12/02/2018, 14:32

Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam Bài làm Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng với phong cách viết văn nhẹ nhàng, tinh tế, những truyện ngắn của ông nổi tiếng là truyện ngắn mà không có cốt truyện, nhưng vẫn gợi lên trong lòng người đọc rất ...

Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

Bài làm

Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng với phong cách viết văn nhẹ nhàng, tinh tế, những truyện ngắn của ông nổi tiếng là truyện ngắn mà không có cốt truyện, nhưng vẫn gợi lên trong lòng người đọc rất nhiều cảm nghĩ sâu sắc, những ấn tượng khó quên.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” nói về hai chị em Liên và An những cô bé vẫn còn ngây thơ non nớt, nhưng đã có những trải nghiệm vốn sống sâu sắc về cuộc đời. Sau khi gia đình sa sút hai chị em Liên theo gia đình chuyển từ Hà Nội về một thị trấn nhỏ để mưu sinh.

Do mẹ bận bịu buôn bán hàng xáo, giao cho hai chị em trông coi quầy hàng xén nhỏ ở gần ga. Mẹ có dặn dò hai chị em phải thức cho tới khi đoàn tàu chạy qua may chăng những người khách trên tàu có ghé xuống mua ít hàng hóa. Nên hôm nào hai chị em Liên cũng ngồi trước chiếc chõng tre cửa hàng tạp hóa chờ đợi đoàn tàu đi qua.

Rất nhiều lần bé An buồn ngủ quá ngả người vào chị để nằm một chút, nhưng vẫn không quên nhắc chị lúc nào đoàn tàu đi qua thì gọi em dậy. Liên ngồi nhìn cảnh vật xung quanh ngắm nhìn cuộc sống của những số phận của người xung quanh mình như gia đình nhà bác bán phở, hai mẹ con nhà chị Tí bán nước, bác hát xẩm…

Tất cả những số phận đó đều đang mong chờ một điều gì đó trong bóng tối mênh mông, còn ánh sáng chói lóa rực rỡ trên toa tàu thì chỉ vút qua trong phút chốc. Hai chị em Liên trông theo ánh sáng ấy đến khi nó khuất hẳn chỉ còn lại một chấm nhỏ.

Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Nội dung truyện chỉ chỉ có vậy nhưng nó mở ra cả một thế giới nội tâm sâu sắc, gợi lên trong lòng người đọc sự xót xa thương cảm. Nó chính là thế giới lặng lẽ của những con người nông dân nghèo khổ sống trong bóng tối.

Những đốm nhỏ ánh sáng lờ mờ, leo lét càng làm nổi hơn màu sắc u ám của cuộc sống khốn khó, không cùng. Cùng những ánh sáng rực rỡ chỉ là giây phút thoáng qua. Nó tựa như ảo ảnh xa xôi nhưng lại mang tới niềm vui cho những số phận khốn khổ.

Tác giả Thạch Lam chia truyện ra thành những phần rõ ràng cả về không gian và chuyển biến về thời gian.

Câu chuyện diễn ra trong một khung cảnh buổi xế chiều và đêm, khi mà chợ đã tan, những tiếng ếnh nhái văng vẳng từ cánh đồng vang lên. Những mùi ngai ngái của mùi đất nồng nồng, không gian đang có sự thay đổi từ cảnh chiều tàn cho tới khuya.

Màu sắc của màn đêm từ từ chuyển sang màu đen sẫm. Màu sắc của cuộc sống ban đêm càng về khuya càng tăng lên màu của sự tăm tối, ảm đạm, Trên cái nền tối sẫm ấy xoáy vào trong lòng người đọc những ấn tượng khó quên về cuộc sống ảm đạm của người dân nơi đây.

Những cảnh tăm tối của ngày tàn nơi phố huyện nhỏ bé, có phiên chợ tàn, góc tối đơn sơ, quán nước nghèo có hai mẹ con, bác hát xẩm, những cảnh đời cơ cực mong chờ một chút ánh sáng đi qua trong đêm tối.

Mở đầu truyện ngắn là hình ảnh phố huyện khi hoàng hôn buông xuống được tác giả Thạch Lam miêu tả bằng những nhịp điệu chậm rãi, cùng với những âm thanh của thiên nhiên ếch nhái..
Trong không gian ảm đạm đó tiếng trống thu không của những chòi nhỏ của huyện vang lên, màu bầu trời đỏ rực như một đám lửa cháy…

Không gian tĩnh lặng như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng ruộng, mỗi một hình ảnh đều gợi lên trong lòng người đọc một nỗi buồn man mác,

Trong bức tranh chiều ảm đạm đó nơi phố huyện thị trấn nhỏ có sự hòa trộn giữa hình ảnh êm đềm, thi vị và hình ảnh của những người nông dân lam lũ, nghèo khổ bần cùng hiện lên vô cùng hiu hắt.
Trong từng trang viết của mình tác giả Thạch Lam đã nhuộn lên từng dòng chữ của mình một màu tăm tối, nhưng cũng chứa đựng sự nhân văn nhân đạo của tác giả.

Những người kiếm sống ban ngày với phiên chợ mấy bà bán hàng nấn ná về muộn mong có thể bán thêm được chút hàng hóa nào đó, những đứa trẻ nhặt rác kiếm ăn sau phiên chợ.

Họ có chung một cuộc sống nghèo khổ, tăm tối chung một cuộc sống tẻ nhạt, không biết tin tưởng vào điều gì, mỗi ngày đi qua đều vô vọng và buồn chán.

Sau khi phiên chợ chiều đã vãn bóng tối buông xuống nhưng cuộc đời của những con người sống trong bóng tối đã dần dần hiện lên đầy sự ám ảnh, xót xa với người đọc.

Diễn biến tâm trạng của hai nhân vật chính của chúng ta, hai chị em Liên trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống nơi phố huyện nhỏ nghèo nàn này gợi lên với những ẩn ý sâu sắc.
Ngồi trước cửa hàng tạp hóa của nhà mình Liên lặng lẽ quan sát khung cảnh và những con người xung quanh mình, tất cả đều rất thân thuộc gần gũi, tạo nên sự đồng cảm chia sẻ giữa những con người của phố huyện nhỏ bé.

Hai chị em Liên có sự may mắn hơn những người dân nơi đây vì cả hai từng được sống ở Hà Nội nhưng do cảnh nhà sa sút nên đã dọn về đây.

Đêm nào hai chị em Liên cũng cố gắng thức chờ đoàn xe lửa đi qua, một phần vì lời mẹ dặn dò, thức để mong chờ bán được thêm chút hàng hóa nào đó. Nhưng từ sâu trong lòng hai chị em cũng vẫn muốn thức mong chờ đoàn tàu đi qua bởi đoàn tàu mang theo những ánh sáng lấp lánh kỳ diệu.

Với hai đứa trẻ đoàn tàu chính là một thế giới khác đi qua. Nó mang những niềm tin sự hy vọng cho hai chị em và những con người khốn khó nơi đây.
Cách quan sát miêu tả của tác giả Thạch Lam thể hiện sự tinh tế giàu tính nghệ thuật, quan sát tỉ mỉ của tác giả.

Đối với chị em Liên thì đoàn tàu đến từ Hà Nội nhắc lại những kỷ niệm êm đẹp đẹp đẽ về nơi mà hai chị em Liên đã từng sống sung sướng hạnh phúc.

Nó là một cuộc sống của một nơi chưa xa hoàn toàn khác với thị trấn buồn nhỏ này. Đoàn tàu còn là hình ảnh hy vọng của tương lai. Nó khiến những người nghèo khổ có thể mơ mộng về một cuộc sống giàu sang sung túc hơn.

Những điều mà hai đứa trẻ mong chờ thể hiện sự khao khát chờ đợi sự thỏa mãn. Tuy nhiên đoàn tàu đó lại không thuộc về thị trấn nhỏ này nó thuộc về nơi huyên náo, nơi có những ánh đèn xanh đỏ, phồn hoa.

Chỉ là hình ảnh đoàn tàu lướt qua những hàng đêm những người dân nơi phố huyện nhỏ bé này đều chờ đợi. Người đọc cảm nhận được tâm trạng của những con người sống lầm lũi nơi đây, họ mong chờ một điều tươi sáng đi qua.

Đọc xong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam khiến cho người đọc có cảm giác xót xa, về những cuộc sống những người dân nơi đây. Những nỗi buồn man mác cứ ám ảnh trong thâm tâm của người đọc, Tình tiết truyện tuy đơn sơ nhưng lại có sức gợi mạnh mẽ trong lòng người đọc.

Đông Thảo

Từ khóa tìm kiếm

  • phần tích hai đứa trẻ
0