03/06/2017, 23:16

Suy nghĩ của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" của Nguyễn Đình Chiểu.

Truyện thơ Lục Văn Tiên gồm 2082 câu lục bát của do nhà nho mù loà Nguyễn Đình Chiểu sáng tác có vị trí cao trong nền vãn học Nam Bộ nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung. Đoạn trích Lục Vân cứu Kiều Nguyệt Nga để lại nhiều ấn tượng đẹp bởi hình ảnh Lục Vân Tiên - người anh hùng chiến đấu vì ...

Truyện thơ Lục Văn Tiên gồm 2082 câu lục bát của do nhà nho mù loà Nguyễn Đình Chiểu sáng tác có vị trí cao trong nền vãn học Nam Bộ nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung. Đoạn trích Lục Vân cứu Kiều Nguyệt Nga để lại nhiều ấn tượng đẹp bởi hình ảnh Lục Vân Tiên - người anh hùng chiến đấu vì nghĩa, văn võ song toàn.

Đoạn trích là một trong những đoạn thơ hay nhất của tác phẩm, tiêu biểu cho bút pháp tự sự của Nguyễn Đình Chiểu. Nhân vật Lục Vân Tiên được khắc họa thành mầu người anh hùng lí tưởng tuyệt đẹp: giàu lòng thương người, dũng cảm và nghĩa hiệp.
 
Bản tính anh hùng nghĩa hiệp là đức tính tốt đẹp nhất của Vân Tiên. Từ giã thầy, chàng hăm hở xuống núi về kinh đô ứng thí. Trên lộ trình gian nan ấy, chàng bất ngờ gặp cảnh dân dắt díu nhau chạy loạn, kêu khóc thảm thương, chàng hứa:
 
Tôi xin ra sức anh hào
Cứu người cho khỏi lao dao buổi này.
 
Căm giận lũ bất lương, Vân Tiên sôi sục lên án hành động dã man của chứng. Chàng đứng về phía nhân dân, phía người bị nạn, bẻ cây làm gậy xông thẳng vào bọn cướp Phong Lai hung dữ:
 
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ”
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.

Đạo lí “thương người như thề thương thân”, thấm nhuần và toả rạng trong hành động của Vân Tiên. Tình thương người đã nâng cao chí khí và lòng dũng cảm cho chàng thư sinh họ Lục. Bọn cướp đông đặc, gươm giáo sáng ngời, bừng bừng sát khí. Còn Vân Tiên chỉ có một vũ khí thô sơ “cây gậy bên đàng Thế mà trong cuộc chiến không cân sức ấy:
 
Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phả vòng Đương Dang.
 
Không tả tỉ mỉ trận chiến, chí bằng mấy dòng thơ ngắn gọn mà đặc sắc cùng nghệ thuật so sánh, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh một dũng tướng đánh nhanh, kín võ, sánh ngang Triệụ Tử Long thời Tam Quốc trong trận phá vòng vây của quân Tào bảo vệ ấu chúa. Việc sử dụng điển tích, so sánh Lục Vân Tiên với Triệu Tử Long khiến cho câu thơ trở nên hàm súc, phát huy được lối nói khoa trương, tôn vinh phẩm chất nhân vật cũng ngang bằng với người anh hùng nổi tiếng thời Tam quốc. Việc làm của Vân Tiên cao đẹp hơn bởi nó xuất phát từ lòng nhân từ, từ tư tưởng cứu dân diệt ác nên giản dị, vô tư mà trong sáng, cao đẹp vô cùng. Cuộc chiến của chàng giông hệt thuở xưa Thạch Sanh diệt đại bàng cứu nàng công chúa. Sức mạnh của chàng là kết tinh sức mạnh của nhân dân, của điều thiện vì thế no có sức mạnh vô địch:
 
Lâu la bốn phía võ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
 
Lời thơ chân chất, thô mộc song hồn thơ thì chan chứa dạt dào. Nó nêu bật một chân lí: kẻ bất nhân độc ác thì thảm bại, người anh hùng làm việc nghĩa sẽ chiến thắng. Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người vị nghĩa vong thẩn, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực tàn bạo.
 
Tự nguyện dấn thân vào nguy hiểm, chiến đấu hết mình, thắng lợi rực rờ... Tất cả đều vì nhân nghĩa, nên sau thắng lợi Vân Tiên không hề kiêu ngạo. Trái lại chàng thật khiêm nhường, chính trực, chân thành mà dung dị. Cuộc kì ngộ giữa người đẹp và trang anh hùng diễn ra thật cảm động. Nguyệt Nga tha thiết muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê để nàng báo đức thù công, “Vân Tiên nghe nói liền cười” - nụ cười đáng yêu đáng kính của một tâm hồn vô tư hào hiệp. Chàng cười bơi chàng quan niệm:
 
Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rô đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn Làm gì.
 
Đúng là giọng nói, cách nói cúa chàng trai Nam Bộ - nôm na, giản dị mà chất phác vô cùng. Đằng sau những lời giản dị ấy là một quan niệm nhân sinh vô cùng sâu sắc, một tấm lòng nhân ái, hào hiệp. Với chàng, ơn nghĩa là việc thông thường của người sông có văn hoá, đang theo đòi kinh sứ, hướng về nghĩa khí, lấy chữ nhân làm động cơ, làm mục đích cho mọi hành động. Chàng hành động vi lòng nhân, vì nghĩa lớn, trừ kẻ ác, bảo vệ người lương thiện. Chàng quan niệm:
 
Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
 
Lời nói chắc nịch vừa để đối chứng, phê phán những kẻ tầm thường, vừa đế khẳng định việc làm đúng đắn, tất yếu thuộc căn cốt, gốc rễ trong lẽ sông của mình. Đó là lẽ sông của những hiền nhân quân tử thời xưa, của con người chân chính ngày nay. Dường như đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp cúa các bậc anh hùng hảo hán. Lời nói và nhân cách của chàng giống người anh hùng Từ Hải trong Truyện Kiều với quan niệm:
 
Anh hùng tiếng đã gọi rằng,
Giữa dường dẫu thấy bất bằng mà tha.
(Nguyễn Du)
 
Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu, nhân vật Lục Vân Tiên mang cốt cách của tráng sĩ thời loạn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, trọng nghĩa khinh tài, sông và hành động theo phương châm: “Lộ kiến bất bình, bạt đao tương trợ”. Dẫu còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân” song ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của chàng rất đẹp, rất anh hùng. Lòng thương người, chí quả cảm và tinh thần vị nghĩa của chàng đậm màu sắc đạo lí của dân tộc ta.
 
Bằng giọng thơ phóng khoáng, mộc mạc và ngôn từ bình dị, đoạn trích đả xây dựng thành công hình ảnh chàng Lục Vân Tiên anh hùng, nghĩa hiệp. Đó cũng là lí do cắt nghĩa vì sao Lục Vân Tiên được nhân dân Nam Bộ yêu thích, đi vào đời sông hàng ngày, thành sinh hoạt văn hoá tinh thần nói thơ, hát thơ Vân Tiên! Bởi thế, dẫu các nhân vật không được khắc họa một cách đa diện như nhân vật trong Truyện Kiều, nhưng tính đơn nhất ở các nhân vật cũng góp phần tô đậm hơn xung đột Thiện - Ác, cuộc đấu tranh cho lẽ phải chiến thắng, nêu gương sáng về nhân nghĩa. Đọc Lục Vân Tiên ta càng thêm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của nhà nho yêu nước, yêu đạo lí mà người dân Nam Bộ vẫn trìu mến gọi là Đồ Chiểu.

0