03/06/2017, 23:16

Hãy bình giảng 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộcChữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường.Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khócVà lò trầm đêm ấy toả bay hương... (Đọc Kiều - Chế Lan Viên) Những vần thơ trên của Chế Lan Viên đã gợi thương gợi nhớ trong lòng ta về cuộc đời bạc mệnh của người con gái tài sắc Thuý ...

Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộcChữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường.Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khócVà lò trầm đêm ấy toả bay hương... (Đọc Kiều - Chế Lan Viên)

Những vần thơ trên của Chế Lan Viên đã gợi thương gợi nhớ trong lòng ta về cuộc đời bạc mệnh của người con gái tài sắc Thuý Kiều. Càng thương xót ta lại càng xúc động biết bao trước tấm lòng nhân đạo bao la của Nguyền Du, nhà thơ lớn của dân tộc. Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ hay nhất của Truyện Kiều, kiệt tác của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
 
..Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết Là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
 
Đoạn thơ 8 câu như thấm đầy lệ làm vương vấn hồn ta: “Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc - Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên” (Chế Lan Viên).
 
Bi kịch nội tâm của Thuý Kiều trong những ngày đầu trên con đường lưu lạc đã được ngòi bút thiên tài của nhà thơ miêu tả qua hình thái ngôn ngừ nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Những vần thơ buồn thương mênh mang đã gieo vào lòng người đọc nỗi xót xa khôn nguôi về con người tài sắc “bạc mệnh” - Thúy Kiều.
 
Sau khi bị lừa, bị “thất thân” với Mã Giám Sinh, rồi lại bị Tú Bà làm nhục, Kiều dùng dao tự vẫn. Nghiệp chướng còn dài, nợ đời còn nặng - Nàng đã được cứu sống. Tú Bà lập mưu mới, dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích.
 
Thân gái nơi đất khách quê người, bơ vơ, lo sợ. Những ngày bão tố, hãi hùng vừa qua. Chặng đường phía trước mịt mờ, đầy cạm bẫy. Thúy Kiều vô cùng cay đắng và đau khổ. Giờ đây, nàng sông một mình trong lầu Ngưng Bích với bao tâm trạng “bẽ bàng, chán ngán”. Biết lấy ai, cùng ai tâm sự? Nỗi nhớ thương như lớp lớp sóng dâng lên trong lòng. Kiều nhớ thương cha mẹ già yếu, không ai đờ đần nương tựa “quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?”. Nàng nhớ chàng Kim “Bên trời góc bể bơ vơ - Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?”. Sau nồi nhớ là nỗi đau buồn tê tái, sự hoang mang và lo sợ triền miên... Nồi đau buồn như vò xé tâm can nàng. Đoạn thơ 8 câu đầy ắp tâm trạng. Nguyễn . Du đã lây khung cảnh thiên nhiên làm nền cho sự vận động nội tâm của nhân vật trữ tình. Còn đâu nữa cảnh vật thân quen ở 'vườn Thúy? Tất cả đều nhuốm màu bi thương “hoa trôi man mác”, “nội cỏ dầu dầu”, màu xanh xanh của mặt đất, chân mây, gió cuốn và tiếng sóng vỗ ầm ầm.... Chính những cảnh vật ấy, âm thanh ấy đã góp phần đặc tả tâm trạng Kiều, một bi kịch đang giày vò tan nát lòng nàng suốt đêm ngày.

Người buồn thì cảnh cũng buồn, vẫn là cảnh đó, không gian đó, nhưng đâu đâu giờ cũng nhuốm màu tâm trạng đớn đau của Kiều. Mỗi một hình ảnh, một ngôn từ xuất hiện lại gợi ra trong tâm hồn người đọc một trường  liên tưởng chua xót về nỗi đau và số kiếp “bạc mệnh” của người con gái đầu lòng nhà Vương Viên ngoại. Mỗi một hình ảnh ẩn dụ mang một ý nghĩa tượng trưng cho nỗi lo âu và sợ hãi của Kiều. Bức tranh tâm cảnh thứ nhất mở ra ngay thời điểm chiều hôm, thời điểm quen thuộc của nghệ thuật, của nỗi luyến nhớ sự sum họp vui vầy của mỗi gia đình.
 
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
 
Cảnh chiều tà luôn gợi cảm giác cô liêu,, buồn lặng. Không gian nơi lầu Ngưng Bích như càng thu hẹp lại, một cánh buồm thấp thoáng càng khơi gợi thêm ý nghĩ chán ngán về một tương lai mờ mịt. “Cánh buồm xa xa” thấp thoáng trên “cửa bể chiều hôm” như gợi ra một hành trình lưu lạc, đầy những sầu đau, đơn chiếc. Phải chăng số phận của nàng như “chiếc bách giữa dòng”, là con thuyền không lái lênh đênh trên mặt nước sóng vỗ lô xô biết rồi sẽ trôi dạt về đâu? Cửa biển trong ánh chiều tà yếu ớt bao trùm luôn cả những con thuyền cáng buồm lộng gió ngoài xa - những con thuyền chở hi vọng của nàng Kiều để vượt khỏi cái tù túng tẻ nhạt rời lầu son gác tía. Nhưng cánh buồm ở rất xa, thoắt ẩn thoắt hiện trong ánh hoàng hôn trĩu buồn, như niềm hi vọng của nàng chỉ là những chấm nhỏ ngoài khơi xa mịt mơ. Những từ “thấp thoáng, xa xa” càng khiến cho hi vọng nhạt nhòa. Tâm trạng của nàng Kiều càng được tô đậm qua hai câu thơ tiếp:
 
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
 
Bức tranh tâm cảnh thứ hai, vẫn ánh mắt xa xăm, Kiều nhìn đến những “ngọn nước”, đến những “cánh hoa trôi”. Giữa cái cảnh “ngọn nước mới sa” gầm gừ như con thú dữ trong cơn tức giận muôn cuốn phăng đi tất cả những gì trước mặt nó thì liệu cánh “hoa trôi man mác” kia có còn nguyên vẹn? Cánh “hoa trôi man mác” dồi lên dồi xuống giữa “ngọn nước mới sa” bao la, cũng là tâm trạng lo âu cho thân phận nhỏ bé trôi dạt trên dòng đời vô định của Kiều bấy giờ.- Càng nghĩ về thân phận của mình, Kiều càng xót xa, đau đớn:
 
Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
 
Rồi đôi mắt Kiều chợt nhận ra cái sắc xanh ảm đạm nối tiếp của trời và đất. Tuy nhiên, bãi cỏ không mang màu xanh tươi như tiết thanh minh tháng ba, từ láy “rầu rầu” gợi cho ta sự tàn úa đến thảm thương. Xanh trời nối tiếp xanh đất nhưng xanh nào cũng là màu xanh tàn úa, héo hắt. Đất trời xã mờ héo hon, ảm đạm, tất cả lẫn vào nhau không nhìn thấy đâu là bến bờ, không nhìn thây chút ánh sáng nào khác như cuộc đời ảm đạm, không lối thoát của Kiều:
 
Gần hơn nữa, ngay dưới chân Kiều lúc này đây là biển trời dữ dội “ầm ầm tiếng sóng” đang vỗ, đang “kêu”, đang bủa vây lấy nàng:
 
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiêng sóng kêu quanh ghẽ ngồi
 
Trong lúc tuyệt vọng nhất, Kiều thây mình dường như chao đảo. Từng nể9n gió mạnh thổi sóng vỗ ầm ầm. Quang cảnh đã thôi yên lặng, mặt biển dậy sóng như muôn nuốt chửng lây Kiều, lòng Kiều cũng dậy sóng đầy lo âu và hãi hùng. Những đợt sóng dữ dội như dự báo trước điều bất an, như cảnh báo một tương lai bão táp đang chờ Kiều trước mắt. Mỗi câu thơ mồi hình ảnh, ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên, miêu tả ngoại cảnh mang ý nghĩa và giá trị như một ẩn dụ, một tượng trưng về tâm trạng đau khổ và sô phận đen toi của một kiếp người trong bể trầm luân.
 
Một hệ thống từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, dầu dầu, xanh xanh, ầm ầm - tạo nên âm điệu hiu hắt, trầm buồn, ghê sợ. Ở vị trí đầu dòng thơ, điệp ngữ “buồn trông” bốn lần cất lên như một tiếng ai oán, não nùng kêu thương, diễn tả nét chủ đạo chi phôi tâm trạng Thuý Kiều làm cho người đọc vô cùng xúc động:
 
... Buồn trông cửa bể chiều hôm,
... Buồn trông ngọn nước mới sa
 ... Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
... Buồn trông gió cuốn mặt duềnh...
 
Với điệp ngữ “buồn trông”, nỗi buồn của Kiều như tầng tầng lớp lớp, không bao giờ dứt, càng ngày càng xoáy sâu thêm. Tám câu thơ, câu nào cũng vừa thực vừa hư, vừa là thực cảnh, vừa là tâm cảnh. Toàn là hình ảnh về sự vô vọng, sự dạt trôi, sự bế tắc, sự chao đảo, nghiêng đổ. Đây chính là lúc tình cảm Kiều trở nên mong manh và yếu đuối nhất, là lúc mà nàng rất dễ rơi vào cạm bẫy, như nàng sẽ rơi vào tay Sở Khanh sau đó.
 
Đoạn trích Kiểu ở lầu Ngưng Bích như một bức tranh lớn mà trong đó chứa đựng bốn bức tranh nhỏ liên hoàn nhau với điểm nhìn từ xa đến gần của nàng Kiều. Mỗi bức tranh lại khắc họa một khung cảnh và một cung bậc tâm trạng khác nhau của Kiều. Nhưng tất cả đều hướng đến nỗi đau buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo sóng gió bão bùng mà nàng phải trải qua trong 15 năm trời lưu lạc “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, có lửa nồng, có dấm thanh, cười ra tiếng khóc, khóc nên trận cười...
 
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du vô cùng điêu luyện. Cảnh mang hồn người. Cảnh và tình hoà hợp, sống động, hình tượng, biểu cảm. Tả cánh để tả tình, trong cảnh có tình, lấy cảnh để phô diễn tâm trạng, “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!”.
 
Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc. Nó gợi lên trong lòng mỗi chúng ta nỗi xót thương về con người tài sắc bạc mệnh. Một trái tim yêu thương, một tấm lòng nhân hậu, cảm thông, chia sẻ của nhà thơ đối với nỗi đau của Thuý Kiều đã để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc qua hàng thế kỉ nay. Như Tố Hữu đã viết: “Tố Như ơi! lệ chảy quanh thân Kiều”.

0