03/06/2017, 23:16

Hãy nhận xét nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

Trong “Truyện Kiều”, khi tả quang cảnh ngôi mộ Đạm Tiên mà chị em Thúy Kiều đã gặp trong tiết Thanh minh, Nguyễn Du viết:Nao nao dòng nước uốn quanh,Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.Sè sè nấm đất bên đường,Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.Nhưng cũng tại nơi có nhịp cầu và nước chảy ấy, Thúy ...

Trong “Truyện Kiều”, khi tả quang cảnh ngôi mộ Đạm Tiên mà chị em Thúy Kiều đã gặp trong tiết Thanh minh, Nguyễn Du viết:Nao nao dòng nước uốn quanh,Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.Sè sè nấm đất bên đường,Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.Nhưng cũng tại nơi có nhịp cầu và nước chảy ấy, Thúy Kiều đá gặp gỡ Kim Trọng gặp nhau và lúc “khách đã lên ngựa, người còn ghé theo” tác giả viết:Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha Em có nhận thấy dưới ngòi bút của ...

Thiên nhiên luôn là đề tài gợi nhiều cảm xúc đối với các thi nhân. Đă có biết bao người lấy thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng của con người. Với Nguyền Du cũng vậy, ông dùng thiên nhiên đế miêu tả tâm trạng của nhân vật. Nhưng dưới ngòi bút của ông, bức vẽ về cùng một cảnh vật hiện lên không hoàn toàn giống nhau. Trong Truyện Kiều, khi miêu tả quang cảnh nơi mộ Đạm Tiên mà ba chị em Thúy Kiều đã gặp trong tiết Thanh mình. Nguyễn Du viết:
 
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
 
Nhưng cũng tại nơi có nhịp cầu và dòng nước chảy ấy, Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau và lúc "khách đã lên ngựa, người còn nghé theo", tác giả lại viết:
 
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
 
Cả hai lần Nguyễn Du đều tả một khung cảnh nơi có nhịp cầu và dòng nước chảy nhưng bức vẽ thiên nhiên hiện lên lại hoàn toàn khác nhau.
 
Lần thứ nhất là hình ảnh cảnh vật trên đường ba chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Cảnh vật ấy mang dáng dấp nhỏ nhoi, bó hẹp và phảng phất nỗi buồn của sự lụi tàn:
 
Nao nao dòng nước uốn quanh,
 
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Cái "nao nao" của dòng nước, cái "nho nhỏ" của nhịp cầu đã gợi tả được những đường nét của cảnh vật. Dòng nước, nhịp cầu mang một tâm trạng chênh vênh. Dòng nước tầm tình chia sẻ ấy, nhịp cầu nên thơ như giấc mộng hiện lên ấy ru vỗ lòng người, làm dịu đi cái xôn xao từ ngày hội bước ra. Nhưng cái "nao nao" đó cũng là cảm giác bâng khuâng, xao xuyến của Thúy Kiều cảm nhận được một điều gì không hay sắp xảy ra với nàng. Và điều gì đến cũng phải đến: nấm mộ Đạm Tiên xuất hiện:
 
Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
 
Nguyễn Du rất tài tình khi sử dụng các từ láy "sè sè", "rầu rầu" để miêu tả nấm mổ Đạm Tiên. VI thế mà người đọc không ai không hình dung ra được nấm mồ vô chủ chỉ cao hơn mặt đất một chút ồ bên đường và ở trèn là những ngọn cỏ úa vàng xen lẫn với màu xanh còn sót lại. Nhưng những hình ảnh đó không chỉ miêu tả nấm mồ Đạm Tiên mà còn miêu tả tâm trạng nàng Kiều, trước số phận một con người tài hoa bạc mệnh, một cô gái có nhan sắc nhưng phải sống cảnh đời bất hạnh chôn lầu xanh. Phải chăng tất cả cũng báo trước một số phận không lấy gì làm sáng sủa của Kiều.
 
Nhưng trái lại, cũng tại nơi có nhịp cầu và dòng nước chảy ấy. Lần thứ hai này lại là Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau và cảnh vật lại mang một vẻ gì thướt tha, lưu luyến.
 
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
 
Cũng trong buổi chiều du xuân trở về, Kiều đã gặp Kim Trọng - một chàng trai phong nhã, hào hoa. Cảnh vật giờ đây đã mang một tâm trạng khác: vui tươi, đầy lưu luyến không muôn rời xa. "Thướt tha" là từ láy, diễn tả sự uyển chuyển, nhịp nhàng. Chiếc cầu và dòng nước trong veo, cảnh tơ liễu và bóng chiều thướt tha như những chứng nhân cho một thiên diễm tình giữa giai nhân và tài tử. Dường như cảnh vật đã trở thành cái nền thơ mộng, nói hộ cho nỗi vương vấn của cặp tình nhân trong mối tình e ấp, kín đáo "tình trong như đã mặt ngoài còn e". Hai trái tim đa tình, đa cảm đã có một tiếng nói chung cho đến lúc chia xa "khách đà lên ngựa người còn nghé theo". "Kẻ thiên tài" đã mang theo hình bóng "người quốc sắc" trở về nhà. Hai câu thơ là một khúc nhạc của tình yêu bắt đầu hé nụ.
 
Dưới ngòi bút tả cảnh của Nguyễn Du cảnh vật trong Truyện Kiều luôn luôn thấm đượm          hồn người, cảnh vật được nhìn qua tâm trạng, nhuộm màu tâm trạng, "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Cảnh vật thiên nhiên trong Truyện Kiều luôn nói hộ tâm trạng của nhân vật. Chí bằng hình ảnh vầng trăng nhưng ở những hoàn cảnh khác nhau nó lại diễn biến tâm trạng khác nhau. Trăng sáng quá mức như dư thừa, như bề bộn sau buổi chiều đi chơi xuân, Kiều cùng một lúc đối diện với số phận và duyên phận.
 
Gương nga chênh chếch dàn song
Vàng gieo bóng nước cây lồng bóng râm.
 
Còn trong đêm Kim, Kiều thề nguyền trăng cũng sáng hết mình nhưng ánh sáng lại không lan tỏa mà như tụ lại:
 
Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song Trong đêm Kiều trôn cùng Sở Khanh thì trăng lại nhạt nhẽo, lạnh lẽo, nhợt nhạt, mong manh, tàn tạ:
 
Đêm thâu khắc dấu canh tàn
Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm gương
Lối mòn cỏ lợt màu sương
Lòng quê đi một bước đường một đau
 
Có thể nói, dưới ngòi bút của Nguyễn Du, bức vè về cùng một cảnh vật thiên nhiên hiện lên không hoàn toàn giống nhau. "Thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật - một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không xuất hiện và luôn thấm đượm tình người".

0