độc đáo của làng. Ông yêu những giờ phút hạnh phúc được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. Từ tình yêu làng nồng cháy ấy, truyền thông ấy, ông đến với Cách mạng từ lúc nào, từ bao giờ mà chính ông cũng không hay biết. Ông tham gia tản cư vi tản cư cũng là tham gia kháng chiến. Ở vùng tản cư, ông luôn dõi theo tin tức của làng, ông hay đến phòng thông tin nghe đọc báo. Hôm ấy, ông nghe được bao nhiêu là tin hay: “Một em nhỏ xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa”, “Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng”; “Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt được một tên quan hai bốt Thao ngay giữa chợ. Chao ôi! Bao nhiêu là tin hay, ruột gan ông lão cứ náo nức cả lên. Đến đâu, ông cũng thấy hãnh diện, ông hay khoe về làng, về tính thần kháng chiến của làng, Sau Cách mạng, ông khoe về làng cũng khác, ông không còn tự hào Vì cái sinh phần cụ Thượng nữa mà thấy thù nó. Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa đến chữ người nông dân những nhận thức mới, suy nghĩ mới về làng. Họ đã biết nhận thức được rằng cái gì đúng, cái gì sai.
Thế nhưng, niềm vui chưa kịp bày tỏ thì một cú sốc lớn đã đến với ông Hai: đó là cái tin làng Chợ Dầu là Việt gian theo Tây. Hôm ấy, ông vừa bước ra khỏi phòng thông tin thì nghe được cái tin ấy từ miệng người đàn bà tản cư khiến ông lão: “lặng người đi, tưởng như đến không thở được, Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi. Ông Hai vô cùng bàng hoàng trước cái tin ấy. Thế rồi ông rơi vào tột cùng của sự đau đớn, ông cố lê những bước chân chậm rãi về nhà. Những ngày sau đó, ông chỉ ru rú ở trong nhà, không dám đi đâu cả, ở đâu ông cũng được bộc lộ rõ nét. Đầu tiên, ông về nhà và không dám đi đâu cả, chỉ ở nhà một mình, giọng nói chua lanh lảnh của người đàn bà tản cư kia lại cứ văng vẳng trong tâm trí ông mãi: "Đói khổ ăn cắp ăn trộm, bắt được người ta còn thương chứ cái giống Việt gian bán nước ấy thì cứ cho mỗi đứa một nhát". Chao ôi! Sao lại có chuyện ấy được, chẳng lẽ lại là sự thật, nhìn lũ con thơ, tủi thân, nước mắt ông lão cứ thế tràn ra: "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian ấy; Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… “. Lòng ông lão như bị giằng xé, có cái gì như đang bóp nghẹt quả tim ông khiến ông khó thở, đau đớn tột cùng. Rồi ông lại tự mình nói chuyện với mình, lúc thì ông bảo không phải và lấy cớ để thanh minh chọ chuyện ấy. Rồi ông lại thấy điều đó là sự thật thì hợp lí hơn: "Không có lửa làm sao có khói. Ai hơi đâu người ta bịa tạo ra những chuyện ấy làm gì? Chao ôi! Cực nhục chưa? Khắp cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm cái giống Việt gian bán nước…". Rồi lòng ông lại quặn đau, nội tâm ông luôn luôn thay đổi, luôn có hai quan điểm đối lập nhau. Rồi ông lại trò chuyện với đứa con út để vơi đi đối phần, ông hỏi đứa con ông ủng hộ làng hay Cụ Hồ, nghe nó ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh, lòng ông như được vun đắp phần nào, càng vững trí hơn. Cái lòng bố con ông như thế đấy, đâu dám đơn sai: “Các đồng chí biết cho bố con ông.,. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. Ông rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi biết ở vùng tản cư không ai chứa những người làng Chợ Dầu nữa để đi đến một quyết định cao đẹp. "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Đó là một hành động cao đẹp của ông Hai – một người dân yêu nước. Cuối cùng, ông đã chọn đi theo Cụ Hồ theo lí tưởng cách mạng, ở đây ta thấy được sự hòa quyện giữa tình yêu làng với tình yêu nước. Đó là bước chuyển biến mới trong tư tưởng tình cảm của người nông dân Việt Nam buổi giao thời mới – cũ.
Và rồi tin làng ông Việt gian theo Tây đã được cải chính, ông lại rơi vào sư hả hê sung sướng, hạnh phúc vô bờ. Ông lại được khoe về làng, được tự hào về làng thậm chí ông khoe cả cái nhà ông bị Tây đốt cháy, ông kể tỉ mỉ, chi tiết cho bác Thứ nghe về trận đánh hôm Tây nó vào khủng bố, chúng nó cả bao nhiêu thằng chúng ta đánh được bao nhiêu, làng ông chống đỡ, phòng ngự ra sao, như chính ông lão vừa dự trận đánh vậy. Đến đây, ta thấy được nội tâm, tâm trạng ông Hai đã có sự thay đổi rõ rệt, từ tình huống thay đổi mà con người cũng đổi thay, sự đau đớn tột cùng giờ đã chuyển sang hả hê sung sướng. Qua đây ta thấy được tầm quan trọng của nghệ thuật xây dựng tình, huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật đối với một tác phẩm văn học.
Quê hương là hình ảnh không thể phai mờ trong thơ ca. Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã từng viết: "Lòng yêu làng quê trở thành tình yêu đất nước”. Kim Lân đã đưa được thông điệp ấy đến với người đọc thông qua tình huống truyện bất ngờ, gay cấn và nội tâm nhân vật thay đổi bất ngờ, phù hợp. Đó là nét đẹp mới của người nông dân, hòa quyện tình yêu với làng quê thân yêu. Ông Hai là tiêu biểu của người nông dân Việt Nam buổi giao thời mới – cũ.
Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của ông thật đậm đà, tha thiết, yêu đến nỗi đi đâu ông cũng khoe về cái làng của ông. Kể về làng Chợ Dầu, ông nói một cách say sưa mà không cần biết người nghe có chú ý hay không. Ông khoe làng ông có nhà ngói san sát,sầm uất, đường trong làng lát toàn bằng đá xanh, trời mưa đi từ đầu Làng đến cuối xóm bùn không dính đến gót chân. Thống 5 ngày 10 phơi rơm và thóc tốt thượng hạng, không có lấy một hạt.
Ông còn tự hào về cái sinh phần của tổng đốc làng ông. Ông tự hào, vinh dự vì làng mình có cái nét độc đáo, có bề dày lịch sử. Nhưng khi cách mạng thành công, nó đã giúp ông hiểu được sự sai lầm của mình. Và từ đó, mỗi khi khoe về làng là ông khoe về những ngày khởi nghĩa dồn dập những buổi tập quân sự có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập. Ông còn khoe cả những hố, những ụ, những hào,… lắm công trình không để đâu hết. Chính cái tình huống ngặt nghèo khi giặc tràn vào làng, ông buộc phải xa làng. Xa làng ông mang theo tất cả nỗi niềm thương nhớ. Vì vậy, nên lúc tản cư, ông khổ tâm day dứt khôn nguôi. Quả thật, cuộc đời và số phận của ông Hai thật sự gắn bó với buồn vui của làng. Tự hào và yêu nơi "chôn rau cắt rốn” của mình trở thành một truyền thống và tâm lí chung của mọi người nông dân thời bây giờ. Có thể tình yêu nước của họ bắt nguồn từ cái đơn giản, nhỏ: cây đa, giếng nước, sân đình… và nâng cao lên đó chính là: tình yêu đất nước. Tới đây, là chợt nhớ đến câu nổi bất hủ của nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: "lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc".
Tình yêu làng của ông Hai càng được thể hiện rõ qua những ngày ông đi tản cư. Ông luôn nhớ về làng những ngày ở vùng tản cư, ông yêu làng, yêu đường làng, ngõ xóm, yêu nhà ngói, sân gạch. Ông yêu tất cả những gì gần gũi, độc đáo của làng. Ông yêu những giờ phút hạnh phúc được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. Từ tình yêu làng nồng cháy ấy, truyền thông ấy, ông đến với Cách mạng từ lúc nào, từ bao giờ mà chính ông cũng không hay biết. Ông tham gia tản cư vi tản cư cũng là tham gia kháng chiến. Ở vùng tản cư, ông luôn dõi theo tin tức của làng, ông hay đến phòng thông tin nghe đọc báo. Hôm ấy, ông nghe được bao nhiêu là tin hay: “Một em nhỏ xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa”, “Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng”; “Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt được một tên quan hai bốt Thao ngay giữa chợ. Chao ôi! Bao nhiêu là tin hay, ruột gan ông lão cứ náo nức cả lên. Đến đâu, ông cũng thấy hãnh diện, ông hay khoe về làng, về tính thần kháng chiến của làng, Sau Cách mạng, ông khoe về làng cũng khác, ông không còn tự hào Vì cái sinh phần cụ Thượng nữa mà thấy thù nó. Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa đến chữ người nông dân những nhận thức mới, suy nghĩ mới về làng. Họ đã biết nhận thức được rằng cái gì đúng, cái gì sai.
Thế nhưng, niềm vui chưa kịp bày tỏ thì một cú sốc lớn đã đến với ông Hai: đó là cái tin làng Chợ Dầu là Việt gian theo Tây. Hôm ấy, ông vừa bước ra khỏi phòng thông tin thì nghe được cái tin ấy từ miệng người đàn bà tản cư khiến ông lão: “lặng người đi, tưởng như đến không thở được, Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi. Ông Hai vô cùng bàng hoàng trước cái tin ấy. Thế rồi ông rơi vào tột cùng của sự đau đớn, ông cố lê những bước chân chậm rãi về nhà. Những ngày sau đó, ông chỉ ru rú ở trong nhà, không dám đi đâu cả, ở đâu ông cũng được bộc lộ rõ nét. Đầu tiên, ông về nhà và không dám đi đâu cả, chỉ ở nhà một mình, giọng nói chua lanh lảnh của người đàn bà tản cư kia lại cứ văng vẳng trong tâm trí ông mãi: "Đói khổ ăn cắp ăn trộm, bắt được người ta còn thương chứ cái giống Việt gian bán nước ấy thì cứ cho mỗi đứa một nhát". Chao ôi! Sao lại có chuyện ấy được, chẳng lẽ lại là sự thật, nhìn lũ con thơ, tủi thân, nước mắt ông lão cứ thế tràn ra: "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian ấy; Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… “. Lòng ông lão như bị giằng xé, có cái gì như đang bóp nghẹt quả tim ông khiến ông khó thở, đau đớn tột cùng. Rồi ông lại tự mình nói chuyện với mình, lúc thì ông bảo không phải và lấy cớ để thanh minh chọ chuyện ấy. Rồi ông lại thấy điều đó là sự thật thì hợp lí hơn: "Không có lửa làm sao có khói. Ai hơi đâu người ta bịa tạo ra những chuyện ấy làm gì? Chao ôi! Cực nhục chưa? Khắp cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm cái giống Việt gian bán nước…". Rồi lòng ông lại quặn đau, nội tâm ông luôn luôn thay đổi, luôn có hai quan điểm đối lập nhau. Rồi ông lại trò chuyện với đứa con út để vơi đi đối phần, ông hỏi đứa con ông ủng hộ làng hay Cụ Hồ, nghe nó ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh, lòng ông như được vun đắp phần nào, càng vững trí hơn. Cái lòng bố con ông như thế đấy, đâu dám đơn sai: “Các đồng chí biết cho bố con ông.,. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. Ông rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi biết ở vùng tản cư không ai chứa những người làng Chợ Dầu nữa để đi đến một quyết định cao đẹp. "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Đó là một hành động cao đẹp của ông Hai – một người dân yêu nước. Cuối cùng, ông đã chọn đi theo Cụ Hồ theo lí tưởng cách mạng, ở đây ta thấy được sự hòa quyện giữa tình yêu làng với tình yêu nước. Đó là bước chuyển biến mới trong tư tưởng tình cảm của người nông dân Việt Nam buổi giao thời mới – cũ.
Và rồi tin làng ông Việt gian theo Tây đã được cải chính, ông lại rơi vào sư hả hê sung sướng, hạnh phúc vô bờ. Ông lại được khoe về làng, được tự hào về làng thậm chí ông khoe cả cái nhà ông bị Tây đốt cháy, ông kể tỉ mỉ, chi tiết cho bác Thứ nghe về trận đánh hôm Tây nó vào khủng bố, chúng nó cả bao nhiêu thằng chúng ta đánh được bao nhiêu, làng ông chống đỡ, phòng ngự ra sao, như chính ông lão vừa dự trận đánh vậy. Đến đây, ta thấy được nội tâm, tâm trạng ông Hai đã có sự thay đổi rõ rệt, từ tình huống thay đổi mà con người cũng đổi thay, sự đau đớn tột cùng giờ đã chuyển sang hả hê sung sướng. Qua đây ta thấy được tầm quan trọng của nghệ thuật xây dựng tình, huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật đối với một tác phẩm văn học.
Quê hương là hình ảnh không thể phai mờ trong thơ ca. Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã từng viết: "Lòng yêu làng quê trở thành tình yêu đất nước”. Kim Lân đã đưa được thông điệp ấy đến với người đọc thông qua tình huống truyện bất ngờ, gay cấn và nội tâm nhân vật thay đổi bất ngờ, phù hợp. Đó là nét đẹp mới của người nông dân, hòa quyện tình yêu với làng quê thân yêu. Ông Hai là tiêu biểu của người nông dân Việt Nam buổi giao thời mới – cũ.